Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

TÁC PHẨM

Luongvinhkim

ĐIỂM SÁCH

Tôi mở chuyên mục điểm sách này để chia sẻ những tác phẩm mà tôi đã đọc, cùng với những suy nghĩ của tôi – một người có thói quen tìm tòi trong sách những lời hay ý đẹp và rút ra những bài học kinh nghiệm.

“Theo thống kê của các nhà khoa học, ba phần tư tri thức của loài người được kết tinh trong sách”. Vì thế, đọc sách để thâu lượm tri thức là việc làm tối cần thiết với những ai muốn có một cuộc sống dựa trên sự hiểu biết.

Tôi hy vọng rằng chuyên mục điểm sách của tôi sẽ góp một phần nhỏ vào việc khuyến khích đọc sách, nâng cao sự hiểu biết cho những ai quan tâm đến những chủ đề mà tôi đã đọc qua. Nếu không được như thế thì chí ít chuyên mục điểm sách của tôi cũng có thể là “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”.

Tôi bắt đầu chuyên mục điểm sách với tác phẩm “CUỘC ĐẤU TRANH CỦA VIỆT NAM CHỐNG BAO VÂY, CẤM VẬN, CÔ LẬP TỪ CUỐI THẬP NIÊN 1970 ĐẾN GIỮA THẬP NIÊN 1990” của Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại Giao và hiện là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Đại Hàn Dân Quốc. Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật in xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2023. Đây là quyển sách hết sức thú vị về nhiều mặt.
Tôi không lý giải được tại sao, khi cầm quyển sách này, tôi lại có thể đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối. Có lẽ, tôi đã tìm thấy sự trùng hợp trong suy luận của tôi về thời kỳ Việt Nam bị bao vây, cấm vận hết sức nghiệt ngã. Tôi đã đối chiếu những lời của tác giả, có dẫn chứng tư liệu, văn bản cuộc họp của Bộ Chính trị, với suy luận của tôi trong việc đánh giá chính sách của Đảng trong giai đoạn này, tôi thấy có sự trùng hợp. Vì thế, tôi có thể bình luận sách này theo suy nghĩ của tôi.
Kỳ tới: Kỳ 1 – Điểm sách “Cuộc đấu tranh của Việt Nam chống bao vây, cấm vận, cô lập”.

MỤC LỤC