Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Nhận xét mở đầu

NHẬN XÉT MỞ ĐẦU

Ta chỉ phân tách “pháp tụng hành chánh” không khảo sát công pháp tụng. Pháp tụng hành chánh (contentieux administratif: kiện tụng hành chính). Còn công pháp tụng bao gồm cả sự kiểm soát sự hợp hiến các đạo luật (droit public juridictionnel: luật công có thẩm quyền). Kỷ luật này này là pháp tụng chứ không gọi là tố tụng như một số tác giả vẫn thường dùng để chỉ kỷ luật này. Chúng ta gọi như thế vì những lý do sau:
– Không những về từ ngữ học mà cả về bản chất của kỷ luật. tố tụng hành chánh thực ra chỉ chỉ định một số tố tụng diễn ra trước các pháp đình hành chánh mà thôi. Thí dụ: Tố tụng chống thặng quyền, tố tụng khế ước, tố tụng xin bồi thường – tức là hiểu theo nghĩa tố tụng tài phán (recours juridictionnel: truy đòi pháp lý). Tố tụng tài phán đối lập với khiếu nại hành chánh chấp hành (recours administratif: khiếu nại hành chính). Sự khiếu nại xin tái xét hay ân xét đối với tác giả của hành vi coi là bất hợp pháp thì khiếu nài này không có tính cách tài phán thật sự. Thuộc về hành chánh chấp hành, khiếu nại lên thượng cấp hay là cơ quan giám hộ, hành vi đương sự coi là bất hợp pháp. Đối lập với thủ tục tố tụng hành chánh là thủ tục áp dụng trước các cơ hành hành chánh chấp hành, không có tính cách tài phán. Khi dùng danh từ này- thủ tục hành chánh – ta liên tưởng ngay đến một thủ tục ấn định trong hệ thống luật pháp Anglo-Saxon, tức là thủ tục due process of Law (đúng thủ tục pháp luật). Theo thủ tục này, trước khi có quyết định đơn phương, cơ quan hành chánh chấp hành phải báo cho đương sự hay để cho đương sự bổ túc; sau đó cơ quan mới quyết định đơn phương. Việt nam cũng có thủ tục tương tự trong “chế độ vệ sinh công cộng, thủ tục áp dụng kỷ luật đối với công chức trong thủ tục hành chánh chấp hành”.

Tại Pháp và Việt nam, thủ tục hành chánh có tính cách hình thức. Nếu có vi phạm là một sự vi phạm vật chất về hình thức.thí dụ: thủ tục kỷ luật của các công chức là một thủ tục rất phức tạp gồm có thủ tục thông tri hồ sơ, để người công chức được biện bạch, khiếu  nại … Quyền biện bạch của công chức, sự thảo luận của hội đồng kỷ luật, đương sự có thể nhờ luật sư biện hộ…sau cùng là giai đoạn bộ trưởng, thủ tướng quyết định biện pháp trừng phạt. Tất cả các thủ tục hành chánh chấp hành không phải là tố tụng hành chánh. Ta phải phân biệt tố tụng tài phán và thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng là thủ tục được áp dụng trước ca1cpha1p đình trong tố tụng hành chánh. Hơn nữa, một khuynh hướng tân kỳ tại Pháp quốc đối với luật pháp khối Anglo -Sacxon thì đã coi là đương nhiên – người ta bắt đầu theo kỷ luật tố tụng trong mọi kỷ luật pháp lý.

Có hai giáo sư cấp tiến là Solus và Mrel muốn đề cao thủ tục tố tụng của các kỷ luật và gọi là pháp tụng tư pháp (Droit judictiaire privé). Một vài giáo sư, có giáo sư Đẩu, cũng đề nghị gọi “Dân sự tố tụng” theo danh từ này. Mặc dù hợp lý, nhưng tại Việt Nam không thể diễn đạt được đầy đủ định thức “Droit judictiaire privé” của người Pháp thành “Luật tư pháp tư nhân” vì như thế thì nghe rât chướng tai, nên tốt hơn ta vẫn gọi là dân sự tố tụng. Chung quy chỉ vì thiếu danh từ lại phải quay về hình thức cũ. Ta sẽ đề nghị phiên dịch định thức đó là “tư pháp tụng“, như vậy hợp với tinh thần của người Pháp. Vì chữ droit juridictionnel (luật pháp lý), đúng hơn danh từ droit judiciaire (luật tư pháp), vì diễn tả rõ ràng luật tố tụng.

Người Pháp phân biệt: droit judiciaire civil (luật tư pháp dân sự)droit judiciaire commercial (luật tư pháp thương mại). Nhưng dùng danh từ droit juridictionnel: luật pháp lý (civil, commercial…) hợp thời hơn; và pháp tụng hành chánh sẽ là droit juridictionnel administratif (pháp luật về thẩm quyền hành chính).

Đây không phải là vấn đề hoàn toàn thuộc về từ ngữ học, mà còn là một vấn đề về nội dung, bản chất của pháp tụng hành chánh. Sở dĩ ở Pháp có khuynh hướng mới này vì người ta, sau khi đối chiếu với luật của người Anh, Mỹ, đã nhận thấy rằng, khuynh hướng luật La Tinh không chú ý tới luật tố tụng mà chỉ chú trọng tới luật nội dung thôi. Dân luật quan trọng hơn dân sự tố tụng. Nhưng thực ra trong quan niệm của phái Luật Pháp, chính thủ tục tố tụng quan trọng hơn vì nó là phương tiện bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu thủ tục tố tụng khiếm khuyết, chế độ nội dung dù tinh xảo đến đâu, cũng không đạt được những kết quả tốt đẹp của nền pháp trị thực sự. Thời hạn khởi tố, nếu ấn định chặt chẽ không bảo đảm được quyền lợi của đương sự. Người Anh, Mỹ coi thủ tục tố tụng quan trọng hơn vì luật viết ở đây tác tạo ra nội dung, do đó luật viết ở đây rất thiếu sót. Sau khi đối chiếu, các luật gia đã đề nghị nâng cao tố tụng của các môn ngang hàng với nội dung các môn đó. Muốn đề cao người ta gọi là tư pháp tụng hay pháp tụng tư pháp.

Luật hành chính và pháp tụng hành chính là môn duy nhất trong các kỷ luật thuộc khối La- Tinh do án lệ tác tạo chứ không phải do luật viết. Tiến trình tác tạo tương tự luật Anh _Mỹ., do đó ta phải để ý nhiều đến luật tố tụng, vì nó dễ đưa đến giải pháp cấp tiến cho luật nội dung. Luật dân sự tố tụng không bao gồm cac giải pháp nội dung trong kỷ luật chỉ ấn định những thủ tục tố tụng diễn ra trước các pháp đình mà thôi. Kỷ luật chúng ta: còn thêm 2 vấn đề khác mà dân luật không có.
– Vấn đề ấn định thẩm quyền giữa tư pháp và hành chánh: Thực ra sự phân chia đáng lẽ phải coi là vấn đề chung cho cà dân sự tố tụng lần pháp tụng hành chánh, nhưng dân sự tố tụng thường không khảo sát vấn đề này kỹ càng. Vì vậy tố tụng hành chánh phải nghiên cứu thẩm quyền của các pháp đình tư pháp và hành chánh quan trọng như nhau. Chính trong luật hành chánh, khảo sát thẩm quyền của pháp đình tư pháp nhiều hơn là dân sự tố tụng. Pháp tụng hành chánh còn khỏa sát các giải pháp tài phán nội dung – do đó có thể coi như: Nếu khảo sát đầy đủ sẽ thuộc luật hành chánh to63ngqua1t. Luât hành chánh là kết quả của pháp tụng hành chánh – gồm thêm một phần là tổ chức hành chánh địa phương, trung ương, một phần nữa là các pháp đình hành chánh. Do đó không gọi là tố tụng hành chánh mà gọi là pháp tụng hành chánh.
Ta nên gọi là tụng sự hành chánh, quan niệm cua chúng ta rất hợp lý. Luật hành chánh gồm ba thành phần:
– Luật hành chánh hiến pháp hay định chế (droit administratif institutionnel);
– Luật hành chánh tương quan (droit administratif relationnel);
– Luật hành chánh tài phán hay pháp tụng hành chánh (droit administratif juridictionnel)./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar