Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

0. Những điều lưu ý về luật hành chánh

NHỮNG ĐIỂU LƯU Ý VỀ LUẬT HÀNH CHÁNH 

  1. Trong quan niệm cổ điển của Luật hành chánh, khi nói tới quyền, người ta nghĩ ngay tới quyền của quốc gia đối với công dân, còn trong quan niệm nghĩa vụ hành chánh của chúng ta thì nghĩa vụ đây là nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân (trang 60).
  2. 88. Đứng về phương diện độc lập đối chiếu của các kỷ luật pháp lý trong lĩnh vực quốc nội thì Hiến pháp là một kỷ luật độc lập nhất. Sự độc lập này được đề cao và thường còn được gọi là sự tột thượng, hay thượng tôn Hiến pháp. Tột thượng vì tất cả các kỷ luật khác, nếu trái với kỷ luật Hiến pháp thì bất hợp hiến và vô giá trị. Th1i dụ một đạo luật hình làm nền tảng cho sự truy tố trước tòa án hình nếu bị coi là bất hợp hiến thì luât bất hợp hiến này sẽ bị chế tài, hoặc bị tiêu hủy hoặc bị tuyên bố vô giá trị, không thể làm nền tảng cho sự truy tố về hình sự được. Và Dân luật cũng vậy, nếu điều khoản nào bị tuyên bố bất hợp hiến thì vô giá trị.(78).
  3. 89. Theo thứ tự, sau Luật hiến pháp thì tới ngay hình luật. chỉ kém Hiến pháp, Hình luật có một trình độ độc lập cao hơn các kỷ luật khác. Trước hết, đối với Dân luật thì có hai nguyên tắc, một về nội dung, một về thủ tục tố tụng, diễn đạt ưu thế của hình luật, đó là “Hình buộc Hộ” và “Hình hoãn Hộ”. Về nội dung, nguyên tắc Hình buộc Hộ có nghĩa là, phương diện hình sự ràng buộc phương diện dân sự, tức là hiệu lực của việc đã xử về hình sự ràng buộc các giải pháp thuộc dân sự. Nói khác và ngược lại, Dân luật lệ thuộc, bị ràng buộc và Hình luật (về các vấn đề chung cho cả hai kỷ luật mà thôi) . Về thủ tục tố tụng thì có nguyên tắc “Hình hoãn hộ”, tức là các tố tụng hình sự đình hoãn việc xét xử về dân sự. Nói cách khác, nếu về một sự tranh chấp có cả phương diện hình sự lẫn dân sự thì tòa dân sự phải đình chỉ thủ tục để đợi phán quyết nhất định của tòa hình để phỏng theo phán quyết hình sự mà giải quyết tranh chấp về dân sự (79).
  4. 90 bis._ Sau Hiến pháp và Hình luật, tất cả các kỷ luật còn lại đều ngang hàng và độc lập đối với nhau, thí dụ trong tương quan giữa luật tư pháp và luật hành chánh thì nguyên tắc tổng quát chung được áp dụng là hiệu lực của việc đã xử, tức là nếu việc đã xử trước thuộc về dân luật thì pháp đình xử sau về hành chánh phải tôn trọng hiệu lực việc đã xử của tòa dân sự. Ngược lại nếu Tòa án hành chánh xử trước, giải pháp này sẽ ràng buộc tòa án dân sự. Thực ra, hiệu lực của việc đã xử trong một lãnh vực đối với một lãnh vực khác chỉ có một giá trị tương đối và thâu hẹp mà thôi.
  5. 108._ Thành phần thứ hai của kỹ thuật pháp lý là hoạt động pháp lý: Khi trình bày quan điểm cổ điển, chúng ta thường hệ thống hóa cùng lý tưởng hóa thêm cho nó và nói rằng thành phần hệ cấp tiêu biểu cho phương diện tĩnh trạng của kỹ thuật pháp lý, còn thành phần hoạt động pháp lý là thành phần linh động của kỹ thuật. Thành phần linh động tiêu biểu cho đời sống pháp lý đươc thực hiện, được cụ thể hóa bởi các hành vi pháp lý, (actes juridiques). Các hành vi pháp lý không thuộc về chương trình của ban cử nhân bốn năm. Nhưng chúng ta cần phải đề cập sơ lược để có một ý niệm toàn diện về luật pháp. Hành vi pháp lý trong quan niệm cổ điển được phân tích ra làm ba loại: Hành vi định lệ, hành vi chủ quan và hành vi điều kiện.
    Hành vi định lệ (actes-règles: quy tắc hành động): Theo nghĩa của danh từ là các hành vi ấn định các thể lệ tổng quát khach quan và trừu tượng có giá trị đối với tất cả mọi người. Các đạo luật là những hành vi định lệ thực chất. Các điều khoản trong hiến pháp là những hành vi định lệ. Sắc lệnh hay Nghị định hành chánh lập qui có tính cách khách quan, tổng quát và ấn định những thể lệ chung cho mọi người cũng là hành vi định lệ. Các thể lệ thuộc về các cấp bậc pháp lý khác nhau trong hệ cấp pháp lý toàn diện. Các thể lệ cấp dưới không thể đi ngược lại các thể lệ cấp trên.
    Các hành vi chủ quan (actes subjectifs). Các hành vi chủ quan theo định nghĩa là các hành vi tạo ra các tình trạng pháp lý chủ quan. Theo định nghĩa này thì khế ước là một hành vi chủ quan vì nó ấn định một tương quan chủ quan giữa các người kết ước cũng giống như hành vi hành chánh cá biệt, như cho phép xây cất nhà cửa, cho phép hay thu hồi gia61yphe1p choán đất công sản, bắt sửa chữa hay triệt phá các căn nhà nguy hiểm thiếu vệ sinh v.v…(hay).
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar