Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Luật thuê nhà để ở, làm thủ công hay nghề nghiệp

LUẬT THUÊ NHÀ ĐỂ Ở, LÀM THỦ CÔNG HAY NGHỀ NGHIỆP
Dụ số 4 ngày 2-4-1953

Điều 1: “Những sự tương quan giữa người cho thuê và người thuê hay người chiếm ngụ ngay tình nhà để ở, hoặc để dùng về thủ công nghệ và nghề nghiệp đều được ấn định bởi các điều khoản của Dụ này, áp dụng trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam. Các điều khoản của Dụ này cũng áp dụng cho các nhà cửa vừa dùng để ở, vừa dùng về thương mại hay kỹ nghệ, trong trường hợp của sự ưu thế vì dùng để ở hoặc dùng về thủ công nghệ hay về nghề nghiệp“.
Tòa Hòa Giải Rộng Quyền Sóc Trăng, trong một bản án ngày 5-2-1957 đã xác định rằng: “Tính cách của một căn phố cho thuê là do ý định chung giữa hai bên đương sự lúc lập tờ khế ước. Nếu ý định chung là nhà buôn bán mà thực tế dùng để ở thì tính cách vẫn là thương mại. Nếu khế ước không nói rõ thì tính cách căn phố là do sự sử dụng thực tế”. (PLTS 1957. II.52). Về vấn đề sử dụng thực tế thì việc xét xem nhà cửa vừa dùng để ở, vừa dùng về thương mại hay kỹ nghệ có ưu thế hay không về việc dùng để ở là một vấn đề sự kiện thuộc toàn quyền thẩm lượng của tòa án xét về mặt tình lý. (Tòa phá án ngày 26-9-1962 và Tòa phá án ngày 28-8-1963 (PLTS 1963.I.57 và PLTS 1964.I.32).
Điều 2: “Để áp dụng dụ này, danh từ thủ công dùng để chỉ những người lao công tự làm lấy và làm cho mình một thủ công nghệ đặt tại nhà mình hay ở ngoài, có dùng hay không dùng sức máy, có hay không có bảng hiệu và cửa hàng dùng bán thứ nhất là những sản phẩm do tay mình làm ra, tự làm nghề một mình hay có vợ hoặc chồng hoặc có người thân thuộc trong gia đình, thợ hay người tập nghề giúp đỡ. Số người giúp việc cho một thủ công không khi nào được quá số mười người, không kể người thân quyến trực hệ của người ấy, và chính một mình người ấy phải đứng ra điều khiển công việc mà thôi“.
Muốn được coi là người thủ công phải hội đủ ba điều kiện:
1) Làm một nghề bằng tay chân hay có thể dùng máy móc;
2) Tự làm lấy trong gia đình, tối đa chỉ có 10 người bên ngoài giúp việc;
3) Hàng hóa chính yếu là do tự mình chế tạo.
Vậy điều căn bản để phân biệt giữa người thủ công và người bán là người thủ công bán các hàng do mình sản xuất, chế tạo ra, còn người buôn bán là bán các hàng do người khác sản xuất ra.
Điều 3: “Để áp dụng dụ này, danh từ: “nhà dùng về nghề nghiệp” là nhà dùng để làm một nghề tự do như nghề luật sư, y sĩ, giáo sư, v.v… Tuy nhiên, người làm một nghề tự do chỉ có thể hưởng qui  chế “nhà dùng về nghề nghiệp” chỉ cho một nhà trong một địa vực mà thôi, nhà ấy dùng để thực hành nghề của mình (về phương diện này, quận Saigon- Chợ lớn được coi như là một địa vực)”.
Đạo luật ngày 17-1-1948 (D.1948-62) của Pháp đã nêu lên các nghề tự do như là:  bác sĩ, luật sư, nha sĩ, nữ hộ sinh, dược sĩ, kiến trúc sư, giám định kế toán, thú y sĩ, Chưởng khế, Thừa phát lại, hỗ giá viên, quản tài hay thanh toán viên tư pháp, người trung gian, trọng tài thương mại, nghệ sỹ, kỹ sư cố vấn tổng đại lý bảo hiểm, giám định viên bảo hiểm.
“Án lệ hiện tai có khuynh hướng đồng hóa nghề buôn nhỏ với nghề thủ công để người buôn nhỏ được hưởng quy chế nhà dùng về thủ công nghệ. Khuynh hướng ấy thích hợp với tinh thần của chỉ dụ số 4 gna2y 2-4-1953 vì Dụ này được ban bố thay thế sắc lệnh 13-5-1942 với mục đích bảo vệ quyền lợi của người mướn nhà một cách rộng rãi” (Tòa sơ thẩm Cần Thơ 9-8-1955. PLTS 1955-3-57)./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar