Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Căn Cứ Xử Lý Kỷ Luật các Luật Sư Lê Nết, Nguyễn Thị Kim Vinh và Trần Văn Sự.

CĂN CỨ XỬ LÝ CÁC LUẬT SƯ LÊ NẾT, NGUYỄN THỊ KIM VINH VÀ TRẦN VĂN SỰ

  1. Căn cứ xử lý Luật sư Lê Nết:
    a. Luật sư Lê Nết vi phạm Quy tắc 2 BQTĐĐVƯXNNLS:
    Luật sư Lê Nết đã không “trung thực, tôn trọng sự thật  khách quan“, theo qui định tại Quy tắc 2 BQTĐĐVƯXNNLS, khi gửi văn bản ngày 23/11/2015 đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nói rằng “Giữa KMVSao Nam không ký kết bất kỳ hợp đồng nào với Saigonbook có đối tượng của hợp đồng là việc mua bán máy in model C1100 hiệu Konica Minolta“. Trong khi đó, cả hai hợp đồng 038, hợp đồng 03 mua bán máy in model C1100, đều có chữ ký của  Saigonbook. Tòa án các cấp đã thụ lý tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Trang 8 Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT có hiệu lực pháp luật, nhận định: “Do đó, có căn cứ xác định Saigonbook là bên mua máy và là chủ sở hữu của chiếc máy này, nên Saigonbook khởi kiện Sao Nam về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa là đúng qui định của pháp luật“. Trang 15 bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT có hiệu lực pháp luật, nhận định “Do vậy, cấp sớ thẩm thụ lý yêu cầu của Saigonbook căn cứ theo quy định tại các Điều 5, 56, 58, 59 Bộ luật tố tụng dân sự là phù hợp. Kháng cáo của Sao NamKMV về việc Saigonbook không có tư cách khởi kiện là không có cơ sở“. Như vậy, Lê Nết đã lừa dối 7 cái gạch đầu dòng tại văn bản ngày 23/11/2015 đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lê Nết đã vi phạm Quy tắc 2 BQTĐĐVƯXNNLS. Trước đó, văn bản ngày 31/8/2015 của Lê Nết thay mặt LNT, gửi đến ông Lương Vĩnh Kim và báo chí, cũng thể hiện sự  không trung thực. Đơn của Lê Nết gửi Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, khiếu nại “luật sư Lương Vĩnh Kim do vi phạm Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư” cũng không trung thực, vì tôi không có hành vi nào “vi phạm Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư“. Cho đến nay, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh không xử lý tôi theo đơn khiếu nại của Lê Nết. Điều này, chứng tỏ Lê Nết đã vu cáo tôi.
    b. Luật sư Lê Nết vi phạm Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS, Quy tắc 32 BQTĐĐVƯXNNLSĐiều 8 Luật Quảng Cáo năm 2012:
    Mục 7, Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS qui định những việc luật sư không được làm: “Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng“. Thế nhưng, Lê Nết đã cố ý quảng cáo dối trá trên website của LNT là “Tiến sĩ Lê Nết được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua“. Liên đoàn luật sư Việt Nam chưa bao giờ tổ chức thi xếp hạng luật sư Việt Nam và cũng không có cơ quan, tổ chức nào công nhận Tiến sĩ Lê Nết là luật sư hàng đầu Việt Nam cả. Đây là quảng cáo dối trá của Lê Nết để lừa khách hàng hàng. Lê Nết đã vi phạm Quy tắc 32 BQTĐĐVƯXNNLS: “Khi quảng cáo về hoạt động hành nghề luật sư, luật sư không được cung cấp những thông tin không có thật hoặc thông tin gây hiểu nhầm”. Quảng cáo dối trá của Lê Nết chỉ chấm dứt khi bị tôi phát hiện và gửi email hỏi Lê Nết: “Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thi xếp hạng luật sư hồi nào? Và ai xếp cho Lê Nết là luật sư hàng đầu Việt Nam?”.
    Hành vi quảng cáo “Tiến sĩ Lê Nết được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu Việt Nam” đã vi phạm khoản 9, khoản 11 Điều 8 Luật Quảng Cáo năm 2012, về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: “Quảng cáo không đúng hoặc gậy nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ” và “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất’, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo qui định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch“.
  2. Căn Cứ Xử Lý Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh:
    a. Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh vi phạm Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS:
    Trên website của LNT, Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh quảng cáo là: “Nguyên thẩm phán – Tòa án Nhân dân tối cao, Nguyên Phó Chánh Tòa Kinh tế – Tòa án Nhân dân TP.HCM. Thông tin quảng cáo của Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh đã vi phạm mục 6 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS, những việc luật sư không được làm: “Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” và mục 10 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS, những việc luật sư không được làm: “Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật“. Trang tóm lược tiểu sử của Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh đã cho thấy sự lạm dụng các chức danh ngoài danh xưng luật sư, “cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình độ chuyên môn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng” – Vi phạm mục 9.7 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS.
    b. Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh vi phạm Điều 14 Luật Luật sư:
    Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh là người hướng dẫn cho bà Nguyễn Thị Điệp tập sự luật sư đợt 27 bắt đầu từ tháng 5/2015. Trong danh sách gồm 430 người, thì bà Nguyễn Thị Điệp có số thứ tự là 73, luật sư hướng dẫn là Nguyễn Thị Kim Vinh. Tại thời điểm bà Nguyễn Thị Điệp tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của KMV, từ năm 2015-2016, bà Nguyễn Thị Điệp vẫn còn tập sự hành nghề luật sư theo sự hướng dẫn của bà luật sư Nguyễn Thị Kim  Vinh. Theo khoản 3 Điều 14 luật Luật sư thì: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”. Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Điệp đã được cử làm đại diện theo ủy quyền của KMV tại tòa án cấp sơ thẩm từ ngày 26/11/2015. Tiếp theo, bà Nguyễn Thị Điệp làm đại diện theo ủy quyền của KMV tại tòa án cấp phúc thẩm từ ngày 29/7/2016. Địa chỉ liên hệ ghi trên giấy ủy quyền cho thấy, KMV ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Điệp thông qua LNT. Bà Luật sư Nguyễn Thi Kim Vinh vừa là giám đốc LNT, vừa là luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư cho bà Nguyễn Thị Điệp, đã bất chấp qui định tại khoản 3 Điều 14 luật Luật sư, đã cử bà Nguyễn Thị Điệp tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho KMV. Bà Nguyễn Thị Điệp đã có hành vi nộp một số tài liệu ngày 14-4-2016, trong đó có hóa đơn 0000393, là không đúng qui định của tố tụng và có dấu hiệu giả mạo. Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016, được in đậm tại trang 16 bản án phúc thẩm, được bà Nguyễn Thị Điệp nộp cho tòa án cấp phúc thẩm cũng không đúng qui định tại khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015 và có dấu hiệu giả mạo. Bà luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh phải chịu trách nhiệm về việc để bà Nguyễn Thị Điệp tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho KMV tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm.
    c. Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh không trung thực:
    Sau khi bài “Túy Quyền Luật Của Năm Lúa 5.0” được đăng lên lúc 7 giờ 30 phút ngày 31/01/2021, thì lúc 13 giờ 54 phút cùng ngày, tôi nhận được tin nhắn của bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh: “Tôi đề nghị anh Kim có ý kiến chuẩn mực về tôi, Nguyễn Thị Kim Vinh. Anh đang vơ đũa cả nắm, vì vụ này tôi hoàn toàn ko biết. Anh nêu tên tôi và quy chụp vô căn cứ. Tôi trao đổi riêng với anh vì còn tôn trọng anh. Đề nghị anh xem lại bài viết này khi nhắc đến tên tôi”. Ngay lúc đó, tôi đã liên lạc với bà Nguyễn Thị Kim Vinh rồi viết bài “Nhận diện Công ty Luật LNT và Thành viên“. Sau đó, tôi đã có 3 lần gặp riêng bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh để hỏi cho rõ về sự can dự của bà Nguyễn Thị Kim Vinh vào vụ án Konica Minolta. Bây giờ, sau khi sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án, kiểm tra lại tất cả những tình tiết, sự kiện diễn ra trong suốt hơn 6 năm qua cho thấy bà Nguyễn Thị Kim Vinh không trung thực, thể hiện qua các chi tiết sau:
    – Bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh là thành viên sáng lập, là người đại diện theo pháp luật của LNT và là Giám đốc LNT, tại thời điểm ký hợp đồng với KMV thì bà không thể nói rằng “vì vụ này tôi hoàn toàn ko biết“. Tiền vào tài khoản do bà quản lý, phân phối, chi tiêu thì bà không thể nói là “tôi hoàn toàn ko biết”.
    Văn bản ngày 31/8/2015 gửi cho ông Lương Vĩnh Kim và báo chí là nhân danh “Chúng tôi, Công ty Luật LNT & Thành viên”, có ký đóng dấu công ty chứ không nhân danh cá nhân Lê Nết. Bà Luật sư tiến sĩ Nguyễn Thi Kim Vinh nói “tôi hoàn toàn ko biết” là có điều gì đó rất không ổn, và không ai có thể hiểu được các ông bà luật sư này đã hoạt động như thế nào.
    – Vụ án Konica Minolta rất ồn ào trên báo chí từ tháng 9 năm 2015. Đặc biệt, ngày 25/11/2015, Lê Nết tiến hành họp báo tại văn phòng LNT, với việc không cho phóng viên chụp hình, quay phim, rất ồn ào, mà bà Giám đốc LNT Nguyễn Thị Kim Vinh nói “vụ này tôi hoàn toàn ko biết”  lại là hiện tượng kỳ lạ, rất dối trá.
    Từ tháng 5 năm 2016, tôi đã gửi văn bản đề nghị lãnh đạo tòa án Thành phố và Viện Kiểm sát ngăn chặn bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh và Luật sư Trần Văn Sự chạy án. Sự việc rất ồn ào. Từng thẩm phán của tòa kinh tế đã nhận được đơn ngày 27/5/2016 thì không có lý do gì, Lê Nết, Trần Văn Sự và bà Nguyễn Thị Kim Vinh không biết đến đơn này.
    Bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh không biết đến vụ án này là không ai hiểu nổi. Tôi cho rằng, bà Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh là dối trá, vi phạm Quy tắc 2 BQTĐĐVƯXNNLS:
  3. Căn Cứ Xử Lý Luật sư Trần Văn Sự:
    a. Luật sư Trần Văn Sự vi phạm Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS:
    Trên website của LNT, Luật sư Trần Văn Sự quảng cáo là: “Trước khi đồng sáng lập LNT & Partner, ông Sự có 14 năm trong vai trò trọng tài viên tại Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và 19 năm làm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách tòa kinh tế“. Quảng cáo của Luật sư Trần Văn Sự đã vi phạm mục 6 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS, những việc luật sư không được làm: “Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng” và mục 10 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLS, những việc luật sư không được làm: “Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng luật sư trong hoạt động hành nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật“.
    b. Luật sư Trần Văn Sự quảng cáo kiếm ăn bẩn:
    Một người đã có 19 làm phó Chánh án Phụ trách Tòa kinh tế thì phải nhận thức được qui định tại khoản 3 Điều 52 BLTTDS 2015: “Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”. Luật sư Trần Văn Sự tham gia thành lập LNT mà vụ án Konica Minolta lại do chính Tòa Kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm, thì một người bình thường cũng hiểu được là các thẩm phán Tòa Kinh tế, vốn là thư ký của Trần Văn Sự, cũng khó giữ được sự “khách quan vô tư khi làm nhiệm vụ”. Một người giữ nhiệm vụ Phó Chánh án 19 năm, có lòng tự trọng, sẽ không bao giờ tham gia vào những vụ án mà ở đó, làm cho nhân viên cũ của mình rất khó xử, chứ chưa nói đến sự tác động. Cựu Phó Chánh án Trần Văn Sự đã khoe “19 năm làm Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách tòa kinh tế” là vi phạm mục 6 Quy tắc 9 BQTĐĐVƯXNNLSlà khoe khả năng chạy án. Nếu luật sư Trần Văn Sự không chạy án thì không khoe như thế để thu hút khách hàng. Bản án số 1106/2016/KDTM-PT là sai hoàn toàn, phải bị hủy là có lý do sâu xa của bọn luật sư chạy án. Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không đủ thẩm quyền và sức mạnh để ra bản án sai đến mức phải bị hủy mà không một lời biện bạch. Sau lưng bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT là cả đường dây chạy án đã hoạt động nhiều năm, có 02 Cựu Thẩm phán Nguyễn Thị Kim VinhTrần Văn Sự, quảng cáo có quen biết với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng để thu hút khách hàng. Chúng thành lập công ty và quảng cáo chức danh Phó Chánh án và cựu thẩm phán là có ý đồ thu hút khách hàng bằng chức danh cựu Thẩm phán, cựu Phó Chánh tòa, Cựu Phó Chánh án.Cả ba Luật sư sáng lập LNT đã vi phạm một số quy tắc BQTĐĐVƯXNNLS. Theo khoản 2 Điều 5 Luật luật sư thì nguyên tắc hành nghề luật sư là phải “Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư”. Vì thế, vi phạm các quy tắc BQTĐĐVƯXNNLS là vi phạm Điều 5 Luật luật sư.  Khởi tố Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh thì mới lần ra đường dây chạy án từ Lê Nết, Nguyễn Thị Kim VinhTrần Văn Sự. Chúng kéo đến hai cựu chức danh tư pháp để lập ra LNT, quảng cáo các chức danh tư pháp, quảng cáo “luât sư hàng đầu Việt Nam“, là có mục tiêu thu hút khách hàng chạy án ngay từ khi thành lập. Chúng không chạy án thì không thể có bàn án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh. Vụ án Konica Minolta kéo dài đến hơn 7 năm mà vẫn chưa xong là do có bàn tay lông lá của bọn Mafia trong ngành tư pháp./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

3
Bình luận

avatar
mới nhất cũ nhất tích cực
Lam Tran
Khách
Lam Tran

Qua theo dõi vụ án này, tôi thấy còn một vị cố đấm ăn xôi nữa là ngài luật sư Châu Huy Quang. Vụ này càng kéo dài, ông Quang vẫn là ngừơi hưởng lợi nhiều nhất, cho nên ổng vẫn bất chấp tất cả, bẻ cong pháp luật. Loại luật sư như vậy cần phải điểm danh luôn.

Nguyễn hồng Khởi
Khách
Nguyễn hồng Khởi

Bài này của anh hay lắm , đã động vào hang ổ của các ” quan tòa cáo già về hưu lại danh xưng luật sư ” SƯ SÃI gì đám này . Tôi ghê tởm cái loại luật sư nhân danh : Cụu thẩm phán , tiến sỹ lọ chai , nguyên ông nọ bà kia khi đương chức để lòe bịp thiên hạ . Đúng là bọn rác rưởi vô liêm sỷ . …cái danh không đáng 1 xu !