1. Hội đồng xét xử, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, đã xử sai hoàn toàn.
Bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016 của Hội đồng xét xử, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, đã bị Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy, với nhận định tại trang 10 Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT là “Tòa án cấp phúc thẩm xét xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook là không có căn cứ, không phản ánh đúng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án“. Sau khi có quyết định giám đốc thẩm, các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã phải giải trình với lãnh đạo tòa án Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không ai phản đối nội dung quyết định giám đốc thẩm. Bằng chứng là quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT không bị kháng nghị. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn, thay mặt lãnh đạo TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tôi và luật sư Phùng Thanh Sơn ngày 04-3-2021, cũng đã không phản đối quyết định giám đốc thẩm. Theo Điều 18/3.a Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì “Bản án, quyết định của Thẩm phán bị Tòa án nhân dân cấp cao hủy, sửa do lỗi chủ quan, nếu Thẩm phán không đồng ý với quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao thì gửi đơn kiến nghị đến Tòa án nhân dân tối cao (qua Ban Thanh tra) để xem xét, đề xuất“. Nhưng các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã không làm – nghĩa là họ đồng ý với quyết định giám đốc thẩm. Như vậy, các thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã thừa nhận bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT do họ ban hành là sai hoàn toàn như nhận định của cấp giám đốc thẩm. Bản án phúc thẩm lần thứ hai số 528/2021/KDTM-PT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng cùng nhận định như Quyết định giám đốc thẩm 49/2020/KDTM-GĐT: Hợp đồng vô hiệu do lừa dối, đúng như yêu cầu khởi kiện của Saigonbook. Tại trang 16 bản án phúc thẩm số 528 nhận định “Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định căn cứ pháp luật để giải quyết là những qui định tại các Điều 132 và 137 của Bộ luật Dân sự 2005“. Như vậy, hành vi sửa án sơ thẩm, ra bản án trái pháp luật của các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã được khẳng định bằng Quyết định giám đốc thẩm và bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công thụ lý vụ án.
Trong hồ sơ vụ án Konica Minolta, các thẩm phán thụ lý vụ án và Kiểm sát viên ở các giai đoạn, đều có quyết định phân công. Riêng Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công thụ lý vụ án. Đây là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng:
- Giai đoạn sơ thẩm lần thứ nhất: Thẩm phán Phù Quốc Tuấn được phân công theo Quyết định số 116/2015/QĐ-PC ngày 11-11-2015, bút lục 02, được liệt kê tại đầu trang 1 mục lục tài liệu sơ thẩm. Kiểm sát viên Lê Mộng Điệp được phân công theo Quyết định số 39/QĐPCKSV-DS ngày 16-03-2016, bút lục 478, được liệt kê tại trang 6 mục lục tài liệu sơ thẩm.
- Giai đoạn phúc thẩm lần thứ nhất: Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công. Mục lục tài liệu hồ sơ số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016, bút luc số 558, có liệt kê thông báo thụ lý số 51/TBTL- TA ngày 06-6-2016, nhưng không có quyết định phân công Thẩm phán. Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én có quyết định phân công số 288/QĐPCKSV-KDTM, được liệt kê tại bút lục 675, trang 4 mục lục tài liệu hồ sơ. Như vậy, Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh không có quyết định phân công giải quyết vụ án lưu trong hồ sơ và cũng không có trong mục lục tài liệu hồ sơ số 1106.
- Giai đoạn phúc thẩm lần thứ hai: Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn được phân công theo Quyết định số 2/KDTM-PT ngày 05-01-2021, được liệt kê tại trang 1 mục lục hồ sơ, bút lục 723-744. Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn có Quyết định phân công số 1674/QĐ-VKS-KDTM ngày 20-01-2021, được liệt kê tại trang 1 mục lục hồ sơ, bút lục số 1181.
Kết luận: Như vậy, qua ba giai đoạn xét xử, Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh là người duy nhất không có quyết định phân công. Các Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh cũng không có quyết định phân công. Các bà Thẩm phán này đã tiến hành tố tụng bất hợp pháp.
3. Làm khống biên bản hoãn phiên tòa:
Biên bản phiên tòa ngày 10-08-2016 là biên bản khống, vì ngày 10-08-2016 không mở phiên tòa và nội dung ghi ở biên bản phiên tòa ngày 10-8-2016 là bịa đặt hoàn toàn. Tối ngày 09-08-2016, bà Võ Thu Phương – thư ký tòa án, gọi cho tôi, báo sáng mai, ngày 10-08-2016, là hoãn phiên tòa theo đơn xin hoãn phiên tòa của Sao Nam. Lúc này là thời điểm đã áp dụng BLTTDS 2015, nên theo qui định thì phải mở phiên tòa, hội đồng xét xử hội ý, rồi mới ra quyết định hoãn phiên tòa. Vì lo sợ bọn chạy án giở trò, móc ngoặc với thư ký gọi điện thoại báo miệng, không có chứng từ của tòa báo hoãn phiên tòa. Nếu tôi không đến, phiên tòa diễn ra mà tôi vắng mặt không có lý do, thì có thể tôi bị bất lợi. Vì thế, ngay lúc đó, tôi nói với bà Võ Thu Phương là sáng mai tôi vẫn đến tòa, nếu hoãn thì tôi phải được nhận quyết định. Sáng ngày 10-08-2016, tôi cùng 6 phóng viên báo, trong đó có bạn Trương Vĩnh Anh Duy – phóng viên báo kinh doanh&pháp luật và bạn Nguyễn Văn Khôi – phóng viên báo Công lý, vẫn đến tòa. Chúng tôi ngồi đợi đến hơn 9 giờ sáng mà phòng xét xử vẫn không có ai. Tôi lên phòng thư ký gặp bà Võ Thu Phương, kiên quyết đòi quyết định hoãn phiên tòa theo qui định tại Điều 296 và Điều 233 BLTTDS 2015. Lúc đó, bà Võ Thu Phương dẫn tôi qua gặp Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh. Tôi đợi bà Nguyễn Thu Chinh soạn thảo, ban hành quyết định hoãn phiên tòa số 429/2016/QĐ-PT, giao cho tôi, rồi tôi và các phóng viên mới ra về. Khi về đến nhà, tôi đọc quyết định, thấy quyết định ghi là “Đã tiến hành mở phiên tòa“, với đầy đủ những người tiến hành tố tụng. Tối hôm đó, ngày 10-08-2016, tôi ngồi viết thư góp ý cho bà Nguyễn Thu Chinh, gửi qua đường bưu điện, có hồi báo. Tôi góp ý chân thành nhưng không nhận được phản hồi nên không biết bà Nguyễn Thu Chinh có nhận được thư góp ý này hay không. Tuy nhiên, phiếu báo phát của bưu cục Bình Thạnh, cho thấy bà Nguyễn Thu Chinh đã nhận được thư góp ý. Sau khi bản án phúc thẩm số 1106/KDTM-PT bị hủy, hồ sơ trả về lại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đọc biên bản phiên tòa ngày 10-08-2016 thì thấy ghi gian dối một cách rất thiên vị. Đại diện KMV – Bà Nguyễn Thị Điệp (có mặt), Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của KMV – Ông Lê Nết (có mặt), Đại diện của ACBL – ông Lê Đức Thiệp (có mặt), còn đại diện Saigonbook – ông Lương Vĩnh Kim, thì lại không ghi gì cả. Thực tế, sáng ngày 10-08-2016, Bà Nguyễn Thị Điệp, Luật sư Lê Nết và các đương sự khác đều không có mặt, tôi là đương sự duy nhất có mặt, nhưng lại không ghi có mặt.
4. Tạm ngưng phiên tòa không đúng qui định của pháp luật: Phiên tòa phúc thẩm bắt đầu lúc 8 giờ sáng ngày 24-08-2016. Sau khi kết thúc phần hỏi và tranh luận, đến lượt đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến trước khi tòa nghị án thì Luật sư tiến sĩ Lê Nết nháy mắt với bà Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Bà Nguyễn Thị Én đề nghị tòa nghỉ trưa vì lúc đó đã hơn 12 giờ. Lập tức, hội đồng xét xử và kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đi ra phòng phía sau hội ý. Vài phút sau thì bà Nguyễn Thu Chinh trở lại phiên tòa thông báo tạm ngừng phiên tòa đến ngày 22-09-2016 mà không đưa ra bất cứ lý do nào. Lúc đó, tôi nghĩ rằng, có lẽ Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đã phát hiện ra dấu hiệu hình sự trong vụ án này, đặc biệt là chi tiết nâng khống giá máy in để bán vào học viện chính trị, nên đề nghị tạm ngừng phiên tòa để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử không ban hành quyết định tạm ngừng phiên tòa theo qui định tại Điều 235 BLTTDS 2015 để giao cho các đương sự. Thay vào đó, bà thư ký Võ Thu Phương đề nghị các đương sự ký tên vào thông báo tạm dừng phiên tòa nhưng cũng không rõ lý do tạm ngừng phiên tòa. Biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 cũng chưa in ra khỏi máy tính của bà thư ký Võ Thu Phương nên các đương sự cũng không được đọc, không ai biết lý do thật sự của việc tạm ngưng phiên tòa. Sau khi bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016 của Tòa án nhân dân bị hủy, hồ sơ trả về xét xử lại phúc thẩm, tôi mới chụp được biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 và 22-09-2016. Cả hai biên bản này được viết chung, viết nối nhau như là một biên bản. Tại trang 34 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016 ghi ý kiến của Viện kiểm sát “đề nghị Hội đồng xét xử cần tạm ngừng phiên tòa theo Điểm c Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015“. Đây là sự bịa đặt vì các lý do sau đây:
a. Theo khoản 3 Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC–TANDTC thì “Tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS, Thẩm phán, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên. Trường hợp Thẩm phán, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên thì phải nêu rõ lý do, Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và việc Thẩm phán, Hội đồng chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp”. Nhưng biên bản phiên tòa ngày 24-8-2016 và thông báo tạm dừng phiên tòa ngày 24-8-2016 đều không “nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó”. Biên bản phiên tòa ngày 22-9-2016 cũng không ghi nhận thể hiện “Hội đồng chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên”, như qui định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC–TANDTC.
b.Theo Điểm c Khoản 1 Điều 259 thì sau đó, khi tiếp tục phiên tòa, Hội đồng xét xử phải quay trở lại phần hỏi và tranh luận về các tài liệu chứng cứ đã xác minh, thu thập trong thời gian tạm ngừng phiên tòa. Nhưng Trang 34 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 22-09-2016 cho thấy, Hội đồng xét xử không đề cập đến các tài liệu mà vì nó, tòa án phải tạm ngừng phiên tòa để xác minh.
c. Trong hồ sơ vụ án, không có biên bản thảo luận của hội đồng xét xử về tạm ngừng phiên tòa và cũng không có quyết định tạm ngừng phiên tòa theo qui định tại Điều 235 BLTTDS 2015. So sánh với biên bản thảo luận tạm ngừng phiên tòa ngày 26-05-2021 và quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 26-05-2021 của hội đồng xét xử phúc thẩm lần thứ hai, chúng ta sẽ thấy Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh tạm ngừng phiên tòa không đúng thủ tục, mà cũng không đúng với cách mà các thẩm phán khác đã làm. Các dấu hiệu được trình bày tiếp theo sẽ cho thấy lý do thật sự của việc tạm ngừng phiên tòa là để Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én cùng các luật sư của KMV soạn thảo bản án số 1106/2016/KDTM-PT và soạn thảo Bản phát biểu cho Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én.
5. Sử dụng tài liệu chứng cứ bất hợp pháp để sửa án sơ thẩm: Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016, được in đậm tại trang 16 bản án phúc thẩm, được làm căn cứ để sửa bản án sơ thẩm, là bản photocopy, chưa được kiểm tra, chưa được công khai tranh luận. Tại trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, ghi nhận đại diện KMV nộp “bản chính đã được hợp pháp hóa lãnh sự hợp lệ“, nhưng tài liệu lưu trong hồ sơ vụ án là bản photocopy, chỉ có công chứng chữ ký người dịch là Dương Hồng Ngọc, không có bản chính và cũng không có công chứng sao y bản chính. Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016, trùng với ngày tòa án ban hành Quyết định hoãn phiên tòa ngày 10-08-2016, theo đơn xin hoãn phiên tòa của Sao Nam. Phòng Tư pháp Quận Bình Thạnh công chứng chữ ký người dịch ngày 23-08-2016, trước ngày mở phiên tòa 24-08-2016 chỉ một ngày. Điều này cho thấy, các luật sư của Konica Minolta cùng với Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, đã chuẩn bị Giấy chứng nhận của Công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10-08-2016, để in đậm tại trang 16 bản án phúc thẩm. Biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 và ngày 22-09-2016, không đề cập đến Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016, trong phần hỏi và tranh luận nhưng nó vẫn được Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh dùng làm tài liệu chứng cứ để sửa án sơ thẩm. Dùng tài liệu chứng cứ mới nộp tại phiên tòa, chưa được các bên công khai tranh luận, để làm căn cứ sửa án sơ thẩm là vi phạm tố tụng rất nghiêm trọng.
Vì sao các luật sư của Konica Minolta và Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh phải cần đến Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 để đưa vào in đậm trong bản án phúc thẩm? Phải nghiên cứu sâu các qui định về vô hiệu do nhầm lẫn và đối chiếu với bản án sơ thẩm ngày 19-04-2016 thì mới nhận ra Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 là rất cần thiết để làm căn cứ sửa “hợp đồng 03 vô hiệu do nhầm lẫn về xuất xứ” tại bản án sơ thẩm. Tại trang 20 bản án sơ thẩm nhận định về xuất xứ “Đến nay, cả 03 bên Sao Nam, KMV, Saigonbook không thỏa thuận được hướng khắc phục sự việc trên. Do đó Hợp đồng 03 và phụ lục hợp đồng bị vô hiệu do nhầm lẫn theo qui định tại Điều 131 Bộ luật dân sự“. Nghĩa là, tòa chỉ được tuyên vô hiệu do nhầm lẫn khi các bên không khắc phục được sự nhầm lẫn. Vô hiệu do nhầm lẫn tại Điều 131 BLDS 2005 đã được sửa đổi thành Điều 126 BLDS 2015, qui định “Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”. Ví dụ: Mua thịt bò nhưng lấy nhầm thịt trâu thì chỉ đem ra đổi lại chứ không thể đòi lại tiền. Người bán chỉ trả lại tiền trong trường hợp đã hết thịt bò, nghĩa là sự nhầm lẫn đã không thể khắc phục được ngay. Ban đầu, tôi nghi ngờ có hai loại máy in C1100, một loại có xuất xứ Nhật Bản, một loại có xuất xứ Trung Quốc nhưng KMV và Sao Nam lừa hoặc nhầm lẫn ở khâu giao hàng. Vì thế, tại trang 10 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2106, tôi hỏi Sao Nam: “Giả sử SGB yêu cầu Sao Nam giao máy có xuất xứ Nhật Bản thì Sao Nam có làm được không?“. Sao Nam đã không trả lời, còn KMV thì trả lời là “Khi KMV bán máy cho Sao Nam đã được thông báo là máy C1100 có xuất xứ Trung Quốc. Tất cả các nhãn hiệu Konica Minolta ở thị trường Việt Nam đều có xuất xứ Trung Quốc. Hiện tại tới thời điểm này không có máy C1100 nào được sản xuất và lắp ráp tại Nhật Bản. Chỉ có 1 số thiết bị điện tử khác được sản xuất tại Nhật Bản và Mỹ. Dòng máy C1100 được lắp ráp và sản xuất tại máy Konica Minolta tại Trung Quốc“. Như vậy, không có sự nhầm lẫn trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và giao hàng. Các luật sư Konica Minolta và Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh đưa Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 để loại trừ sự nhầm lẫn có thể khắc phục và để loại trừ khả năng Saigonbook khiếu nại, đòi giao máy C1100 có xuất xứ Nhật Bản theo đúng hợp đồng 03; đồng thời đây cũng là căn cứ để Saigonbook khiếu nại giám đốc thẩm.
Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 có khả năng là tài liệu giả mạo, vì nó không phải là bản chính như ghi nhận tại trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, nó cũng không phải là bản sao có công chứng, nên không thỏa điều kiện để được coi là chứng cứ theo Điều 95.1 BLTTDS 2015. Tôi cho rằng, Chủ tịch tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản khó mà làm một việc dại dốt đến mức, ký Giấy chứng nhận máy C1100 không được sản xuất tại Nhật Bản để biện minh cho hành động “ký hợp đồng bán hàng Nhật, nhưng giao hàng Trung Quốc”. Cái cách biện minh này cũng kỳ cục ở chỗ, người Việt Nam không thể biết tập đoàn Konica Minolta sản xuất máy C1100 này ở đâu. Tòa án cũng không thể dựa vào Giấy chứng nhận của một Konica Minolta để bào chữa cho hành vi không rõ ràng về xuất xứ của họ. Câu chuyện lừa xuất xứ của một nhóm người Nhật hoặc nhóm người Việt Nam mà được Chủ tịch tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản bao che bằng một Giấy chứng nhận kỳ quặc này có thể bị lên án và tẩy chay trên phạm vi toàn cầu.
6. Tuyên án khống:Trang 34 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 22-09-2016 bắt đầu “vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 22-09-2016“ và trang 35 biên bản phiên tòa phúc thẩm “kết thúc lúc 9 giờ 30 phút ngày 22-09-2016“, sau khi chủ tọa đã tuyên đọc bản án. Biên bản nghị án bắt đầu “Vào hồi 9 giờ 45 phút ngày 22-09-2016” và “Buổi nghị án kết thúc lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày”. So sánh quãng thời gian tuyên án với quãng thời gian nghị án, chúng ta thấy bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT là bản án bỏ túi của riêng Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, được làm ra trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, không có thảo luận và biểu quyết. Biên bản nghị án lập ra sau khi tuyên án chỉ là thủ tục gian dối của các thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh. Hành động của thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Bùi Ngọc Anh là phù hợp với diễn biến thực tế tại phiên tòa ngày 24-08-2016 và ngày 22-09-2016. Biên bản phiên tòa cho thấy, suốt hai buổi ngồi xét xử, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh đã không có câu hỏi nào, kể cả những chỗ Sao Nam khai dối, khai mâu thuẫn đã bị tôi lên án, đề nghị Hội đồng xét xử phải làm rõ. Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh cũng không có câu hỏi nào về liên quan đến nội dung vụ án hoặc những điểm mà các bên có lời trình bày mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với lời trình bày ở giai đoạn sơ thẩm. Đối chiếu bản án phúc thẩm và biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016, và biên bản nghị án, sẽ nhận ra các thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh không xét mà cũng không xử. Chủ tọa phiên tòa – Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh chỉ tuyên đọc bản án do ai đó đã soạn sẵn cho bà ta đọc.
7. Bịa đặt lời trình bày trong bản án phúc thẩm: Lời trình bày của các đương sự tại biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-8-2016, với lời trình bày của các đương sự được ghi nhận tại trang 11, 12 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016, là khác nhau hoàn toàn. Lời trình bày của Nguyên đơn – Saigonbook được đưa vào bản án phúc thẩm chỉ là tóm tắt trình bày kháng cáo ở phần IV – phần thủ tục hỏi tại phiên tòa, trang 4, 5 biên bản phiên tòa. Lời trình bày của Saigonbook tại trang 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, đã không được đưa vào làm lời trình bày tại bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT. Trong khi đó, bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT bịa ra lời trình bày của Sao Nam. Lời trình bày của Sao Nam tại các trang 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, không có chi tiết nào đề cập đến thư điện tử do ông Kim gửi vào ngày 06/02/2015 cho Sao Nam xác nhận “sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu đã cho thấy máy C1100 đã làm đúng hợp đồng“. Lời trình bày của Sao Nam tại biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016, cũng không có chi tiết nào đề cập đến giấy chứng nhận của Công ty Konica Minolta Nhật Bản. Lời trình bày của KMV tại trang 12 bản án phúc thẩm số 1106, cũng không phải là lời trình bày của KMV được ghi nhận tại trang 29,30,31,32 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016. Lời trình bày của các đương sự trong bản án phúc thẩm 1106 là bịa đặt. Nó là một trong các dấu hiệu chứng minh phía KMV và Sao Nam đã tham gia soạn thảo bản án phúc thẩm 1106/2016/KDTM-PT.
8. Dấu hiệu các luật sư của KMV tham gia soạn thảo bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT:
a. Dấu hiệu đầu tiên là những chữ in đậm Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 được in đậm tại trang 16 bản án phúc thẩm. Một thẩm phán vô tư khách quan thì không thể móc ra duy nhất một tài liệu trong hàng ngàn trang bút lục, rồi in đậm và in nghiêng, để biện hộ cho hành vi sửa án sơ thẩm. Đối chiếu với trang 5 bản ý kiến của KMV ngày 24-02-2021 thì những dòng chữ “các nhà máy của Konica Minolta tại Nhật Bản không sản xuất và lắp ráp máy in công nghiệp hiệu Konica Minolta Press C1100 …”, cũng được in đậm và in nghiêng giống bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016. Từ 22-09-2016 đến ngày 24-02-2021 là hơn 4 năm mà chỗ bôi đậm này cũng trùng nhau như thế thì người soạn thảo bản án này đã copy từ dữ liệu của bên KMV, hoặc bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016 là do các luật sư KMV viết ra trong thời gian tạm ngừng phiên tòa ngày 24-08-2016. Đến ngày 22-09-2016, tiếp tục phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh chỉ tuyên đọc bản án, kết thức phiên tòa lúc 9 giờ 30, rồi sau đó vào phòng nghị án để ký biên bản, hợp thức hóa bản án do các luật sư của KMV viết sẵn. Đây là chứng cứ chạy án không thể chối cãi. Cần phải khởi tố và bắt khẩn cấp Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh để điều tra đường dây chạy án này.
b. Dấu hiệu thứ hai là sửa lời trình bày của KMV và Sao Nam ở bản án sơ thẩm: Nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo đã được chủ tọa công bố và các đương sự xác nhận tại trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016. Lời trình bày của các đương sự tại bản án sơ thẩm 439/KDTM-ST ngày 19-04-2016, đã được copy mang qua bản án phúc thẩm ngày 22-09-2016. Thế nhưng, lời trình bày của KMV và Sao Nam ở bản án sơ thẩm được biên tập lại và sửa một số chỗ, mà chỉ có Luật sư tiến sĩ Lê Nết mới sửa như thế. Đối chiếu lời trình bày của KMV tại trang 11 bản án sơ thẩm 439, với trang 8 bản án phúc thẩm số 1106, sẽ thấy có sự sửa đổi kỳ lạ: “Vấn đề này đã chúng tôi gửi Văn bản đến Ban Tuyên giáo trung ương, Thanh tra Bộ Thông tin&truyền thông, cũng như các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý vụ việc“, đã được sửa thành “KMV đã gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý vụ việc“. Ban Tuyên giáo trung ương, Thanh tra Bộ Thông tin&truyền thông ở bản án sơ thẩm 439 đã bị biến mất ở bản án phúc thẩm 1106. Không một thẩm phán nào, có thể tỉ mỉ đến mức, chịu khó biên tập lại từng chữ, sửa chữa những lỗi xấu hổ của Luật sư tiến sĩ Lê Nết như thế trong bản án phúc thẩm này. Văn bản ngày 23-11-2015 của Lê Nết gửi Ban Tuyên giáo Trung ương là văn bản đáng xấu hổ của Luật sư tiến sĩ Lê Nết. Lê Nết không chỉ dối trá về mặt nội dung mà Lê Nết còn gửi sai nơi có thẩm quyền giải quyết. Đối chiếu tại trang 5 bản án sơ thẩm 439 với trang 4 bản án phúc thẩm 1106, lời trình bày của Sao Nam bị bỏ bốt một đoạn: “Tuy nhiên đến thời điểm này, Saigonbook do không đủ khả năng tài chính để chi trả cho đợt 2 nên có đề nghị Sao Nam chuyển đổi hình thức thanh toán sang trả chậm nhưng Sao Nam đã không đồng ý. Đứng trước nguy cơ phải chịu phạt do không có khả năng thực hiện Hợp đồng, Saigonbook đã tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính thông qua hình thức thuê mua tài sản tại ACBL và ký kết hợp đồng thuê tài chính trong đó ACBL sẽ mua và cho Saigonbook thuê lại một máy in C1100”. Tại sao bọn KMV, Sao Nam và các luật sư của chúng tỉ mỉ biên tập lại lời trình bày và bỏ bớt đoạn này? Vì đây là đoạn thể hiện thiện chí của Saigonbook trong việc thanh toán và cũng là đoạn văn bản thể hiện sự lưu manh của ông Trần Kim Chung và đồng bọn trong Cú Lừa Printing Shop. Vì phải xây dựng Printing Shop nên Saigonbook thiếu tiền thanh toán đợt 2 và cũng vì thiện chí làm ăn với KMV và Sao Nam lâu dài, nên tôi mới phải đi vay để thanh toán. Tôi hoàn toàn không sợ bị phạt hợp đồng như bọn Sao Nam và luật sư của chúng tưởng tượng rồi tự viết ra.
c. Dấu hiệu thứ ba: Lời trình bày của Sao Nam tại phiên tòa phúc thẩm, được thể hiện ở trang 11, 12 bản án phúc thẩm là không đúng với lời trình bày của Sao Nam tại trang 22, 23, 2425, 26, 27, 28, 29, biên bản phiện tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016. Đoạn trình bày sau đây tại trang 11 bản án phúc thẩm là hoàn toàn bịa đặt, so với lời trình bày của Sao Nam tại biên bản phiên tòa phúc thẩm. “Tại thư điện tử do ông Kim gửi vào ngày 06/02/2015 cho Sao Nam đã xác nhận ‘sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu đã cho thấy máy C1100 đã làm đúng hợp đồng’ điều đó chứng tỏ nguyên đơn biết rất rõ máy C1100 có xuất xứ Trung Quốc mà vẫn nhận máy mà không khiếu nại gì. Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án KMV đã cung cấp chứng cứ là Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 …”. Sao Nam đã không nộp thư điện tử do ông Kim gửi vào ngày 06-02-2015 và ngày 07-02-2015, như đã ghi tại trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, vì trong mục lục tài liệu hồ sơ số 1106 không liệt kê thư điện tử này. Hiện nay, hồ sơ vụ án cũng không có thư điện tử này. Biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 và ngày 22-09-2016, cũng không có chỗ nào đề cập đến việc công khai và tranh luận về các thư điện tử này. Lời kính gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh của Luật sư Nguyễn An Nhân, dài đến 18 trang, cũng không có chi tiết nào đề cập đến thư điện tử ngày 06/02/2015 hoặc Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016. Một điều kỳ quặc là Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 là do KMV nộp, được ghi nhận tại trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, nhưng KMV không trình bày gì về tài liệu này tại biên bản phiên tòa phúc thẩm và bản án phúc thẩm số 1106. Trong khi đó, bản án phúc thẩm lại lấy Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 đưa vào lời trình bày của Sao Nam. Do biên bản phiên tòa không được in ra và ký ngày 24-08-2016, để các đương sự đọc và bổ sung, nên bà Nguyễn Thu Chinh và đồng bọn, có thể dễ dàng chèn thêm các nội dung vào biên bản trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, để viết bản án phúc thẩm. Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 và thư điện tử có dấu hiệu giả mạo, được bọn chúng làm ra, đưa vào hồ sơ để lấy lý do sửa án sơ thẩm. Thư điện tử ngày 6/2/2015 là bịa đặt, vì hiện không có thư điện tử này trong hồ sơ vụ án. Các tài liệu giả mạo và bịa đặt này không thể xuất hiện trong bản án, nếu các luật sư của KMV hoặc Sao Nam không tham gia soạn thảo bản án.
9. Dấu hiệu các luật sư của KMV tham gia soạn thảo Bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én
Toàn bộ bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én thể hiện như là bản photocopy bài bài biện luận của luật sư KMV và Sao Nam. Nó trùng cả những chi tiết sai rất thô thiển, như là học sinh copy bài của bạn. Cụ thể:
a. Văn phong và cách đánh số tài liệu là của Sao Nam: Xem kỹ bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, so sánh với các tài liệu và cách trình bày của Sao Nam thì thấy cách trình bày và viện dẫn tài liệu là của luật sư phía Sao Nam. Hồ sơ từ sơ thẩm chuyển lên đã được cấp sơ thẩm đánh số bút lục, thì Kiểm sát viên cấp phúc thẩm, phải căn cứ vào số bút lục của hồ sơ vụ án để viện dẫn trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ, chứ không thể viện dẫn theo số tài liệu của Sao Nam, như trong bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Việc đánh số dối trá theo Sao Nam, bị lộ tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én.
b. Bịa đặt (Tài liệu số 10): Trong mục lục tài liệu hồ sơ vụ án, do cấp sơ thẩm chuyển lên cho cấp phúc thẩm, không có hợp đồng 018/HĐKT-14 về việc cung cấp máy C1070P. Tại trang 1 danh mục tài liệu, bút lục 375, do Sao Nam nộp cho tòa, tài liệu 10 là hợp đồng 038 – mua bán máy in C1100. Sao Nam không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14, mà chỉ nộp “Biên bản trả hàng máy C1070 ký ngày 08/8/2015”, tài liệu 20, được liệt kê cũng tại trang 1 danh mục tài liệu, bút lục 375. Saigonbook cũng không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14 cho tòa. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và bản luận cứ của Saigonbook, cũng không có hợp đồng 018/HĐKT-14. Để chứng minh cho việc Sao Nam đã thu hồi máy C1070P, Saigonbook đã nộp Biên bản bán hàng trả lại, bút lục 88 nhưng không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14. Hiện nay, toàn bộ hồ sơ vụ án, đang lưu giữ ở tòa, cũng không có hợp đồng 018/HĐkt-14. Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2014 cũng không có chi tiết nào đề cập đến hợp đồng 018/HĐKT-14. Vậy thì Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én lấy đâu ra hợp đồng 018/HĐKT-14 để mà “Qua nhận xét” tại trang 6 bản phát biểu?
c. Cùng một tông điệu: Với những dòng chữ giống hệt những dòng chữ thể hiện tại trang 16 bản án phúc thẩm số 1106, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đưa Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 để làm cơ sở để đánh giá về xuất xứ. Đây là tài liệu chưa được công khai đánh giá chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa ngày 24-08-2016 mà Saigonbook cũng không biết Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 nộp cho tòa từ bao giờ. Sau khi có kháng nghị giám đốc thẩm, hồ sơ trả về xử lại phúc thẩm thì tôi mới chụp được tài liệu này. Có khả năng Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 là tài liệu giả mạo, do các luật sư KMV và Sao Nam đưa vào để làm căn cứ sửa án sơ thẩm.
d. Đoạn bịa đặt hoàn toàn: “Tại phiên tòa, Saigonbook cũng đã xác nhận tháng 12/2014, thời điểm trước khi ký hợp đồng 03, Saigonbook đã nhận bộ chứng từ nhập khẩu của máy C1100 trong đó thể hiện xuất xứ là Trung Quốc”. Trong toàn bộ biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 và ngày 22-09-2016, không có chỗ nào thể hiện rằng, Saigonbook xác nhận điều này. Trong khi đó, tại trang 11 biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016, tôi truy hỏi về sự khai dối của Sao Nam về thởi điểm giao bộ chứng từ nhập khẩu, bằng một số câu hỏi. Kế đó, tôi “Đề nghị hội đồng xét xử xem xét việc mâu thuẫn trong việc trình bày của đại diện Sao Nam”. Như vậy, không thể có chuyện Saigonbook ‘xác nhận tháng 12/2014‘ như nhận xét tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Chỉ cần một chi tiết bịa đặt này cũng đủ chứng cứ để khởi tố và bắt khẩn cấp bà Nguyễn Thị Én.
e. Bịa đặt thư điện tử: Dòng 3 từ trên xuống, trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én ghi: “Qua xem xét tại thư điện tử ngày 06/02/2015“, nhưng trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có tài liệu nào thể hiện thư điện tử này. Trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, có ghi nhận Sao Nam nộp hai thư điện tử, nhưng không được lưu trong hồ sơ vụ án và cũng không có trong bảng liệt kê danh mục tài liệu 1106 của tòa án. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2019, tôi không nghe gì về tài liệu mà KMV và Sao Nam giao nộp ở cấp phúc thẩm. Biên bản phiên tòa ngày 22-08-2014 và ngày 22-09-2016 cũng không đề cập đến “thư điện tử ngày 06/02/2015″ ở phần hỏi hoặc tranh luận. Như vậy, ‘thư điện tử ngày 06/02/2015′, nếu có, thì cũng không được giao nộp đúng qui định tại Điều 96 BLTTDS 2015, để mà xem xét, coi là tài liệu chứng cứ của vụ án.
g. Sao Nam soạn cho bà Nguyễn Thị Én bài phát biểu kèm theo danh mục tài liệu viện dẫn: Biên bản nghiệm thu ngày 26/3/2015 (Tài liệu 11), được viện dẫn tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én thì tại bảng tài liệu đính kèm theo lời khai của Sao Nam, ghi là tài liệu số 16, còn tại bút lục số 204 thì Sao Nam đánh số là tài liệu 007. “Made in China” (Tài liệu số 8) được đề cập tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én là hoàn toàn không có trong hồ sơ vụ án và không được đề cập đến trong biên bản phiên tòa. Tài liệu số 8 được liệt kê trong danh mục tài liệu của Sao Nam là Bảng chào giá số 128. Như vậy, (Tài liệu số 11) và (Tài liệu số 8) và hợp đồng 018/HĐKT-14 (tài liệu 10), là những tài liệu được Sao Nam liệt kê trong một danh mục khác, trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, chuẩn bị cho bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Én vào ngày 22-09-2016. Chưa có một Kiểm sát viên nào, trong một vụ án kinh doanh thương mại, với sự vô tư khách quan, mà lại có thể đọc hồ sơ, moi móc từng tài liệu của một bên, ghi theo cách đánh số tài liệu của họ, đúng từng chi tiết, cả ngày tháng, để viện dẫn bênh vực cho họ một cách lộ liễu và gian trá, đến nỗi bản án phúc thẩm bị cấp giám đốc thẩm hủy, vì sai hoàn toàn.
Những nội dung chi tiết trình bày trên đây là đủ căn cứ để khởi tố và bắt khẩn cấp các thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Nguyễn Thị Lang, Bùi Ngọc Anh và Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én.
Các nội dung này đã được gửi tới cơ quan điều tra VKS chưa? Kết quả trả lời?