Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

PHÀM LỆ

Dân luật thực hành biên tập sau đây nói về nghĩa vụ và khế ước. Ở Việt Nam, hai bộ Dân luật Bắc và Trung có qui định nghĩa vụ. Dân luật Bắc từ điều 641 đến 1372. Dân luật Trung từ điều 676 đến 1615. Tại Nam phần Việt Nam,Sắc lệnh ngày 21 tháng 7 năm 1925 qui định các khế ước thường dùng như mua, bán, đồi chác, tặng dữ, để đương, cầm cố bất động sản. Về nghĩa vụ thì Dân luật Pháp được áp dụng như lý trí thành văn. Dân luật Bắc, Trung và Sắc lệnh ngày 21 tháng 7 năm 1925 dựa theo Dân luật Pháp, vì đại khái phong tục Việt Nam về nghĩa vụ cũng giống luật của nước Pháp. Trong luật nghĩa vụ, có nhiều điều lấy ở Luật La Mã, đã được Bộ Luật các nước công nhận.
Luật nghĩa vụ có nhiều điều xác lý và chắn chắn, đến đỗi có một thời kỳ người ta đã nghĩ đến vấn đề lập Bộ luật nghĩa vụ có tính chất quốc tế. Luật thực tế về nghĩa vụ và khế ước thường không vì ảnh hưởng thời đại cùng địa phương mà thay đổi mấy. Nghĩa vụ và khế ước lại là một phần của Dân luật được thông dụng hơn cả. Hằng ngày ta đều co dịp kết ước với người khác, mặc dầu nhiều khi không có ký tờ hợp đồng nào: Như mua sach, lấy vé lên xe chuyên chở, vào ăn ở nhà hàng, đóng tiền đi học, mướn nhà phố. Xem đó thì đủ nhận thấy rằng tham cứu về nghĩa vụ và khế ước rất có ích, và thực dụng trong đời sống xã hội của ta.
Sách này có hai thiên:
– Thiên thứ nhất nói tổng quát về nghĩa vụ và khế ước;
– Thiên thứ nhì nói về những khế ước thông dụng./.

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar