Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Nhận xét mở đầu

NHẬN XÉT MỞ ĐẦU 

Ta chỉ phân tích “Pháp tụng hành chánh” chứ không khảo sát công pháp tụng.
– Pháp tụng hành chánh (contentieux administratif: Kiện tụng hành chánh);
– Công pháp tụng: bao gồm cả sự kiểm soát sự hợp hiến các đạo luật (droit public juridictionnel: Luật công quyền).
Nó không thuộc luật Hành chánh cổ điển mà thuộc nền tài phán công pháp. Kỷ luật này là pháp tụng chứ không gọi là tố tụng như một số tác giả vẫn thường dùng để chỉ kỷ luật này. Chúng ta gọi như thế vì những lý do sau:
– Không những về từ ngữ học mà cả về bản chất của kỷ luật. Tố tụng hành chánh thực ra chỉ chỉ định một số tố tụng diễn ra trước pháp đình hành chánh mà thôi. Thí dụ: Tố tụng chống thặng quyền, tố tụng khế ước, tố tụng xin bồi thường – tức là hiểu theo nghĩa tố tụng tài phán (recours juridictionnel: truy đòi pháp lý). Tố tụng tài phán đối lập với khiếu nại hành chánh chấp hành (recours administratif: khiếu nại hành chánh). Sự khiếu nại xin tái xét hay ân xét đối với tác giả của hành vi coi là bất hợp pháp khiếu nại này không có tính cách tài phán thật sự. Thuộc về hành chánh chấp hành, khiếu nại lên thượng cấp hay là cơ quan giám hộ, hành vi đương sự coi là bất hợp pháp. Đối lập với thủ tục tố tụng hành chánh là thủ tục áp dụng trước các cơ quan hành chánh chấp  hành, không có tính cách tài phán. Khi dùng danh từ này, thủ tục hành chánh, ta liên tưởng ngay đến một thủ tục ấn định trong hệ thống luật pháp Anglo – saxon, tức là thủ tục due process of Law (theo thủ tục này, trước khi có quyết định đơn phương, cơ quan hành chánh chấp hành phải báo cho đương sự hay để đương sự bổ túc; sau đó cơ quan mới quyết định đơn phương; Việt nam cũng có thủ tục tương tự trong “chế độ vệ sinh công cộng, thủ tục áp dụng kỷ luật đối với người công chức trong thủ tục HC chấp hành).

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar