Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU
Sự sưu tầm xã hội chính trị học và chính sách xã hội

Destutt de Tracy trong sách “Elements d’ideologir” phần I xuất bản năm 1801 viết: “Những khoa học về ý thức hệ, luân lý và chính trị, cũng cần phải được nghiên cứu cẩn thận, như những khoa học khác, mới có thể thấu hiểu và thực nghiệm được”.
Người mới bắt đầu nghiên cứu xã hội chính trị học, có thể chỉ có một ý muốn tầm thường, là tìm kiếm hiểu biết ít nhiều về Xã hội chính trị, và văn hóa của loài người mà thôi. Nhưng việc tìm hiểu đời sống xã hội chính trị, làm cho kiến thức người nghiên cứu thêm dồi dào, trí tuệ minh mẫn, giúp họ có thể phán xét một cách khách quan, những hiện tượng quanh mình, nhờ những kết quả sưu tầm khoa học của các nhà xã hội chính trị học tích trữ, tập trung, nhấ là trong mấy mươi năm gần đây.
Thật ra, dù kẻ nghiên cứu xã hội chính trị học là ai, trước hết họ cũng là một công dân, và là một diễn viên, đóng nhều vai trò trong xã hội chính trị. Do đó ý muốn hiểu biết thuần túy chưa đủ. Vì lợi ích riêng, họ còn thường tìm cách áp dụng kiến thức xã hội chính trị học của mình, vào những hoàn cảnh xã hội trong đó chính họ đang sống. Đây là giai đoạn mà không có một sách vở nào hay một giáo sư nào có thể giúp cho đương sự được. Họ phải tự xoay xở, tự làm lấy một mình. Có thể một chuyên viên xã hội chính trị học mà lại hành động như một kẻ sống bên lề xã hội, cũng như một nhà thông thái, đại kinh tế tài chính mà lại phung phí đồng tiền của mình. Tuy nhiên, có thể nói một cách tổng quát rằng, sự nghiên cứu và suy tầm, xã hội chính trị học, nếu phân tích cho cùng, đều được luôn luôn thúc đẩy bởi ý tưởng của kẻ sưu tầm, là muốn làm cho mọi việc bang giao trong xã hội tốt đẹp hơn. Về phương diện này cần nhấn mạnh, trước tiên là hiện tại, đã có một kho tàng kiến thức tích cực quý báu về xã hội chính trị, kết quả của bao nhiêu thế kỷ sưu tầm, trường kỳ, liên tiếp, do ở công trình kiên nhẫn của các chuyên viên trong ngành xã hội chính trị học. Khía cạnh khoa học của cuộc nghiên cứu, là cung cấp những tài liệu đứng đắn, xác thực, phổ cập, để ai ai cũng có thể tin cậy sử dụng được. Cuộc nghiên cứu sưu tầm xã hội chính trị học cũng thế, có cao vọng giúp cho cá nhân làm sao cải thiện những bang giao xã hội của  mình. Mọi kế hoạch làm cho xã hội tiến bộ, không thể nào có thể thực hiện được nếu không dựa vào kiến thức khoa học, do xã hội chính trị học đem đến. Danh từ cải cách xã hội ngày nay không còn thích hợp thời trang, vì bề ngoài nó nhấn mạnh đến tính cách luân lý. Hiện tại người ta hay dùng danh từ Chính sách xã hội (Politique Sociale) để thay thế. Nhưng dù có danh từ gì, sự kiện vẫn là yếu tố chính trịkế hoạch là những dữ kiện chính yếu của một đời sống xã hội có tổ chức. Vì vậy, chính sách xã hội, đòi hỏi việc áp dụng sáng suốt sự hiểu biết của xã hội chính trị học. Nhiều kế hoạch xã hội được thiết lập, trong quá khứ, dựa vào những kinh nghiệm mơ hồ, rủi ro nên thất bại.
Ngày nay, mỗi gia đình, nhà trường, nhà thờ, mỗi đàn thể, xí nghiệp, đơn vị hành chánh, v.v… đều thiết lập kế hoạch cho tương lai, tìm cách giải quyết vấn đề liên quan hoạt động của mình, quản trị nhân viên, theo đuổi một mục đích xã hội. tất cả những việc đó, không gì khác hơn là chính sách xã hội. Nhưng để làm tròn các nhiệm vụ này, nếu dựa trên một kei16n thức chính xác, có giá trị, do khoa xã hội chính trị học cung cấp, thì đẹp đẽ và hữu hiệu hơn là dựa trên một số kinh nghiệm phiêu lưu chẳng có giá trị gì. Điều đáng lưu ý là, vai trò nhà xã hội chính trị học, không phải để thảo luận xem giữa hai yếu tố, kiến thức và đạo đức, yếu tố nào quan trọng hơn hết cho sự phát triển của một xã hội tốt. Có thể suy đoán rằng, mọi con người có trách nhiệm, đều lo lắng tìm một giải pháp cho đời sống tươi đẹp hơn. Nhưng nếu xét cho kỹ, sự tiến bộ xã hội, không phải chỉ có ý muốn, ý tốt, thiện chí, hay dựa vào đạo đức đơn thuần mà thực hiện được. Có một sự khác biệt rất lớn giữa đạo đức thụ động (vertupassive) và đức tánh tích cực, nghĩa là giữa sự kiện chấp nhận mọi cuộc biến đổi, mà không nghĩ ngợi đến, với sự kiện kích thích, thúc đẩy, điều khiển một cách minh mẫn, sáng suốt những sự tiến triển của xã hội. Dĩ nhiên, các nhà chân tu, đạo đức cao trọng, lập thành nền tảng quý báu của mọi xã hội. Nhưng nếu họ không biết gì về sự phân tích kỹ thuật, của những vai trò, định chế xã hội, quá trình và chức vụ xã hội, thì có thể họ chỉ góp một phần rất ít vào sự tiến bộ xã hội hợp lý. Một sự thông suốt đầy đủ những hiện tượng xã hội chính trị, là một điều kiện có tính cách thiết yếu cơ bản và tiên quyết, cho mọi công cuộc xây dựng xã hội chính trị tốt đẹp. Xã hội học là khoa học nghiên cứu những hiện tượng xã hội. Noi rõ hơn, xã hội học nghiên cứu các vấn đề như là: Nhân cách xã hội, qui chế xã hội, đơn vị đoàn thể xã hội; các loại nhóm, tập đoàn, hiệp hội, tập thể xa 4ho65i, các khuôn khổ tiêu biểu thái độ xã hội, các kiểu mẫu cư xử, tinh thần tập thể, sự phán xét, thành kiến, dư luận quần chúng, sự tuyên truyền; vai trò, tương quan, quá trình xã hội; Tranh chấp, định chế, chế tài xã hội; Văn hóa, giá trị xã hội; Hiện tượng linh động, di cứ, thay đổi xã hội, tiến bộ, kiểm soát xã hội, lãnh đạo, hội nhập xã hội văn hóa …
Trong các hiện tượng xã hội, có một hiện tượng rất quan trọng, có thể chi phối các hiện tượng khác, đó là hiện tượng quyền hành, tổ chức bộ máy cai trị, điều khiển xã hội. Hiện tượng này, ngày nay làm thành đối tượng của một khoa học riêng biệt, tách rời dần ra khỏi khoa học xã hội, đó là khoa chính trị học (science politique). Tuy nhiên, giữa hai môn xã hội học và chính trị học vẫn có một khu vực chung, làm đề tài cho mộn học đặc biệt của chúng ta, tức là môn xã hội chính trị học (sociologie politique). Xã hội chính trị học nghiên cứu những vấn đề liên hệ mật thiết, theo tương quan nhân quả, giữa hai ngành xã hội học và chính trị học. Nói cách khác, đối tượng xã hội chính trị học là khảo cứu những khung cảnh chính trị (les cadres de la politique), dựa vào những yếu tố vật lý (địa dư, dân số), những yếu tố xã hội (kỹ thuật, định chế, văn hóa), và những yếu tố tương phản chính trị (antagonismes politiques), có tính cách cá nhân (khả năng, tâm lý), hay tập thể (giai cấp đấu tranh, phân biệt chủng tộc, đoàn thể, v.v..). Ngoài ra, xã hội chính trị học cũng nghiên cứu những hình thức đấu tranh chính trị, chiến lược chính trị, và sự phát triển hội nhập (integration). Có thể nói phương trình hội nhập xã hội chính trị là cứu cánh tối thượng của môn học này. Vậy để có thể hiểu thế nào là xã hội chính trị học, hầu xây dựng phương trình hội nhập xã hội chính trị, ta cần phải xét 3 phần chính là:
Phần I: Ý niệm xã hội học và chính trị học.
Phần II: Nội dung xã hội chính trị học.
Phần III: Những phương thức hội nhập xã hội chính trị học./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar