Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

51. Hành Vi Tố Tụng Trái Pháp Luật Của Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên

HÀNH VI TỐ TỤNG TRÁI PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN NGUYỄN THỊ TÌNH DUYÊN

Căn cứ Điều 499 BLTTDS 2015Điều 504 BLTTDS 2015, tôi vừa gửi Đơn khiếu nại ngày 14-06-2022 đến Chánh án TAND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh để khiếu nại về các hành vi tố tụng trái pháp luật của Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên. Trong Đơn khiếu nại ngày 14-06-2022, tôi nêu cụ thể 3 hành vi tố tụng trái pháp luật của Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên:

  1. Vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, được qui định tại Điều 203 BLTTDS 2015.
    Đây là vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại, được qui định tại Điều 30 BLTTDS 2015. Và theo khoản 1b Điều 203 BLTTDS 2015, thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với loại án này là 02 tháng. Thế nhưng, từ ngày có thông báo thụ lý 11-10-2021 đến nay, ngày 14-06-2022, là đã hơn 8 tháng, nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên vẫn chưa ban hành “một trong các quyết định” được qui định tại khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015.
  2. Tiến hành tố tụng ngoài phạm vi yêu cầu của Bản án phúc thẩm và quyết định giám đốc thẩm:
    Bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT ngày 15-06-2021 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ yêu cầu Tòa án nhân dân Quận 3 tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, xác định giá trị còn lại của máy in C1100, theo yêu cầu của bị đơn, nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên đã không làm. Thay vào đó, bà Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên lại tiến hành thu thập chứng cứ và tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, là những nội dung không nằm trong chỉ dẫn của bản án phúc thẩmquyết định giám đốc thẩm. Thụ lý vụ án từ ngày 11-10-2021, nhưng đến ngày 11-5-2022, Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên mới ra thông báo số 01/TB-TAvề phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” vào ngày 27/5/2022. Chiều ngày 25-5-2022, cô Đỗ Thị Hồng Ngọc – thư ký Tòa án, gọi điện cho Luật sư Phùng Thanh Sơn, thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vào ngày 27/5/2022. Nhưng Luật sư Phùng Thanh Sơn đã trả lời cho cô Đỗ Thị Hồng Ngọc là “Đối với anh Kim là phải làm đúng thủ tục tố tụng chứ không gọi điện bảo nghỉ được đâu“. Sau đó, Luật sư Phùng Thanh Sơn cho tôi số điện thoại của cô Đỗ Thị Hồng Ngọc để tôi gọi lại. Tôi gọi cho cô Đỗ Thị Hồng Ngọc, đòi Tòa án phải thông báo hoãn phiên họp theo qui định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS 2015. Vì không nhận được thông báo hoãn phiên họp, nên 9 giờ sáng ngày 27-5-2022, tôi cùng Luật sư Phùng Thanh Sơn vẫn đến TAND Q. 3. Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên đã ra thông báo số 02/TB-TA ngày 27/5/2022hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” và thông báo “Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải sẽ được mở lại vào lúc 09 giờ 00 phút, ngày 16/6/2022″.
    Như vậy là, từ ngày có thông báo thụ lý số 486/TB-TLVA ngày 11/10/2021 đến nay, ngày 14-6-2022, là đã hơn 8 tháng, mà Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên vẫn chưa tiến hành được bất cứ “phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” nào. Trong khi đó, bản án phúc thẩmquyết định giám đốc thẩm, không có bất cứ chỉ dẫn nào phải thu thập tại liệu chứng cứ. Điều này chứng tỏ, hành vi tiến hành tố tụng ngoài yêu cầu của bản án phúc thẩmquyết định giám đốc thẩm chỉ là nhằm kéo dài vụ án.
  3. Không làm theo chỉ dẫn của bản án phúc thẩm
    Bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu Tòa án nhân dân quận 3 tiến hành xem xét việc thẩm định tại chỗ, nhưng từ ngày thông báo thụ lý 10-11-2021 đến nay đã hơn 8 tháng, nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên vẫn chưa làm việc này. Vụ án đang kéo dài mà không có lý do và cũng không hẹn ngày kết thúc.
  4. Đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải:
    Để chống lại hành vi lạm quyền, mở rộng phạm vi tiến hành tố tụng và kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử, căn cứ khoản 4 Điều 207 BLTTDS 2015, tôi đã gửi Đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải đến Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên để yêu cầu Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên chấm dứt việc thu thập tài liệu chứng cứ, và chấm dứt các “phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. Tôi cũng gửi Đơn khiếu nại về những hành vi tố tụng trái pháp luật, để Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyênđược biết các căn cứ khiếu nại“, theo qui định tại khoản 1.a Điều 501 BLTTDS 2015.
  5. Đề nghị của Saigonbook:
    Ngày 29/12/2021, tôi nhận được Giấy triệu tập ngày 27/12/2021 cùng với Thông báo thụ lý vụ án số 486/TB-TLVA ngày 11-10-2021 của TAND quận 3 gửi qua đường bưu điện. Đúng 14 giờ ngày 11-01-2022, như đã ghi trong giấy triệu tập, tôi gặp Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên để gửi Bản trình bày ý kiện về vụ kiện. Tại trang 3 Ý kiến của nguyên đơn về vụ kiện, tôi “Đề nghị Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án này và xin ý kiến chỉ đạo giải quyết“. Nhưng bà Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên nói rằng, không có qui định nào để bà phải phải làm như thế. Trong  khi đó, theo qui định tại khoản 2 Điều 327 BLTTDS 2015 thì “Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị qui định tại Điều 331 của Bộ luật này“. Một cá nhân khác, nếu phát hiện bản án có hiệu lực pháp luật bị sai, còn có quyền và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị, thế mà, bà thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên lại cho rằng, không có qui định nào để bà phải thông báo hoặc báo cáo với Chánh án Tòa án. Khoản 1.g Điều 47 BLTTDS 2015 qui định, quyền hạn của Chánh án TAND quận 3 có quyền “Kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm“, nhưng Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên đã không báo cáo và đề xuất với Chánh án TAND Quận 3 thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án.
    Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên cố tình ôm một bản án phúc thẩm trái pháp luật, mở rộng phạm vi tố tụng, cố tình kéo dài vụ án, gây thiệt hại cho Saigonbook. Thời gian sắp tới, nếu TAND Quận 3 ra bản án sơ thẩm, thì chắc chắn, đó sẽ là bản án trái pháp luật, vì bản án sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực pháp luật, có thể bị kháng cáo kéo dài. Trong khi đó, quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐTBản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT đều đã có hiệu lực pháp luật, đã kết luận hợp đồng 038, hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005. Biến một quyết định giám đốc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, thành bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, dù là cùng kết quả, thì cũng là làm mất hiệu lực của Quyết định giám đốc thẩm. Nếu Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên cố tình tiến hành tố tụng trên cơ sở một bản án phúc thẩm trái pháp luật, thì bà Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên cùng với HĐXX do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, góp phần làm mất hiệu lực của Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT ngày 6 tháng 11 năm 2020 của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Làm mất hiệu lực của Quyết định giám đốc thẩm, thì không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới như TAND Thành phố Hồ Chí Minh hoặc TAND Quận 3. Các ông bà Thẩm phán này, phải có nghĩa vụ biết rõ điều đó hơn ai hết. Hành vi của các Thẩm phán Tòa án cấp dưới, ra quyết định, bản án trái với quyết định, bản án của tòa án cấp trên, hoặc làm mất hiệu lực của quyết định, bản án của Tòa án cấp trên, đều là những hành vi cố ý ra quyết định, bản án trái pháp luật./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar