NHỮNG LƯU Ý CỦA DÂN LUẬT NQQ
- Đó là định chế thời hiệu (prescription). Định chế này có hai hình thức là thời tiêu và thời đắc.
Thời tiêu có nghĩa là khi ai có một quyền gì để quá một thời gian quá lâu (thường là 30 năm) không sử dụng thì quyền đó bị tiêu diệt. Thí dụ: như chủ nợ có nợ mà không đòi thì sau 30 năm, con nợ không phải trả nữa. Tại sao vậy? Tại vì người ta cho rằng, trong đa số trường hợp, sau một thời gian lâu như vậy, hẳn món nợ đã trả rồi và biên lai có thể thất lạc. Nếu nay cho phép chủ nợ đòi nữa thì sẽ gây tình trạng bất ổn định pháp lý.
Thời đắc là trường hợp một người chiếm cứ một bất động sản. Sau một thời gian dài là 30 năm thì người đó sẽ đương nhiên trở thành sở hữu chủ bất động sản mặc dù lúc ban đầy y có thể chỉ là một kẻ chấp hữu vô quyền. Sau 30 năm, người sở hữu chủ thực sự mất quyền đòi lại bất động sản vì người ta cho rằng trong đa số trường hợp, một người chấp hữu một vật trong 30 năm mà không có người khác đòi thì người đó chính là chủ sở hữu thật sự. Nếu quyền của người này bị phủ nhận thì sẽ gây nên một tình trạng bất ổn định pháp lý.
Tuy nhiên định chế thời tiêu trên đây không phải là không đưa đến những bất công. Trong số những chủ nợ mà quyền bị thời tiêu hẳn cũng có người chưa được trả nợ. Trong số những trạch chủ bị mất quyền vì sự thời đắc hẳn cũng có người là sở hữu chủ thật sự đã bị kẻ khác tiếm đoạt mất tài sản. Như vậy là trong hai định chế này, công lý đã bị hy sinh cho trật tự xã hội hay nói cách khác, trật tự xã hội được coi trọng hơn công lý.(11) - Nếu luân lý là một yếu tố đáng kể trong sự tạo lập pháp luật thì ngoài luân lý cũng còn những yếu tố khác mà nhà lập pháp không thể bỏ qua. Muốn duy trì trật tự xã hội, đành rằng cần có sự công bình (thuộc phạm vi luân lý) nhưng cũng cần cả sự ổn định của pháp lý. (Lưu ý: Lẽ công bằng ở điều 262 BLTTDS 2015 thuộc phạm vi luân lý).12;
- 130._ Tài sản hữu hình là những sự vật cụ thể như nhà cưa ruộng vườn, xe cộ. Tài sản vô hình là những tài sản mà ta không thể dùng ngũ quan mà thấy được như trái quyền. Những định nghĩa nầy bắt nguồn từ luật La Mã. Người La Mã thường gọi các tài sản hữu hình là các tài sản sờ thấy được; tài sản vô hình là các tài sản không sờ thấy được. Cách phân loại nầy xếp các quyền lợi trừu tượng về một bên, và các sự vật cụ thể về một bên khác. Xét kỹ sự phân biệt như vậy không hợp lý cho lắm. Vì sao? Vì sự vật không phải tự nó là tài sản. Cái làm cho nó có giá trị, làm cho nó thành một yếu tố lý tài không phải là chính sự vật mà là những quyền lợi do sự vật làm đối tượng. Bằng chứng là một vật không thuộc về ai và chưa ai có quyền về nó, chưa phải là một tài sản.
Lý do nào đã khiến cho người ta chấp nhận sự phân loại tài sản theo cách trên đây? Nguyên do là trong thực tế, người ta quen đồng hóa quyền sở hữu và vật làm đối tượng cho quyền đó. Trong thực tế, sự phân biệt giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình đưa tới sự đối lập quyền tư hữu (được xem như tài sản hữu hình) với các quyền lợi khác (xem như tài sản vô hình). - a) Các công sản công dụng là những công sản được để cho công chúng sử dụng trực tiếp, như đường sá, cầu cống, sông ngoài …. Chế độ của công sản công dụng rất đặc biệt. Nó thuộc về công pháp. Đó là những tài sản bất khả chuyển nhượng và bất khả thời tiêu.
b) Các công sản tư dụng, vì không thuộc quyền xử dụng trực tiếp của công chúng, nên không có đặc tính này. Nó chịu sự chi phối của dân luật, cũng giống như tài sản của tư nhân. 100. - b) Bất động sản do dụng đích:
141._ Ngoài tiêu chuẩn vật cụ thể trên đây, dân luật còn căn cứ vào một tiêu chuẩn có tính cách giả định để lập ra một loại bất động sản gọi là bất động sản do dụng đích (Immeubles par destination). Đó là những động sản, nhưng được xem như gắn liền vào bất động sản vì lý do kinh tế, vì chúng cần thiết cho sự khai thác bất động sản. Thí dụ: Trâu bò cày, nông cụ dùng trong một nông trại. Tuy các vật này là động sản, nhưng vì dụng đích của sự vật, luật pháp cho nó tính cách bất động sản giả định. Nhờ tính cách này, nó được đặt dưới chế độ bất động sản và theo chung những qui tắc áp dụng cho bất động sản. Nếu nông trại bị để đương, quyền để đương sẽ áp dụng cho cả nông súc và nông cụ trong trại đó. Sở dĩ như vậy là vì người ta muốn tránh khỏi phải tách rời những vật đã được hợp nhất thành một về phương diện kinh tế. Điều kiện cốt yếu để các nông cụ hay nông súc thành bất động sản là tất cả các vật đó và nông trại phải cùng thuộc về một sở hữu chủ. Nếu chúng thuộc về nhiều sở hữu chủ khác nhau, thì phải tách rời. Nói cách khác, nông súc và nông cụ phải là vật sở hữu của chủ đất thì mời thành bất động sản. Nếu vật đó thuộc về tá điền lãnh canh thì chúng vẫn là động sản. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các xí nghiệp kỹ nghệ hay thương mại đối với các dụng cụ máy móc xe cộ khai thác xí nghiệp. (hay lưu ý – 107). Ngoài ra các sinh vật như chim bồ câu trong chuồng, cá dưới ao, ong trong tổ do chủ trại nuôi để thu lợi là bất động sản do dụng đích (463 DLT). - Chú thích 114: Về sự khác biệt giữa phạm pháp hình sự và phạm pháp dân sự Lê Tài Triển (tìm đọc).
Bình luận