Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

0. Bài học từ Công pháp tụng

BÀI HỌC TỪ CÔNG PHÁP TỤNG 

16. (Viết bài thẩm quyền của Tòa trong việc chuyển hồ sơ): Luật Hiến pháp chi phối trực tiếp tất cả các pháp nhân công pháp, nhất là các cơ quan quyền lực hiến định như Quốc hội, và hành pháp. Hiến pháp cũng dành một số điều khoản quy định về một số nhân quyền và công dân quyền, thành thử các thể nhân và pháp nhân tư pháp cũng thường có tranh tụng với nhau, hay tranh tụng với các cơ quan quyền lực về sự giải thích và áp dụng các điều khoản đó. Và phải nhận định rằng, ngay cả trong sự tranh tụng giữa các cơ quan với nhau về các trường hợp kể trên, thì sự giải thích và áp dụng các điều khoản của Hiến pháp, theo bản chất vẫn là công pháp, dầu có do pháp đình tư pháp áp dụng đối với các tư nhân và công pháp nhân đi chăng nữa. Vậy thì về nội dung các tranh chấp kể trên thuộc về thẩm quyền công pháp tụng theo bản chất. Thủ tục tố tụng có thể không khác biệt, kể cả công pháp.

19._ (phần này hay) Nhưng một khi sự biệt lập đã tới được trình độ biệt lập hoàn toàn rồi mà nay, muốn luận lý về giả thiết lý thuyết là ngược lại, sự độc lập của kỷ luật có bắt buộc một cách tất yếu phải có của một thủ tục tố tụng đặc biệt và phải có một hệ thống pháp đình chuyên biệt hay không, thì chúng ta cần phải phân tích về lý thuyết như sau:
Trước hết, phải nhìn nhận rằng, một kỷ luật độc lập chưa hẳn là bắt buộc phải có một thủ tục biệt lập kèm theo. Tuy nhiên, về mặt khác phải nhận định rằng, các tụng phương có quyền lực như các pháp nhân công pháp, có các uy thế tự nhiên và uy thế kỹ thuật, vậy không thể đặt trên bình diện hoàn toàn bình đẳng ngang hàng với các tư nhân trong diễn tiến tố tụng được. Nếu muốn cho công lý được sáng tỏ trong cuộc đấu gươm pháp lý giữa hai tụng phương bất bình đẳng tự nhiên, thì cần phải lập lại sự bình đẳng và thế quân bình trong tố tụng bằng cách giảm tiết bớt uy thế của tụng phương quyền lực. Do đó thủ tục thẩm vấn trong công pháp tụng phải khác biệt thủ tục thẩm vấn trong Tư pháp, bằng cách chấp nhận trong công pháp tụng tính cách truy tầm đối với các pháp nhân công pháp. Do đó tố tụng công pháp chỉ đạt đến mục tiêu công lý bằng các kỹ thuật khác biệt. Theo vậy, chúng ta có thể nói mà không sợ mâu thuẫn, tuy về lý thuyết thuần túy, sự độc lập của Công pháp tụng không bắt buộc đòi hỏi một thủ tục tố tụng biệt lập, nhưng kỹ thuật tố tụng trong công pháp đòi hỏi một vài định chế khác biệt Dân sự tố tụng mới đạt được mục tiêu của nó. Vậy tính cách đặc biệt của thủ tục tố tụng công pháp là do nhu cầu kỹ thuật đòi hỏi chứ  không phải là một sự phức tạp hóa lý thuyết.

20. Coi tố tụng tư pháp là tố tụng nền tảng chung cho tất cả các tố tụng.

26. Người ta thường cho rằng yếu tố tranh tụng là một điều kiện quan trọng trong mọi tố tụng, vì nếu các đương sự không có ý định tranh chấp hay tranh luận theo thủ tục tố tụng trước các pháp đình thì các pháp đình không thể tự ý và đương nhiên thụ lý để giải quyết một vụ mà các đương sự không yêu cầu. Sự thụ lý của các pháp đình do một hành vi khởi tụng phát động và giữa các đương sự thì có hiệu lực kêt hợp tụng sự. Nếu không có tranh tụng, Tòa không thể thụ lý mà nếu đang thụ lý mà tranh tụng chấm dứt thì tòa cũng không thể tiếp tục xét xử về một vụ đã mất đối tượng. Nhưng tranh tụng cũng chỉ có thể có nếu có tranh chấp, tức là có sự đối nghịch lập trường về nghĩa vụ hay quyền của các đương sự. Hơn nữa, sự tranh chấp phải hiện thực và đã xảy ra, chứ một sự tranh chấp vị tất trong tương lai không thể trở thành một tranh tụng trước các Tòa án ngay được.

103._Sau hết là đặc tính truy khảo của tố tụng công pháp. Trong dân sự và thương sự tố tụng, thẩm phán chỉ là một trọng tài của một cuộc so gươm pháp lý giữa các tụng phương, còn trong tố tụng công pháp, nhất là trong sự kiểm hiến tính và hợp pháp tính thì trái lại pháp đình có bổn phận phải truy tầm bằng chứng, và tự ý mình, mặc dầu không có tụng phương nào đòi hỏi, mà làm mọi hành vi thẩm cứu cần thiết để làm sáng tỏ vấn đề trước khi xét xử. Các pháp đình công pháp có quyền truy tầm bằng chứng tương tự như trong thủ tục hình sự, nhưng có điểm đặc biệt cần lưu ý tới để tránh mọi ngộ nhận, là sự truy tầm chỉ liên quan tới tình trạng của các tụng phương cơ quan, vì chỉ có cơ quan mới nắm giữ tất cả các tài liệu liên quan tới nội vụ. Nếu áp dụng nguyên tắc căn bản của Dân sự tố tụng, bắt buộc người nào nêu lên sự kiện gì thì phải chứng minh sự kiện đó, thì nguyên tắc này sẽ mang tới một sự bất công trong tố tụng công pháp. Thật vậy, các tư nhân tranh chấp trước các pháp đình tư pháp thường ở trên một bình diện bình đẳng pháp lý và thực tế trong quyền biện hộ. Còn trái lại, trước các pháp đình công pháp thì sự bất bình đẳng tự nhiên giữa các tụng phương pháp nhân công pháp và tư nhân cần phải được giảm tie61qt bằng thủ tục truy tầm đới cới các tụng phương pháp nhân công pháp mới có thể tái lập được một sự bình đẳng thực tế trong các vị trí biện hộ trước các pháp đình công pháp. Do vị thế, người công dân bao giờ cũng phải đứng nguyên đơn khởi tố, tức là đứng ở vị trí tranh luận khó khăn, do bản chất của tố tụng như một thế tấn công chiến lược vào pháo đài, mà lại còn có nghĩa vụ phải chứng minh các sự kiện do pháp nhân công pháp bị đơn nắm giữ, thì khó mà có thể thắng kiện được. Do đó người ta nhận định rằng, cần phải áp dụng thủ tục truy tầm để hỗ trợ cho sự biện hộ của tư nhân. (hay).
107._ Trong lĩnh vực công pháp tụng, quan niệm lợi ích để khởi tố, một mặt có thể coi như bao gồm luôn điều kiện tranh chấp thực tại, một mặt khác cũng có thể coi như đã hướng về sự chấp nhận tố quyền khiêu phát và tố quyền chất vấn của kỹ thuật pháp lý Anh-Mỹ.
a) Trước hết, điều kiện lợi ích của tố quyền coi như bao gồm rộng rãi điều kiện tranh chấp thực tại trong các tố tụng toàn diện tài phán cũng như trong tố tụng khách quan, nhưng được hiểu theo nghĩa chặt chẽ hơn trong tố tụng toàn diện tài phán. Thực vậy, trong tố tụng toàn diện tài phán tiêu biểu nhất là tố tụng xin bồi thường, nguyên đơn phải minh chứng các sự thiêt hại thực tại đã xảy ra, hay các sự thiệt hại trong tương lai, nhưng đã phải có tính cách chắc chắn và định khoản được ngay trong hiện tại. Còn các sự thiệt hại vị tất trong tương lai thì không thể làm nền tảng cho tố quyền được. Ngoài ra, trong tố tụng toàn diện tài phán cũng như trong tố tụng khách quan, một khi đối tượng của sự tranh chấp đã tiêu tan thì pháp đình không có thể tiếp tục xét xử, vì tố quyền trở nên vô đối tượng, nên pháp đình không có vấn đề gì để xét xử nữa. Thí dụ một hành vi hành chính bị khiếu nại trước pháp đình công pháp, đã được cơ quan tác giả, hay cấp trên thu hồi hay bãi bỏ trước khi Tòa tuyên án, và trước khi được thi hành thì pháp đình thụ lý phải tuyên bố không có gì phải xét xử, trong trường hợp nguyên đơn không xin bãi nại hay xin bôi bỏ vụ kiện. Đi xa hơn nữa, pháp đình công pháp còn cho rằng, khi đối tượng của một sự tranh chấp thực tại có tính cách bất hợp pháp một cách trầm trọng quá hiển nhiên thì cũng có thể tuyên bố không có gì cần phải xét xử (tức là coi hành vi đó như không có vì không đủ các điều kiện tối thiểu để được coi là một hành vi hành chánh – Học thuyết về hành vi hư vô).
b) ý niệm tố quyền khiêu phát hay tố quyền chất vấn, một mặt khác cũng coi như hướng về tố quyền nhân dân,
111. Do đó một cơ quan cao cấp không thể khởi tố để xin tiêu hủy một quyết định của cấp dưới trực thuộc vào quyền thượng cấp, vì cơ quan cấp trên có quyền tự mình tiêu hủy quyết định của cấp dưới. Trong trường hợp, cấp dưới thuộc về một hệ thống tự trị, cấp trên chỉ kiểm soát theo quyền giám hộ, thì chỉ khi nào quyền giám hộ không thể tiêu hủy trực tiếp được một hành vi của cơ quan bị kiểm soát mới có quyền và lợi ích để khởi tố.

131._ Ngoài hệ thống cổ điển nói trên, án lệ còn tạo thêm các nguyên tắc tổng toàn của luật pháp, khi thì có cấp bậc tương đương với Hiến pháp, khi thì chỉ tương đương với các đạo luật. Thí dụ: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và nguyên tắc tự do nghiệp đoàn thường được coi là nguyên tắc có tính cách Hiến pháp, mặc dù không được ghi trong Hiến pháp đi chăng nữa. Còn đa số các nguyên tắc tổng toàn của luật pháp đều có giá trị tương đương với các đạo luật, như nguyên tắc tôn trọng các hiệp định quốc tế, tính cách vô tư của các quyết định hành chánh và tài phán, tôn trọng hình thức song đối, tôn trọng sự áp dụng luật ngoại quốc trong các trường hợp phải áp dụng, cùng các nguyên tắc hiệu lực bất phản hồi của các hành vi hành chánh, nguyên tắc sự gian lận làm vô hiệu tất cả các hành vi pháp lý, nguyên tắc khế ước phải được thi hành ngay tình v.v…

188. Tế phân các hà tì (hay).

205._ Một số luật gia còn đề nghị phân biệt sự  lạm quyền tích cực và sự lạm quyền tiêu cực. Sự phân biệt thì hợp lý và án lệ đã chấp nhận cả 2 phương diện tiêu cực và tích cực. Sự phân biệt hiện thời chỉ có giá trị kỹ thuật trong quan niệm nghĩa vụ hành chính mà thôi.
e) Tổng kết về các hà tì:
Để kết luận về các hà tì làm hành vi hành chánh bất hợp pháp, người ta nhận thấy trường hợp lạm quyền mỗi ngày mỗi hiếm trong án lệ. Thực ra không phải là vì sự phản bội công vụ trở nên ngày các hiếm hoi trong thực tế, mà chín là vì lý do kỹ thuật bắt nguồn từ nhược điểm của trường hợp chế tài này. Như trên vừa nói, sự tìm kiếm mục đích cá nhân của tác giả hành vi là rất khó khăn. Mặt khác, các thẩm phán đã cố gắng nói rộng lãnh vực của các kỹ thuật chế tài trong các trường hợp khác, nhất là trong sự lý do của các quyết định hành chánh mà ta đã phân tích trên đây, do đó người ta nói tới sự suy vi kỹ thuật của tố tụng chống thặng quyền về hà tì lạm quyền.
206.Ngoài ra người ta còn cho rằng tất cả các trường hợp kể trên, tức là vô thẩm quyền, hà tì về hình thức, vi luật, hành vi không căn cứ vào lý do pháp lý xác thực và lạm quyền, có thể qui tụ và bao gồm trong hà tì duy nhất là vi luật. Thực vậy, vô thẩm quyền dù là tích cực hay tiêu cực cũng có thể coi là vi luật về thẩm quyền. Các hà tì về hình thức thì xưa nay đã coi là vi luật về hình thức. Sự kiểm soát lý do chẳng qua cũng là sự kiểm soát các điều kiện luật định và lạm quyền rốt cuộc là vi phạm luật về mục đích luật định.
Trên một bình diện khác, có luật gia đề nghị nên bao gồm tất cả các hà tì vào trường hợp duy nhất là vô thẩm quyền. Trong quan niệm này thì làm các hành vi vi luật  về hình thức và về nội dung tức là vô thẩm quyền. Làm các hành vi không theo đúng lý do luật định, hay theo đuổi mục đích khách quan hoặc cá nhân khác mục đích luật định cũng là một loại vô thẩm quyền. Trong thực tế, ta nhận thấy hà tì vi luật hiện tại là kỹ thuật nền tảng thông dụng nhất trong việc chế tài các hành vi hành chánh bất hợp pháp.
207._ Sau hết còn có một khuynh hướng muốn chế tài triệt để và rộng rãi các hành vi hành chánh hơn nữa đã đề nghị thêm một hà tì đặc biệt. Đó là sự hà lạm quyền hành hiểu theo nghĩa như trong học thuyêt tương đương của Dân luật (Abus du droit: Lạm dụng quyền). Trong Dân luật, sự hành xử quyền không theo lợi ích mà chỉ nhằm ác ý làm hại người khác đã bắt đầu được án lệ coi là lạm quyền. Trong luật hành chính cũng có nhiều trường hợp mà cơ quan hành xử quyền hạn của mình một cách hợp pháp về phương diện biểu kiến, nhưng đã lạm dụng quyền hạn quá mức. Trong bản án Xã Saint-Alban, Tham chính viện Pháp ngày 13-6-1913 đã tiêu hủy một quyết định của Tỉnh trưởng vì có sự hành xử lạm dụng quyền hạn của Tỉnh trưởng. Học lý đã đề nghị coi tất cả các trường hợp mà cơ quan hành xử máy móc quyền hạn của mình, hoặc áp dụng các quyết định nguyên tắc cho tất cả các trường hợp mà không chịu khó phân tích từng trường hợp, không cứu xét từng hồ sơ trước khi quyết định. Đi xa hơn nữa, một số luật gia cấp tiến cho rằng, kiểm soát sự hợp pháp và hợp lệ các hành vi hành chánh chưa đủ. Muốn phục vụ công dân đạt được mức tối đa, cũng như muốn Quốc gia được uy danh trên trường quốc tế thì cần phải để các thẩm phán kiểm soát luôn cả nền luân lý hành chánh.
Thực vậy, trong một quan niệm duy luân, Quốc gia cũng phải tỏ ra lương thiện trong quốc nội cũng như đối ngoại. Lương thiện tức là không làm các hành vi trá hình làm thiệt hại quyền công dân. Về phương diện này người ta thường nói Quốc gia lương hảo thì không thể áp đặt một chế độ thuế khóa bất không, không theo đúng tỉ lệ đóng góp của mỗi giới. Người ta cũng thường nói, chính sách lạm phát tiền tệ do sự bất công của nó cũng là một biện pháp bất lương. Hoặc cũng có thể nói rằng việc tăng thuế gián thâu là bất công tức là bất lương …(hay). Một mặt khác, quốc gia cũng phải đạo đức, tức là thành thực trong hoạt động và can đảm trong hy sinh. Các chính sách quá mỵ dân chỉ nhằm hốt phiếu phải coi là vô đạo lý. Tất cả các phương diện kể trên chưa được án lệ chấp nhận minh thị, và đa số các luât gia hưởng ứng phong trào này cũng chưa đề nghị được các tiêu chuẩn kỹ thuật chế tài thích ứng.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar