Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

1. Phàm lệ

PHÀM LỆ 

Bên Pháp, mặc dù dân tộc họ có trình độ học thức cao hơn dân tộc ta khá nhiều, thế mà ở xứ họ có vô số sách vở để phổ thông khoa luật học trong đại chúng. Công việc ấy, kẻ soạn sách nầ đã khởi làm từ lúc còn mài đáy quần trên thế trường Cao đẳng. Quả vậy, ngay từ năm 1928, từ bên Pháp, tôi đã gởi về đăng trên các báo “Trung Lập” của ông Nguyễn Phú Khai những bài “Luật học khai tâm” rồi. Đến năm 1936, tôi xuất bản “Dân luật Nam kỳ” in đến lần thứ hai. “Án Tòa hộ”, “Luật Lao động”; “Phụ nữ và Pháp luật”. Các thứ sách ấy nay không còn là vì năm năm 1936, sau khi bị án tù chính trị, người ta đã làm tiêu tất cả. Với các hành động khủng bộ của thực dân, đồng bào … ngày nay dư hiểu được rằng, dưới chế độ thực dân, muốn làm một việc gì hữu ích cho dân cho nước thực là nguy hiểm: nguy hiểm cho tính mệnh, cho tự do, cho tài sản …Chính vì lẽ đó mà công việc phổ thông khoa Luật học của tôi phải bị gián đoạn cho đến năm 1954: 15 năm. Vừa rồi, tôi đã tái tục công việc ấy lại và đã xuất bản được bốn bộ: “Dân luật tu tri”, “Hình luật tu tri”, “Phụ nữ Việt Nam trước pháp luật” và “Cách tranh tụng về dân sự”. Nay tôi lại cho xuất bản bộ thứ năm  này “Kiểu mẫu văn khế”.

Ai cũng biết rằng có hai thứ chứng thư: “Công chính chứng thư” (actes authentiques: hành động xác thực) và “tư thự chứng thư (actes sous-seings privés: tài liệu riêng tư). Những công chính chứng thư của Pháp đại khái là do Chưởng khế (notaire) lập ra và chịu trách nhiệm còn tư thự chứng thư là do tư nhân làm với nhau. Ở xứ mình, pháp luật cũng nhìn nhận hai thứ chứng thư như vậy, có điều dù là công chính hay tư thự, chứng thư cũng đều do đương sự tư nhân làm với nhau. Tính chất công chính chỉ ban cho sự thị thực của hương chức làng xã thuở xưa hay hội đồng hương chính ngày nay. Những nhân viên thị thực này không chịu trách nhiệm như các vị Chưởng khế. Chính vì chỗ đó mà sự đặt để văn khế để làm bằng tín cho công việc làm ăn giữa đồng bào với nhau hay để làm bằng tín cho những hành động pháp lý với nhau đều toàn về phần các đương sự, hương chức làng xã thị thực chỉ chứng minh rằng các đương sự ký tên trước mặt họ, chứ tuyệt nhiên không can thiệp đến sự đặt để chứng thư chút nào.

Đành rằng ở các đô thị lớn thì đương sự có thể và nên nhờ các vị Chưởng khế nhưng như thế thường tốn hao tiền bạc và thời giờ hơn. Thành thử, có thể nói một cách tổng quát rằng, sự biết đặt để văn khế là điều tối cần cho người Việt Nam, bởi vì chỉ trông cậy nơi mình mà thôi chứ không có chính thức giao phó cho một vị công lại nào (trừ ra vị Chưởng khế) được.

bởi vậy, không ra khỏi mục đích phổ thông Luật học mà tôi theo đuổi, tôi xuất bản bộ “Kiểu mẫu văn khế” này để cống hiến cho đồng bào một cái la bàn hướng dẫn bạn đọc trong công việc quan trọng ấy. Mỗi khi có cần lập văn khế chỉ cho vay mượng, tặng dữ, mua bán, di chúc, vân vân, bạn đọc hãy dò theo kiểu mẫu trong sách này mà mô phỏng theo thì khỏi sợ có điều sơ sót. Tôi hy vọng rằng đồng bào nhìn nhận sự cố gắng không ngừng của tôi mà giành cho bộ sách nầy, cũng như đối với các anh lớn của nó, một sự tiếp đón nồng hậu.

Mùa xuân năm Ất Mùi (1955)
PHAN VĂN THIẾT

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar