Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Căn Cứ Khởi Tố Thẩm phán Phù Quốc Tuấn

 

CĂN CỨ KHỞI TỐ THẨM PHÁN PHÙ QUỐC TUẤN

 

A. TỘI LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN

1. Đưa thêm tài liệu bất hợp pháp, có dấu hiệu giả mạo, vào hồ sơ để giải quyết vụ án
Trong hồ sơ vụ án, có bản photocoppy liên 2 hóa đơn 0000393, bút lục 543, do KMV nộp, được liệt kê trong một danh mục tài liệu ngày 14-04-2016. Nhưng ngày 14-04-2016 là ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, KMV không nộp các tài liệu này. Tại trang 2 biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 14-04-2016, “Chủ tọa: hỏi các đương sự có cung cấp thêm chứng cứ mới, có yêu cầu triệu tập người làm chứng không? Các đương sự: Không. Trang 16 biên bản phiên tòa sơ thẩm ghi nhận từ 12 giờ ngày 14-04-2016 đến 15 giờ ngày 19-04-2016 là thời gian nghị án kéo dài. Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 19-04-2016, phiên tòa tiếp tục và các bên cũng không nộp thêm tài liệu gì. Thế nhưng bản photocopy liên 2 hóa đơn số 0000393 lại là tài liệu duy nhất để Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đưa ra nhận định tại trang 15 bản án sơ thẩm: “KMV đã bán đứt máy C1100 cho Sao Nam thể hiện qua các chứng từ thanh toán đã nộp cho Tòa án” và “Hội đồng xét xử đã có đủ cơ sở để xác định: Sao Nam không phải là Đại lý thương mại mà là nhà phân phối của KMV“.
Bản photocopy liên 2 hóa đơn 0000393 có thể là tài liệu giả mạo, vì liên 2 là liên giao cho khách hàng thì KMV là bên bán, không thể còn lưu giữ liên 2 để photocopy. Nếu KMV photocopy hóa đơn 0000393 thì KMV phải photocopy từ liên 1 là liên mà họ còn lưu giữ và Tòa án phải kiểm tra đối chiếu với bản chính liên 1 hóa đơn 0000393. Không có chữ ký của người viết tay trên bản photocopy hóa đơn 0000393 mà chỉ có chữ ký của Tổng giám đốc Tadasu Ichino. Trong khi đó, Tadasu Ichino là người Nhật Bản, không rành tiếng Việt và ông ta cũng không thể là người có đủ thời gian để ký từng hóa đơn bán hàng như thế. Bản photocopy liên 2 hóa đơn 0000393 đề ngày 30-11-2014, nhưng trong bảng liệt kê danh mục tài liệu ngày 14-04-2016, mục 4, thì hóa đơn giá trị gia tăng số 0000393 là ngày 29/12/2014, đúng với ngày mà KMV chuyển máy in C1100 đến Printing Shop của Saigonbook, trước ngày ký biên bản bàn giao tài sản, ngày 30-12-2016, một ngày. Trang 28/33 bộ tờ khai thuế quý IV năm 2014 của Sao Nam. hóa đơn này bị sửa thành ngày 30-12-2014. Bản phô tô hóa đơn số 0000393 được đánh bút lục số 543 nhưng không được liệt kê trong mục lục tài liệu sơ thẩm. Bản photo hóa đơn 0000393 được giấu trong bản ý kiến ngày 14-04-2016, gồm 10 trang, được ghi là bản chính. Điều cho thấy Thẩm phán Phù Quốc Tuấn và Thư ký Bùi Nhật Vi Phượng đã có sự chuẩn bị khá công phu để che giấu bản photo hóa đơn 0000393. Đối chiếu với bộ chứng từ nhập khẩu thì tờ thông quan được KMV nộp cho Hải Quan ngày 01-12-2014. Như vậy ngày 30-11-2014, máy in C1100 chưa xong thủ tục Hải Quan, nghĩa là hàng chưa qua biên giới vào Việt Nam. KMV không thể xuất hóa đơn VAT chuyển quyền sở hữu cho Sao Nam. Và cũng không có lý do gì mà KMV phải xuất hóa đơn vào ngày 30-11-2014. Những dấu hiệu trên cho thấy bản photocopy hóa đơn 0000393 là tài liệu giả mạo.
– Tại trang 2 Biên bản hòa giải không thành ngày 21-01-2016, Saigonbook đề nghị tòa án yêu cầu KMVSao Nam xuất trình các tài liệu chứng cứ, trong đó có hóa đơn tài chính của KMV xuất bán máy C1100 cho Sao Nam, nhưng đã bị KMVSao Nam từ chối ở trang 3 biên bản hòa giải ngày 21-01-2016. Đồng thời, KMV gửi văn bản ngày 21-01-2016 cho tòa, bút lục 428, từ chối cung cấp tài liệu theo đơn đề nghị tòa án thu thập chứng cứ ngày 19 và 21-01-2016 của Saigonbook. Như vậy, bản photocopy hóa đơn 0000393 được đưa riêng cho Thẩm phán Phù Quốc Tuấn trong thời gian nghị án kéo dài từ 14-04-2016 đến 19-04-2016 để ông làm tài liệu viết bản án.
– Bản ý kiến KMV ngày 14/04/2016 của KMV và bản trình bày ý kiến của Sao Nam tại phiên tòa được đánh bút lục số 534-553 và 554-557, tại tập bổ sung sau ngày có thông báo kháng cáo. Dấu hiệu này, cho thấy, về thứ tự đánh số bút lục theo thời gian, KMVSao Nam nộp cùng ngày và không nộp các tài liệu này tại phiên tòa ngày 14-04-2016.
– Trong hồ sơ vụ án có bản giải trình của Sao Nam đề ngày 22-01-2016, kèm theo Giấy Chứng Nhận Nhà Phân Phối Ủy quyền. Đây là những tài liệu được đề cập trong bản án sơ thẩm nhưng chưa được công khai trong các buổi họp hòa giải công khai tài liệu chứng cứ. Trước đó một ngày, tại biên bản hòa giải sau ngày 21-01-2016, Sao NamKMV đều từ chối cung cấp tài liệu theo đơn yêu cầu ngày 19-01-2016đơn yêu cầu ngày 21-01-2016 của Saigonbook, nhưng không biết vì lý do gì, mà ngày hôm sau, 22-01-2016, Sao Nam lại cung cấp cho tòa kèm theo bản giải trình các tài liệu này. Tại các biên bản hòa giải sau đó, biên bản hòa giải ngày 01-03-2016biên bản hòa giải ngày 09-03-2016 đều không đề cập đến các tài liệu mà  Sao Nam đã nộp theo bản giải trình ngày 22-01-2016. Tại biên bản phiên tòa ngày 14-04-2016 và ngày 19-04-2016, cũng không đề cập đến Giấy Chứng Nhận Phân Phối Ủy Quyền. Thế nhưng Giấy chứng nhận phân phối ủy quyền lại được đề cập tại trang 15 bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST ngày 19-04-2016 của Tòa án nhân dân Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Tôi hoàn toàn bất ngờ về Giấy chứng nhận phân phối ủy quyền được đề cập tại trang 15 bản án sơ thẩm số 439. Đến khi vụ án chuyển lên cấp phúc thẩm, tôi chụp giấy Chứng nhận Nhà Phân Phối Ủy Quyền này tại bút lục số 223 và đem qua gặp Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh để trình bày. Nếu trước khi khởi kiện mà tôi có Giấy Chứng Nhận Phân Phối Ủy Quyền này thì tôi đã kiện KMV ra tòa với tự cách là đồng bị đơn với Sao Nam chứ không phải là “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan‘. Tôi nghĩ rằng, các tài liệu này cùng với bản photocopy hóa đơn 0000393, được các luật sư của KMV hoặc Sao Nam nộp trong thời gian nghị án kéo dài. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã không công khai các tài liệu chứng cứ do KMVSao Nam nộp, vi phạm khoản 1 Điều 97 BLTTDS 2004. Hậu quả là tước quyền được biết của Nguyên đơn – Saigobook được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS 2004.

2. Bỏ một số tài liệu ra khỏi hồ sơ vụ án: Tại danh mục tài liệu đính kèm lời trình bày của Sao Nam, có băng ghi âm cuộc họp ngày 06/08/2015, mục số 19, và băng ghi âm cuộc họp ngày 18/8/2015, mục số 23, nhưng đều bị Thẩm phán Phù Quốc Tuấn và thư ký Bùi Nhật Vi Phượng loại ra khỏi hồ sơ. Tài liệu đính kèm theo đơn khởi kiện của Saigonbook cũng có 2 băng ghi âm này được liệt kê tại mục số 10 và số 11 nhưng cũng bị tòa án loại ra khỏi hồ sơ. Đây là hai băng ghi âm rất quan trọng, thể hiện ông Trần Kim Chung được KMV ủy quyền bán máy in và ông ta thu hồi cũng là do được ủy quyền. Tại bút lục số 408, chứng cứ mới và trình bày bổ sung, trang 2, tôi có nộp tại tài liệu 41Văn bản của KMV gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương khẳng định Sao Nam là Đại lý thương mại nhưng đã bị Thẩm phán Phù Quốc Tuấn bỏ ra khỏi hồ sơ cho phù hợp với nhận định của ông tại trang 15 bản án sơ thẩm số 439, “Sao Nam không phải Đại lý thương mại mà là nhà phân phối của KMV”. Lên đến cấp phúc thẩm, đọc lại hồ sơ, tôi tìm không ra Văn bản của KMV gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương nên tôi phải nộp bổ sung tại bút lục 640. Hợp đồng mua bán máy in kỹ thuật số với STS cũng bị Thẩm phán Phù Quốc Tuấn loại ra khỏi hồ sơ vụ án. Lên đến cấp phúc thẩm tôi lại phải bổ sung hợp đồng này, thể hiện ở trang 3 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016. Tại Điều 08 khoản 4 Hợp đồng mua bán máy in kỹ thuật số với STS, cũng là nhà phân phối như Sao Nam, nhưng họ ghi rõ trong hợp đồng họ là Đại lý thương mại của KMV. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn bỏ ra khỏi hồ sơ những tài liệu vừa liệt kê trên là để phù hợp với nhận định của ông tại trang 15 bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST.

 

 

B. TỘI RA BẢN ÁN TRÁI PHÁP LUẬT

  1. Cố ý tuyên án ngoài phạm vi yêu cầu của đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện của tôi không yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng 038 hoặc hợp đồng 03 vô hiệu do nhầm lẫn. Trong suốt quá trình giải quyết vụ án, cũng không có bên nào nói họ nhầm lẫn và đưa ra yêu cầu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn cũng chưa hỏi tôi, trong trường hợp các bên nhầm lẫn xuất xứ thì tôi có yêu cầu tòa tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn hay không. Tòa tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn xuất xứ là vượt quá ‘phạm vi đơn khởi kiện’ của tôi, được qui định tại Điều 5 BLTTDS 2004. Trong trường hợp nhầm lẫn thì tôi không yêu cầu tòa án giải quyết. KMVSao Nam đã lừa tôi không chỉ chiếc máy C1100 mà họ đã lừa tôi cả Printing Shop, đã được tôi đề cập ngay từ đơn khởi kiện nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết Printing Shop. Phải có bản án tuyên vô hiệu do lừa dối với sự liên đới trách nhiệm của KMV thì tôi mới có cơ sở kiện đòi bồi thường thiệt hại Printing Shop. Hội đồng xét xử chỉ có thể bác hoặc chấp nhận, một phần hoặc toàn bộ yêu cầu trong đơn khởi kiện của tôi chứ không thể tự tiện đặt ra “vô hiệu do nhầm lẫn” để trả máy in lại cho KMVSao Nam. Các hội thẩm nhân dân có thể không thấu hiểu Điều 5 BLTTDS 2004 nhưng Thẩm phán Phù Quốc Tuấn, lúc ấy đã là Phó Chánh án TAND Q3, thì phải đủ năng lực để hiểu rõ Điều 5 BLTTDS 2004. Chỗ sai này thể hiện rõ sự cố ý ra bản án trái pháp luật của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn.
  2. Tuyên án sai với qui định tại Điều 131 BLDS 2005: Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tuyên hợp đồng 03 vô hiệu do nhầm lẫn xuất xứ theo qui định tại Điều 131 BLDS 2005 lại càng thể hiện sự cố ý ra bản án trái pháp luật. Bởi lẽ, Điều 131 BLDS 2005 qui định “Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này“. Xuất xứ là một trong ba thông tin định danh bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng nhập khẩu, thì có nghĩa là, bên bán phải có nghĩa vụ định danh sản phẩm trong mọi giao dịch. Tập đoàn Konica Minolta đến từ Nhật Bản, do người Nhật Bản điều hành, ký hợp đồng bán máy có xuất xứ Nhật Bản thì làm gì có sự nhầm lẫn ở đây. Hơn nữa, máy C1100 được bán cho Saigonbook có giá cao gấp ba lần bán cho các đối tác khác, lệch nhau đến 2,1 tỉ đồng, thì lừa dối về xuất xứ là gắn liền với mục đích để Saigonbook xác lập hợp đồng mua máy với giá cao. Tuyên xử nhầm lẫn xuất xứ là hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật.
  3. Cố ý bỏ sót hợp đồng 038: Thẩm phán Phù Quốc Tuấn không xét tính vô hiệu của hợp đồng 038 mà chỉ xét vô hiệu của hợp đồng 03 là hoàn toàn sai qui định tại Điều 132 BLDS 2005. Các hành vi lừa dối của KMVSao Nam là những hành vi có trước khi các bên ký kết hợp đồng 038 và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xác lập hợp đồng 038. Theo Điều 137 BLDS 2005 thì “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập” hợp đồng 038, tức là, vô hiệu từ ngày 20-10-2014, là ngày mà các bên ký kết hợp đồng 038. Hợp đồng 038 vô hiệu theo Điều 132 BLDS 2005 và thời điểm vô hiệu hợp đồng 038 theo Điều 137 BLDS 2005 không liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận thay thế hợp đồng 038 bằng hợp đồng 03. BLDS 2005BLTTDS 2004 sửa đổi năm 2011, không có chữ nào là “giá trị pháp lý” và cũng không có điều luật nào qui định “không có giá trị pháp lý” đối với một hợp đồng. Tại trang 13, bản án sơ thẩm, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tự đặt ra thuật ngữ “không còn giá trị pháp lý” để bác yêu cầu khởi kiện đối với hợp đồng 038 là thể hiện sự yếu kém về mặt chuyên môn không thể chấp nhận được. Một điều hết sức vô lý là đơn khởi kiện nêu các hành vi lừa dối dẫn đến xác lập hợp đồng 038 mà bỏ qua hợp đồng 038 thì các hành vi lừa dối ở giai đoạn trước hợp đồng 038, không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xác lập hợp đồng 03. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã cố ý xử sai, tạo điều kiện cho cấp phúc thẩm tiếp tục thống nhất với cái sai của cấp sơ thẩm.
  4. Cố ý nhận định sai về chủ thể:
    Trong hồ sơ vụ án có đủ tài liệu để kết luận quan hệ giữa KMV với Sao Nam là quan hệ đại lý ủy quyền nhưng tại trang 15 bản án sơ thẩm lại nhận định “Sao Nam không phải là Đại lý thương mại mà là nhà phân phối của KMV“. Đây là nhận định kỳ quặc đến mức ngu dốt, không thể chấp nhận được đối với một Thẩm phán. Phân phối là phạm trù chung, còn đại lý thương mại là phạm trù riêng. Phân phối được thể hiện bằng 4 hình thức cụ thể, được định nghĩa tại  Điều 3 Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ: “Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại“. Đại lý chỉ là một dạng cụ thể của phân phối, nó giống như cây xoài là một dạng của cái cây. Không thể nói đó là “cái cây chứ không phải cây xoài“, cũng như không thể nói “Phân phối chứ không phải đại lý“. Luật Thương mại 2005 không có điều khoản nào điều chỉnh quan hệ phân phối. Muốn áp dụng Luật Thương mại thì phải các định hình thức cụ thể của phân phối. Nếu bán buôn, bán lẻ thì áp dụng pháp luật qui định ở Chương II – mua bán hàng hóa, nếu cung ứng dịch vụ thì áp dụng Chương III – cung ứng dịch vụ; nếu xúc tiến thương mại thì áp dụng Chương IV – xúc tiến thương mại; còn đại lý thương mại thì phải áp dụng Chương V – trung gian thương mại, cụ thể là mục 4 – Đại lý thương mại, được qui định từ điều 166-177. Xác định Sao Nam là nhà phân phối của KMV thì không có pháp luật để áp dụng. Tôi chưa gặp người nào chỉ vào cây mít rồi nói: “Nó là cái cây chứ không phải cây xoài“, cho nên tôi rất dị ứng với câu: “Sao Nam không phải là Đại lý thương mại mà là nhà phân phối của KMV” , được Thẩm phán Phù Quốc Tuấn viết tại trang 15 bản án sơ thẩm. Đây là hành vi cố ý của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn để cứu KMV thoát khỏi trách nhiệm của bên giao đại lý ủy quyền.
  5. Các hành vi lừa dối của KMVSao Nam là có đủ tài liệu nộp cho tòa án như đã trình bày ở mục Thủ Đoạn Lừa Dối Của KMV và Các Đại lý. Với các tài liệu đã được đánh bút lục có trong hồ sơ vụ án, đủ để kết luận KMVSao Nam lừa dối và không ai có thể nghĩ là các bên nhầm lẫn như Thẩm phán Phù Quốc Tuấn nghĩ ra. Hơn nữa, ngoài chứng cứ còn có niềm tin nội tâm của người thẩm phán đối với từng trường hợp cụ thể. Với hành vi thu hồi máy và đề nghị giữ bí mật, sau khi bị Saigonbook cáo buộc lừa dối, thì ai cũng phải nghĩ là bọn KMVSao Nam đã lừa. Không phản đối các cáo buộc lừa dối và lặng lẽ thu hồi máy là thừa nhận sự lừa dối bằng hành vi. Theo Điều 80 khoản 2 BLTTDS 2004 thì “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh“. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn hoàn toàn có thể dựa vào Điều 80 khoản 2 BLTTDS 2004 cùng với các tài liệu có trong hồ sơ để đưa ra nhận định KMVSao Nam lừa dối là có căn cứ pháp luật nhưng ông đã cố ý không làm mà cố ý nhận định các bên nhầm lẫn với lỗi ba bên.
  6. Cố ý nhận định sai về chứng từ xuất xứ: Tại trang 9 biên bản phiên tòa sơ thẩm, Sao Nam khai “vào tháng 12/2014, Sao Nam có cung cấp cho Saigonbook bộ chứng từ nhập khẩu của máy C1100 có thể hiện xuất xứ Trung Quốc. Do đó Sao Nam không có lừa về xuất xứ hàng hóa. Đây là chi tiết duy nhất để Sao Nam, KMV và các luật sư của họ biện hộ và đổ lỗi cho Saigonbook không kiểm tra xuất xứ khi nhận bộ chứng từ nhập khẩu lúc nhận máy. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố nghị án kéo dài, từ ngày 14-04-2016 đến ngày 19-04-2016, trở lại phần xét hỏi và tranh luận thì Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã hỏi lại một lần nữa, về việc giao nhận chứng từ nhập khẩu. Tại trang 17 biên bản phiên tòa sơ thẩm, Sao Nam đã khai với tòa là họ giao bộ chứng từ nhập khẩu này vào tháng 02-2015, còn đại diện KMV khai là KMV giao từ tháng 12-2014. Cả đại diện KMVSao Nam đều khai dối với tòa. Lời khai dối của Sao Nam đúng về mặt thời gian, nhưng sai về người giao. Đại diện KMV khai chính họ giao là đúng, nhưng lại sai về mặt thời gian. Sự thật, bộ chứng từ nhập khẩu này, được ông Đào Việt Linh giao kèm với Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, đề ngày 5-2-2015, gửi đích danh Công ty TNHH Phát Hành Sách Sài Gòn, có ký tên Tadasu Ichino và dấu của KMV. Tôi cũng đã trả lời là ông Đào Việt Linh giao cho Saigonbook vào tháng 02-2015. Sao Nam có 4 lần khai dối về việc họ giao bộ tờ khai nhập khẩu. Lần đầu tiên, tại biên bản hòa giải không thành ngày 01-03-206, Sao Nam khai là họ giao bộ chứng từ nhập khẩu vào tháng 02-2015. Lần thứ hai, tại biên bản hòa giải không thành ngày 9-3-2016, Sao Nam khai giao bộ tờ khai nhập khẩu vào tháng 02-2015. Lần thứ ba, tại trang 9 biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 14-04-2016, Sao Nam khai giao bộ tờ khai nhập khẩu vào tháng 12-2014. Lần thứ 4, tại trang 17 biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 19-04-2016, Sao Nam khai giao bộ chứng từ nhập khẩu tháng 02-2015. Như vậy, có một lần Sao Nam khai giao bộ chứng từ nhập khẩu vào 12-2014 và có ba lần, trong đó có lần cuối cùng vào ngày 19-04-2016, Sao Nam khai giao bộ chứng từ nhập khẩu vào tháng 02-2015 tại trang 17 biên bản phiên tòa sơ thẩm. Và cũng không có tài liệu gì chứng minh, nhưng tại trang 19 bản án sơ thẩm, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn lại đưa ra chi tiết “Hơn nữa, vào tháng 12-2014, Sao Nam có cung cấp cho Saigonbook bộ chứng từ nhập khẩu“, để kết luận là lỗi do Saigonbook không kiểm tra xuất xứ máy, không đối chiếu với bộ chứng từ nhập khẩu. Qua các câu hỏi lại về thời điểm giao bộ tờ khai nhập khẩu, khi trở lại xét hỏi ngày 19-04-2016, có thể khẳng định rằng, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã có sự chuẩn bị cho việc nhận định lỗi là do Saigonbook không kiểm tra khi đã nhận bộ tờ khai nhập khẩu đồng thời với thời điểm nhận máy, vì nếu, giao bộ tờ khai nhập khẩu vào ngày 05-02-2015 thì không phải là thời điểm kiểm tra, bàn giao máy.
    Theo Điều 3 khoản 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP thì “Giấy chứng nhận xuất xứ” là văn bản chứng minh xuất xứ. Khi giao máy nhập khẩu, người ta giao kèm giấy chứng nhận xuất xứ để chứng minh xuất xứ, chứ không ai giao bộ chứng từ nhập khẩu thay cho Giấy chứng nhận xuất xứ. Đây là thói quen thương mại phải được áp dụng theo Điều 13 Luật thương mại. Thế nhưng, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã sử dụng lời khai dối của Sao Nam, sửa lại thời gian, để phù hợp với nhận định ‘gây nhầm lẫn‘ do Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tự nghĩ ra tại trang 20 bản án sơ thẩm.
  7. Cố ý nhận định sai về bảo hành: Tại trang 19 bản án sơ thẩm, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn nhận định “thời hạn bảo hành tại Điều 4 Hợp đồng 03 và Điều 7 Hợp đồng 038 có sai sót về lỗi đánh máy“.  Nhưng Sao Nam không có quyền soạn thảo và một ấn định thời hạn bảo hành trong hợp đồng, mà phải giao phiếu bảo hành theo qui định tại ĐIỀU II-4 Hợp Đồng Nhà Phân Phối. Phiếu bảo hành có hai thông số: bảo hành theo thời gian là 36 tháng; bảo hành theo sản phẩm là 9 triệu bản in. Sao Nam chỉ đưa một thông số theo thời gian vào hợp đồng, còn thông số theo sản phẩm thì không đưa vào. Tại hợp đồng 018, bán máy C1070P cho Saigonbook thì Sao Nam cũng ghi 12 tháng thay cho giao phiếu bảo hành. Đây không thể là lỗi đánh máy như thẩm phán Phù Quốc Tuấn nhận định. Tại trang 2 bản giải trình ngày 22-01-2016Sao Nam nộp riêng cho Thẩm phán Phù Quốc Tuấn, Sao Nam cho rằng, Kể từ sau khi ký biên bản nghiệm thu chiếc máy C1100, Sao Nam đã liên hệ để cung cấp phiếu bảo hành cho Saigonbook nhưng Saigonbook do muốn trả lại máy nên không đồng ý nhận. Nhưng tạị trang 2 biên bản nghiệm thu ngày 26-03-2015 do Sao Nam soạn thảo thì Sao Nam ghi là “Chế độ bảo hành như qui định tại Điều 4 của Hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua bán tài sản số: 03.12.14/HĐMB-SG”. Như vậy, tại thời điểm nghiệm thu, Sao Nam không đề cập đến Phiếu bảo hành và không giao phiếu bảo hành và một lần nữa khẳng định bảo hành chỉ là 12 tháng theo Điều 4 của Hợp đồng. Email điều chỉnh bảo hành được Sao Nam nộp cho Tòa tại bút lục số 224, thể hiện Saigonbook phát hiện Sao Nam lừa bảo hành và gửi email khiếu nại là lúc 3:46PM ngày 24-07-2015 và Sao Nam điều chỉnh bảo hành cho Saigonbook, lúc 5:31 PM ngày 24-07-2015, với “lý do bộ phận lập HĐ nhận thông tin về thay đổi thời gian bảo hành muộn nên có sai sót”, chứ không nêu lỗi do đánh máy như nhận định của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn. Việc Sao Nam điều chỉnh bảo hành chỉ là biện pháp khắc phục hậu quả chứ không làm thay đổi bản chất của hành vi lừa dối tại thời điểm xác lập hợp đồng 038 và hợp đồng 03.

Bản án sơ thẩm số 439/KDTM-ST ngày 19-04-2016 do Thẩm phán Phù Quốc Tuấn làm chủ tọa, đã bị hủy quyết định giám đốc thẩm nhận định là sai hoàn toàn và cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng 038, hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005. Các hành vi của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn nêu trên cùng với hậu quả bản án sơ thẩm bị hủy, đã đủ căn cứ để khởi tố Thẩm phán Phù Quốc Tuấn.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar