Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Những bài học suy luận từ đọc sách dân luật của Nguyễn Mạnh Bách

NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỌC SÁCH DÂN LUẬT  NGUYÊN MẠNH BÁCH 

  1. Sự ưng thuận không phải tuân theo một công thức nào cả, do đó người ta có thể kết ước bằng thư từ, bằng điện tín và ngay cả bằng điện thoại. Nguyên tắc này coi ý chí mặc nhiên cũng có giá trị như ý chí được tuyên bố minh thị, và cho phép tòa án được tìm kiếm ý chí ấy bằng đủ mọi cách. (trang 16 NMB)
    Trên nguyên tắc này thì thẩm phán mới có lý do tìm kiếm ý chí của đương sự, như giải thích hợp đồng theo điều 404 BLDS 2015.
  2. Một khế ước có thể phân tích làm hai khế ước  (23 NMB- 15. Ý niệm tổng quát về khế ước – III. phân loại khế ước).
  3. Lầm lẫn về người trong khế ước vô thường dẫn đến vô hiệu vì khế ước nhân vì (25-NMB)
  4. Khế ước hữu thường, người chủ nợ phải dẫn chứng sự gian ý (25 NMB).
  5. Thế nào là khi trá? Thế nào là gian trá? 26 NMB;
  6. Suy đoán pháp định về trách nhiệm liên đới trong thương mại là nguyên tắc 175-176 LTM và nghĩa vụ chức minh của tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ ỏ điều 92 BLTTDS.
  7. Phân loại khế ước là để dẫn chứng nghe Kim
  8. Phân loại theo mục đích kính tế có thể là căn cứ để rút ra các hợp đồng thông dụng – Kim lưu ý trang 26 NGB.
  9. Quyền bán: Theo ủy quyền, bán đấu giá, di nhượng quyền bán …
  10. Nguyên tắc tự do kết ước không được minh thị ở bất cứ bộ luật nào 28-nmb. (Suy ra từ điều 3 khoản 2 BLDS 2015);
  11. Hợp đồng là đạo luật của đôi bên. 28 NMB.
  12. Ai muốn xin tiêu hủy một khế ước vì vô  hiệu thì phải mang lại bằng cớ về sự vô hiệu đó. Công việc này cũng dễ dàng khi sự vô hiệu liên quan đến chủ đích của khế ước, vì khế ước bao giờ cũng nêu rõ chủ đích của khế ước và người ta chỉ cần xem xét chủ đích đó có phi pháp hay không. Nếu chủ đích hợp pháp thì phải tìm kiếm xa hơn để xem lý do tại sao hai đương sự đã kết ước, do đó người ta có thể tiêu hủy khế ước vì nguyên nhân bất hợp pháp. 29 NMB.
  13. Bốn (4) yếu tố của một khế ước: 1. Sự ưng thuận; 2. Năng cách của các người cam kết; 3. Một đối tượng xác thực cho sự cam kết; 4. Một nguyên nhân hợp pháp.
  14. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa sự đề ước và sự thương lượng…Đây là một vấn đề thực trạng thuộc toàn quyền thẩm định của các vị thẩm phán 34 NMB.
  15. Dẫn chứng trong trường hợp im lặng là sự ưng nhận: Một Nhà buôn cung cấp hàng 36 NMB.
  16. Các hàm khế, tức là các khế ước kết lập bằng thư tín. Trong bộ dân luật Việt Nam và trước đây trong hai bộ dân luật Bắc, Trung, Pháp cũng không có một điều khoản nào quy định minh bạch về vấn đề hàm khế.
  17. Việc ấn định thời điểm và nơi thành lập khế ước rất quan trọng vì nhiều lẽ.
  18. Lầm lẫn cản trở và lầm lẫn hà tì; Bộ Dân luật chỉ dự liệu sự lầm lẫn hà tì, cho nên sau đây, chúng ta chỉ bàn đến loại nhầm lẫn này.40 nmb.
  19. Ngoài ra, nạn nhân có thể chỉ đòi bồi thường thiệt hại thôi mà không xin tiêu hủy khế ước, vì hai tố quyền này có hai căn bản biệt lập nhau: Một thì dựa trên cản bản của khế ước, còn một thì dựa trên căn bản trách nhiêm dân sự phạm. 45 NMB;
  20. Ngoài ra sự bạo hành có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả các suy đoán.47NMB.
  21. Sao Nam vô năng lực hưởng thụ nhưng đại diện ký hợp đồng bán máy in được.55 NMB. Do đó, chỉ người chủ ủy là cần có năng lực kết ước, người thụ ủy có thể là người vô năng lực. Ví dụ: Ông A có thể nhân danh ông B để đứng ra mua một tài sản, trong khi chính ông A không thể đứng ra mua tài sản đó, vì một sự vô năng lực hưởng thụ mà chúng ta đã xét đến trên đây.
  22. VẤN ĐẾ DẪN CHỨNG NGUYÊN NHÂN 69-NMB.
  23. Luật pháp có đẳng cấp trên và đẳng cấp dưới của khế ước. 73 NMB. Giữa một đạo luật và một khế ước có nhiều sai biệt. 
  24. Tìm kiếm ý chí chung của các đương sự: Hợp đồng có 3 người, có chứng thư ghi rõ xuất xứ Nhật Bản, mà ông giải thích là xuất xứ do một bên ghi thêm.
  25. Khi các đương sự kết ước thuộc một loại khế ước xác định thì người ta coi rằng họ đã ưng thuận nhận một số nghĩa vụ do luật pháp quy định về loại khế ước đó, nếu họ không phát biểu một ý chí trái ngược. Thẩm phán phải phân tích bản chất của khế ước để tìm kiếm những nghĩa vụ luật định cho loại khế ước đó. 77
  26. Ngoài những nghĩa vụ luật định riêng biệt cho từng loại khế ước, còn có các nghĩa vụ chung cho mọi khế ước. Một trong các nghĩa vụ đó là nghĩa vụ ngay tình.77. Nghĩa vụ luật định thứ hai chung cho mọi khế ước là nghĩa vụ bảo đảm lời cam kết. Nghĩa vụ luật định thứ ba là nghĩa vụ an ninh.
  27. quyền sở hữu là quyền có tính cách trật tự công cộng và đối kháng với mọi người. 103.
  28. Người đệ tam lại có quyền nại ra ẩn khế, nếu ẩn khế có lợi cho họ. Quyền lựa chọn này la do một sự suy luận đối nghịch điều 1321 DLP: Điều luật này nói rằng ẩn khế không có hiệu lực chống lại người đệ tam thì người đệ tam có quyền được hưởng lợi ích.
  29. Đối phương phải dẫn chứng sự đắc lợi của người vô năng lực để được hoàn lại. 139
  30. Trong trường hợp này cần phải xem xét, sở dĩ con nợ không thi hành nghĩa vụ là vì y không thể thi hành được hay là vì y từ chối thi hành. Như vậy chủ nợ sẽ bắt buộc phải dẫn chứng rằng con nợ không muốn thi hành. 144.
  31. Trong tất cả các trường hợp này, chủ nợ phải dẫn chứng rằng con nợ đã thi hành nghĩa vụ một cách cẩu thả. 144.
  32. Sự chậm trễ đó cũng có thể là một sự bất thi hành toàn thể nghĩa vụ, nếu thời hạn ấn định trong khế ước có tính cách thiết yếu. Ví dụ: Nhà sản xuất phải gửi hàng hóa cho nhà buôn để bán trong dịp tết.
  33. Dẫn chứng sự bất thi hành: Muốn được bồi thường thiệt hại, chủ nợ phải dẫn chứng về ba điểm: 1. Giữa con nợ và chủ nợ có một nghĩa vụ. 2. Nghĩa vụ này không được con nợ thi hành. 3. Sự bất thi hành gây thiệt hại cho chủ nợ. 145. Bằng chứng về sự hiện hữu của một nghĩa vụ sẽ được đem lại, chiếu theo các quy tắc do luật pháp ấn định cho các khế ước. Bằng chứng về sự thiệt hại có thể đem lại bằng đủ mọi cách vì đó chỉ là chứng minh một sự  kiện cụ thể. Riêng bằng cớ về sự bất thi hành nghĩa vụ là nêu lên nhiều khó khăn. Đối với nghĩa vụ tác động, vấn đề phức tạp hơn. Chủ nợ phải có phận sự dẫn chứng là nghĩa vụ đã không được thi hành; nhưng làm thế nào để mang lại bằng cớ đó, có đủ để khiến con nợ phải chịu trách nhiệm không.
  34. Vậy muốn dẫn chứng lỗi khế ước, trước hết phải xác định phạm vi của nghĩa vụ. 147
  35. Quy tắc riêng biệt cho các nghĩa vụ về tiền bạc 158: Lý do là vì tiền bạc là một thứ của sinh lợi và dễ đầu tư, chủ nợ phải chờ đợi con nợ hoàn trả một số tiền bao giờ cũng chịu một sự thiệt hại.
  36. 2. Dẫn chứng lỗi: (Rất hay và rất cần đọc đi đọc lại nhiều lần).
  37. Người canh thủ vật vô tri và súc vật bị suy đoán chiu trách nhiệm chứ không phải bị suy đoán phạm lỗi. Sự kiện người canh thủ chứng minh là họ không phạm lỗi nào chỉ đánh đổ được sự suy đoán lỗi, chứ không xóa bỏ được suy đoán trách nhiệm; sự suy đoán này chỉ không còn lý do tồn tại nếu sự thiệt hại xảy ra là do một trường hợp ngẫu nhiên hay bất khả kháng chứ không phải do tác động của súc vật hay vât vô tri. 212.
  38. Chúng ta đã biết rằng, trong trường hợp trách nhiệm do tác động của súc vật và vật vô tri, bị đơn bị phỏng đoán là chịu trách nhiệm, còn trong trường hợp trách nhiệm do tác động của tha nhân thì bị đơn bị suy đoán là phạm lỗi 220.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar