ĐỊNH NGHĨA CỦA HÌNH LUẬT
Theo một định nghĩa tổng hợp, hình luật là một ngành luật có phạm vi và đối tượng là quyền trừng phạt. Danh từ hình luật dùng ở Việt Nam có một ý nghĩa tổng quát bao gồm hai ngành chính của môn này: Tội phạm và hình phạt. Luật Pháp quốc đã dùng hai danh từ: “droit criminel” và “droit penal”. Sở dĩ dùng hai danh từ đó là tùy theo phương tiện khảo cứu là tội phạm (crime) mà hình phạt là hậu quả, hay trái lại là hình phạt (peine) mà tội phạm là nguyên nhân. Hai khái niệm tối phạm và hình phạt có một mói tương quan mật thiết với nhau mà người ta không thể phân tách, vì đặc tính của tội phạm là sự chế tài đặc biệt bằng hình phạt.
Quyền trừng phạt đối với một động tác hay một sự bất động nào mà luật pháp ngăn cấm là một quyền căn bản của một quốc gia. Nhưng không phải chỉ quốc gia mới có quyền trừng phạt. Các tư nhân, nghiệp đoàn, hiệp hội, những hội đồng được chính phủ cho phép hoạt động cũng có quyền trừng phạt và cũng có quyền áp dụng hình phạt về kỷ luật. Hình phạt về kỷ luật khác với hình phạt của hình luật về sự cấu tạo tổ chức và về tính chất các quyền lợi được các hình phạt ấy được bảo vệ. Dù sao thì hình phạt kỷ luật cũng phải được luật pháp minh thị hay mặc nhiên cho phép, như quyền trừng phạt của y sĩ đoàn, thượng hội đồng thẩm phán và luật sư đoàn…
Chúng ta phải nói ngay rằng quyền trừng phạt là một sự kiện lịch sử, và vì thế nên có ở khắp mọi nơi và khắp mọi thời đại, như chúng ta đã thấy, cha có quyền trừng phạt con, thầy có quyền trừng phạt trò, tướng có quyền trừng phạt quân. Điểm này là những sự kiện thông thường của nhân loại từ buổi khai nguyên. Nhưng chúng ta cũng không nên quyên rằng trong những mối tương quan xã hội, quyền trừng phạt phải gồm ba yếu tố chính yếu:
1) Quyền trừng phạt bắt nguồn từ quyền chỉ huy và ở sự lệ thuộc của người bị trừng phạt đối với người tuyên hình phạt;
2) Quyền trừng phạt có mục đích chế tài một cấm chỉ hoặc một mệnh lệnh, nhưng thường thì chế tài sự cấm chỉ nhiều hơn là mệnh lệnh;
3) Quyền trừng phạt với hình phạt thì gây cho người thọ hình một sự đau đớn với mục đích để ngăn ngừa họ đừng tái phạm và những người khác phải theo đó đừng bắt chước phạm lỗi nữa.
Quyền trừng phạt và hình phạt nào cũng mang màu sắc luân lý khi người ta dùng hình phạt để thị uy, buộc ai nấy phải tuân theo. Quyền chỉ huy đã áp dụng hình phạt khi có sự vi phạm quyền chỉ huy. Đó là mục tiêu của hình phạt dù người giữ quyền trừng trị là một tư nhân, một đoàn thể hay hay là một quốc gia. Đứng về mặt thực tế thì trong các xã hội hiện đại, quốc gia giữ độc quyền trừng phạt. Cho nên nếu các tư nhân, các đoàn thể có một phần quyền trừng trị thì chẳng qua là do sự ưng thuận của quốc gia mà thôi. Quốc gia vì là một lực lượng tập thể có tổ chức để phụng sự pháp luật cho nên, về phương diện trừng phạt có thể nói là quyền của quốc gia được coi là vô biên. VÀ do đấy, chế độ của quốc gia có thể là chế độ độc tài tuyệt đối. Theo luật gia danh tiếng: “Luật pháp là chính sách của quyền hành, vì vậy cho nên quyền trừng phạt của một quốc gia phải được định rõ theo luật pháp và lấy luật pháp làm giới hạn“. Chúng ta nhận thấy điều này rất đúng trong lãnh vực trừng phạt. Khi muốn một mệnh lệnh hay một cấm chỉ được tuân theo thì dĩ nhiên quốc gia phải quy định một cách rõ rệt những mệnh lệnh hay cấm chỉ đó cùng những hình phạt chế tài khi có sự vi phạm. Vì nếu không có sự dự liệu tội phạm trong luật pháp thì không có sự an toàn pháp lý cho các công dân được. Sự hiện hữu của hình luật thực tại là hậu quả thiết yếu của nguyên tắc pháp căn của tội phạm và hình phạt được nêu trong bản tuyên ngôn nhân quyền. Trong đó chúng ta thầy có nói: “Luật pháp chỉ được quy định những hình phạt rõ rệt và cần thiết. Dĩ nhiên người ta chỉ có thể bị trừng phạt theo một đạo luật đã được soạn ra và ban hành trước khi xảy ra tội phạm và được áp dụng theo đúng pháp lý”. Như vậy hình phạt thực tai gồm toàn thể luât pháp quy định quyền trừng phạt của một quốc gia. Mỗi quốc gia có một hình luật thực tại, như chúng ta thấy thì có hình luật Anh quốc, Pháp quốc, Việt Nam v.v… Toàn thể luật pháp này có thể chia làm 3 nhóm:
1) Nhóm luật pháp quy định hình phạt đối với những động tác hay những sự bất tác động nào mà luật pháp ngăn cấm. Động tác hay sự bất động ấy được gọi là vi phạm hay tội phạm, hoặc theo một danh từ rõ rệt hơn, người ta gọi là một trọng tội, một khinh tội hay một tội vi cảnh. Người ta gọi những người phạm pháp là bị cáo đối với trọng tội; còn đối với khinh tội hay vi cảnh thì gọi là bị can hay can phạm.
2) Nhóm luật pháp tổ chức các cơ quan có nhiệm vụ diều tra, truy tố, xét xử các can phạm và trông coi sự thi hành các hình phạt đã được tuyên xử;
3) Nhóm luật pháp ấn định những thể thức hình sự tố tụng cùng những cách thức phải tuân theo để kiểm chứng các sự kiện phạm pháp, truy tố và trừng phạt các can phạm.
Công cuộc ấn định những động tác và bất động đáng bị trừng phạt và những hình phạt chế tài thì thuộc phạm vi của hình luật thuần túy, còn những công cuộc ấn định những cơ quan điều tra, xử án và thủ tục thuộc phạm vi của hình luật./.
Bình luận