PHẦN DẦN NHẬP
KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU
I. ĐỊNH NGHĨA:
Khi nói tới tới nghĩa vụ, chúng ta nghĩ ngay tới viêc phải làm một việc gì hoặc không được làm một việc gì đối với những người xung quanh ta; đứng về phương diện pháp lý, nghĩa vụ phải được hiểu như một liên hệ pháp lý giữa hai cá nhân, do đó một bên gọi là chủ nợ (trái chủ) có quyền đòi nợ bên kia (con nợ hay là người phụ trái) phải thi hành một cung khoản nào đó. Cung khoản nào có thể là công việc hay là một món tiền. Thí dụ: Trong một khế ước cho mượn vật để dùng (prêt à usage ou commodat: sẵn sàng để sử dụng hoặc hàng hóa), người mượn có nghĩa vụ phải cực kỳ cẩn trọng trong việc gìn giữ vật để hoàn trả cho người cho mượn đúng kỳ hạn. Còn người cho mượn chỉ có nghĩa vụ giao vật và nói rõ cho người mượn biết những khuyết điểm nếu có củ vật, và không lấy tiền. Trong một khế ước mua bán, người bán có nghĩa vụ giao vật bán, và nghĩa vụ bảo đảm sự ẩn tì và sự truy đoạt. Về người mua y chỉ có nghĩa vụ trả tiền đúng hạn và ở tại nơi chỉ định trong khế ước. Theo các thí dụ trên, cung khoản (prestation: lợi ích) của mỗi nghĩa vụ mỗi khác nhau, nhưng tựu trung có thể rút gọn trong 3 hình thức:
1) Nếu là một khế ước mua bán, thì cung khoản của người bán là nghĩa vụ giao vật bán hay nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu vật bán cho người mua. Nghĩa vụ chuyển hữu nầy (obligation de donner: nghĩa vụ đưa ra – nghĩa vụ giao vật), thật ra chỉ được thi hành đối với một chủng loại vật như một số tập vở, một số sách, một số gạo, một lít rượu v.v…, còn đối với một vật chắc chắn (chose certaine: điều gì đó), như một sở đất thì theo điều 1583 DLP, quyền sở hữu được chuyển ngay cho người mua khi đôi bên đã ký kết khế ước mua bán và đã thỏa thuận về vật bán và về giá mua.
2) Nếu là một khế ước cho thuê mướn, thì cung khoản của người cho thuê là để cho người thuê dọn vào nơi thuê và hưởng dụng nơi thuê một cách yên ổn. Ở đây cung khoản là một tác động phải làm (une obligation de faire: một nghĩa vụ phải làm).
3) Nếu là khế ước mua bán cửa hàng thương mại thì một trong những cung khoản chính yếu của người bán là nghĩa vụ không tạo lập ở nơi tọa lạc cửa hàng một cửa hàng khác tương tự như cửa hàng đã bán để cạnh tranh với người mua. Cung khoản của người bán trong trườn ghợp này là một nghĩa vụ bất tác động (obligation de ne pas faire: nghĩa vụ không làm), phải giữ đúng trong thời hạn 5 năm (điều 16 của cụ số 17 ngày 3-6-1953 về việc bán phố thương mại).
Bộ dân luật Pháp không có định nghĩa danh từ nghĩa vụ mà chỉ định nghĩa danh từ khế ước, vì theo nhà lập pháp của Pháp, nghĩa vụ được đồng hóa với khế ước. Tại điều 1101 bộ DLP, định nghĩa khế ước là một hợp đồng, theo đó, một cá nhân phải cho, phải làm hay không làm một điều gì.
Bộ Dân luật VN ban hành ngày 20-12-1972, tại điều 650, định nghĩa danh từ nghĩa vụ như sau: “Nghĩa vụ là sự liên lạch thuộc về luật thực tại, buộc một hay nhiều người phải làm một việc gì hay không được làm một việc gì đó để làm lợi cho một hay nhiều người khác. Người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ; người được hưởng là chủ nợ hay trái chủ”. Định nghĩa trên dùng danh từ “luật thực tại” (droit positif) để phân biệt với luật thiên nhiên, v2i nghĩa vụ thuộc luật thực tại có thể cưỡng bách bằng tố quyền, còn nghĩa vụ thuộc luật thiên nhiên là những nghĩa vụ không thể được cưỡng bách thi hành. Thí dụ: Sự thờ cúng tổ tiên là một luật thiên nhiên. Do đó, tuy ở Đông phương, sự bỏ bê thờ cúng thường bị người đời chê trách, nhưng thực ra không ai có thể kiện ra tòa để buộc một đứa con phải thờ cúng tổ tiên. Nên lưu ý rằng, điều 641 DLB và điều 676 DLT đã bao gồm trong định nghĩa danh từ nghĩa vụ những dây liên lạc về luật thực tại lẫn luật thiên nhiên giữa hai hay nhiều người để cho hợp với nền luân lý Á đông. Ngày nay thì quyền lợi vật chất được tách biệt hẳn với những nghĩa vụ về luân lý cùng về tôn giáo tại điều 650 nói trên của bộ DL Việt Nam 1972.
Phạm vi của nghĩa vụ theo định nghĩa trên chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân trong xã hội. Đối với những vụ tạo mãi quan trọng ta thấy rất rõ nghĩa vụ của người mua và kẻ bán, nhưng hàng ngày ta cũng đã thi hành nhiều nghĩa vụ lặt vặt mà đôi khi ta không để ý. Thí dụ như khi ta lên xe bus, chúng ta đã thi hành nghĩa vụ trả tiền còn chủ xe đã thi hành nghĩa vụ chuyên chở chúng ta đến nơi ta muốn, lại còn có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho chúng ta trong suốt lộ trình. Đi vào tiệm ăn, chủ quán có nghĩa vụ cung cấp cho chúng ta thức ăn, đồ uống, còn chúng ta có nghĩa vụ trả tiền. Nếu trong những việc trao đồi quan trọng, ta phải ký kết những khế ước với đối ước của chúng ta, tì trong các hoạt động kém quan trọng tên, xét cho kỹ, ta cũng đã ký kết khế ước mặc nhiên với người lái xe và người chủ tiệm ăn mà ta không để ý. Mặt khác, khi ra đường, nếu chẳng may xe đụng gây thiệt hại cho chúng ta thì chúng ta có quyền xin tòa án buộc người gây ra tai nạn phải bồi thường tổn hại cho chúng ta. Như vậy, loại nghĩa vụ ở phần trên xuất phát từ khế ước do ý muốn của chúng ta mà có, còn loại nghĩa vụ sau cùng phát xuất không do ý muốn của chúng ta, thí dụ không ai muốn cho xe đụng mình để đòi bồi thường. Nghĩa vụ đền bồi này gọi là nghĩa vụ ngoại ước thuộc trách nhiệm dân sự phạm và bán dân sự phạm, căn cứ vào nguyên tắc “ai gây thiệt hại cho kẻ khác, dù cố ý hay không cố ý đều phải đền bồi cho người bị thiệt hại” Điều 1383-1383 DLP.
ĐOẠN II_ ĐẶC TÍNH CỦA NGHĨA VỤ
Dù thuộc loại nào cũng vậy, nghĩa vụ có ba đặc tính: a) Nghĩa vụ là mối liên hệ pháp lý ít nhất là giữa hai người; b) Nghĩa vụ thuốc loại sản nghiệp quyền; a) Nghĩa vụ thuộc loại quyền lợi đối nhân.
1) Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý: Mối liên hệ pháp lý là một sự ràng buộc của luật pháp bó buộc phải làm hay không làm một việc gì. Thí dụ sự ràng buộc giữa chủ nợ và con nợ được luật pháp công nhận và nếu con nợ không trả tiền trong thời hạn đã định thì chủ nợ có thể xin tòa đốc thúc con nợ phải thi hành nghĩa vụ. Tuy nhiên đối với vài nghĩa vụ thiên nhiên, trái chủ không có quyền yêu sách con nợ thi hành. Thí dụ một người đàn ông và một người đàn bà ăn ở với nhau, không có hôn thú, không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho nhau. Người đàn bà không được kiện người đàn ông để xin cấp dưỡng, và trong trường hợp người đàn ông đã tự ý cấp dưỡng cho người bạn ngoại hôn thì không thể đổi ý và đòi người này hoàn lại cho y.
2) Nghĩa vụ thuộc loại sản nghiệp quyền (droit patrimonial: Quyền tài sản): Nghĩa là nghĩa vụ có thể trị giá bằng tiền được, nghĩa là có tính cách lý tài. Do đó người ta phân biệt nghĩa vụ các quyền lợi về nhân cách và các nhân quyền thuộc về loại ngoại sản nghiệp quyền (droits extrapatrimoniaux: Quyền ngoài tài sản). Quyền lợi về nhân cách gồm có quyền an toàn về thân thể như không thể bị bắt bớ giam giữ trái pháp luật hay bị đối xử tàn bạo làm mất nhân phẩm, và về tinh thần, như không thể mạ lỵ. Nhân quyền bao gồm các quyền tự do về thân thể, về tinh thần và về nghề nghiệp (như tự do đi lại, tự do làm việc, tự do về tư tưởng và tự do về tín ngưỡng v.v…). Tuy nhiên, những quyền ngoại sản nghiệp cũng được bồi thường được bằng tiền. Thí dụ bị đụng xe gãy chân. Người gây tai nạn đã vi phạm vào quyền an toàn thân thể của người bị nạn. Đây là một nhân quyền, nhưng người bị nạn có quyền xin Tòa đòi bồi thường về trách nhiệm dân sự phạm.
3) Nghĩa vụ thuộc loại quyền lợi đối nhân (droit personnel): Quyền lợi đối nhân là quyền chỉ sử dụng được với người như bó buộc một người khác phải thi hành một việc gì. Thí dụ chủ nợ có quyền buộc con nợ phải thanh toán nợ khi đáo hạn, chứ không có quyền tự ý lại nhà con nợ để xâm chiếm đồ vật hầu trừ nợ vì chủ nở không có quyền nào đặt trên đồ vật của con nợ. Trừ phi con nợ đã đem cầm thế cho chủ nợ một đồ vật khi vay nợ. Quyền đặt trên đồ vật hay là quyền đối vật là một quyền động sản hay bất động sản. Ngay khi đem một bất động sản để đương cho một chủ nợ để vay nợ, quyền của trái chủ là quyền đối vật nhưng phụ thuộc và trái quyền của người này đối với con nợ, vì trong việc để đương không đem giao bất động sản cho chủ nợ chấp hữu. Do đó con nợ có thể đem bán bất động sản, nhưng trái quyền của chủ nợ có thể theo bất động sản, mặc dù ở nơi tay người nào, để xin sai áp phát mãi và lấy nợ. Như vậy quyền của trái chủ để đương là một quyền đối vật, nhưng phụ thuộc vào trái quyền hay là quyền đối nhân của y đối với con nợ. (hay).
Ngày xưa trong cổ luât La Mã, trái chủ có quyền rất rộng đối với con nợ, như có thể phân thây con nợ, hoặc đem con nợ về làm nô lệ để bó buộc con nợ phải trả nợ. Gần đây áp dụng bộ DLP và dưới thời kỳ Pháp thuộc, chủ nợ có thể xin giam con nợ cho đến khi lấy xong nợ (điều 2059 đến 2062 DLP). Ngày nay chế độ câu thúc thân thể đòi nợ dân sự đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, đối với tiền phạt và án phí, kế toán viên ngân khố vẫn có thể xin câu thúc con nợ để đòi tiền phạt nếu con nợ có gian ý (có tiền mà không trả). Mặt khác, trong một vài trường hợp, biện pháp câu thúc cũng có thể áp dụng đối với một món nợ do một sự phạm pháp gây ra nghãi là, một món nợ về hình sự. Thí dụ có thể câu thúc thân thể một tên trộm đã bị tòa án tuyên bồi hoàn số tiền đã lấy trộm của tài gia.
Vì nghĩa vụ là một trái quyền đối nhân, nên trái chủ có một quyền bảo đảm trên toàn thể tài sản của con nợ chớ không được đặt trên một tài sản đặc định nào. Do đó con nợ có thể đem bán tài sản của y và trái chủ có quyền đối nhân không thể ngăn cản được và chỉ lấy nợ được sau những trái chủ có quyền ưu tiên trên bất động sản hay động sản, nếu khi sai áp và phát mại các tài sản này, tiền trả cho các trái chủ có quyền đối vật trên đây, còn thừa. Mặt khác, nghĩa vụ là một quyền đối nhân nên chỉ có hiệu lực tương đối giữa hai cá nhân, chủ nợ và con nợ; còn quyền đối vật là một quyền tuyệt đối như cầm thế, bán, hoặc cho, một sản vật và như vậy, có hiệu lực giữa người sở hữu chủ với một số đông cá nhân khác, ví dụ tât cả mọi người, đều phải tôn trọng quyền sở hữu đối với ông X, đối với chiếc xe hơi của đương sự.
ĐOẠN III:_ PHÂN LOẠI CÁC NGHĨA VỤ
Có hai cách phân loại các nghĩa vụ: Phân theo nguồn gốc phát sinh và Phân loại theo đối tượng của nó.
1) Theo nguồn gốc:
a) Nguồn gốc làm phát sinh nghĩa vụ có thể do ý chí chung của các đương sự mà có. Ví dụ một người muốn bán nhà để lấy tiền, bên kia muốn làm sở hữu chủ căn nhà. Trong trường hợp này một khế ước đã tạo ra nghĩa vụ của đôi bên, nên gọi là nghĩa vụ khế ước (obligation contractuelle) do hành vi pháp lý của đôi bên mà có (hành vi kết ước).
b) Nguồn gốc thứ nhì làm phát sinh nghĩa vụ không do ý muốn của các đương sự. Người trái chủ đương nhiên có tư cách đòi con nợ phải thi hành nghĩa vụ. Đây là sự kiện pháp lý hay là nghĩa vụ ngoại ước. Thí dụ một người chết đi làm cho người thừa kế của y xuất hiện ra để xin phân chia di sản. Thí dụ một chiếc xe vô ý cán người khiến cho chủ có nghĩa vụ bồi thường cho nạn nhân.
c) Nguồn gốc thứ ba làm phát sinh nghĩa vụ có thể do ý chí độc phương của một bên. Ví dụ một người cha hằng tháng cấp dưỡng cho một con tư sinh, các bộ dân luật Đức, Ba lan, đã thừa nhận sự cam kết đơn phương và cho nó hiệu lực ràng buộc đối với người đã cam kết. Sau đây là một vài loại nghĩa vụ độc phương:
– Người nào đưa ra đề ước (pollicitation) và đã ấn định cho đối ước một thời hạn để trả lời thì bị ràng buộc phải giữ đề ước đó trong khoản thời gian hạn định. Tuy nhiên như sẽ nói trong phần khế ước, có nhều tác giả cho rằng khế ước chỉ có hiệu lực khi người đối ước trả lời.
_ Người mua một bất động sản bị để đương, sau khi tuyên bố sẵn lòng thanh tiêu các để đương đặt trên bất động sản liên hệ, sẽ bị ràng buộc thi hành việc trả tiền cho các trái chủ để đương giá mua của bất động sản đó, mặc dù các trái chủ này chưa bày tỏ sự ưng thuận.
– Người nào chấp nhận một di sản thì bị bó buộc phải thanh toán các món nợ của di sản đó.
2) Theo đối tượng: Bộ Dân luật Pháp (1101); DLB 644; DLT 680 đã phân nghĩa vụ ra làm 3 loại:
– Nghĩa vụ cho hay chuyển hữu nghĩa là ngu7o2i phụ trái phải chuyển cho người chủ nợ một vật gì hoặc một quyền sở hữu;
– Nghĩa vụ tác động hay hành xử, nghĩa là phải làm một việc gì;
– Nghĩa vụ không làm, hay bất tác động, nghĩa là không làm một việc gì.
DLVN 1972, điều 653 qui định: “tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi đối nhân hay đối vật“.
3) Theo hoạt động: Đứng về phương diện dẫn chứng, sự phân loại nghĩa vụ trên đây không đem lại lợi ích thiết thực. Người ta về phương diện dẫn chứng, có thể phân biệt nghĩa vụ ra làm nghĩa vụ tác động hay ích cực và nghĩa vụ bất tác động hay tiêu cực.
4) Theo thành quả: .(14-15)..
5) Nghĩa vụ dân sự và nghĩa vụ luân lý (trang 15…).
ĐOẠN IV: SỰ TIẾN HÓA TRONG LUẬT NGHĨA VỤ.
1. Sự tiến hóa về mặt kỹ thuật: Ý niệm nghĩa vụ tiến hóa theo thời gian. Xưa kia trong những xã hội thô sơ, ý niệm nghĩa vụ chỉ phát sinh trong dân sự phạm, nghĩa là khi một người có hành vi làm thiệt hại đến kẻ khác. Trong trường hợp đó, nếu xâm phạm đến cá nhân một người, thì người này có quyền trả thù bằng cách làm cho thân thể người gây ra thiệt hại một vết tích tương đương. Nhưng sự trả thù tư này mang ý niệm của một sự bồi thường trong giai đoạn thứ hai, thay vì trả thù bằng cách gây thiệt hại tương đương, người bị thiệt hại nhận một số tiền bồi hường mà hai bên tự ước lượng lấy. Nếu không trả bồi thường, có khi chủ nợ bắt con nợ đem về làm nô lệ hoặc giam cầm. Lần hồi các nghĩa vụ khế ước xuất hiện bên cạnh các trái vụ dân sự phạm, tuy nhiên ý niệm lấy thân thể con nợ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vẫn còn cho đến trước đây vài chục năm, người ta còn quyền câu thúc thân thể con nợ để đòi nợ gọi là giam thân, nghĩa là xin biện lý Tòa cho giam thân con nợ vào khám cho đến khi lấy được nợ, chủ nợ sẽ đài thọ cơm nước trong thời gian con nợ bị bắt giam vào khám đường. Cho đến ngày nay sự thi hành nghĩa vụ được thực hiện một cách nhân đạo hơn. Chỉ trong trường hợp một món nợ hình mới có thể xin giam thân và chỉ trong trường hợp con nợ ác ý có tiền mà không trả như ta đã biết. Ngày nay về nợ hộ, chủ nợ được quyền sai áp tài sản để lấy nợ, và luật còn loại ra ngoài một số tài sản thường dùng của con nợ và của gia đình y như thức ăn trong một tháng, quần áo, giường ngủ, đồ thờ v.v… Như vậy, từ một quyền được thi hành trên bản thân con nợ, nghĩa vụ này nay chỉ được thi hành trên sản nghiệp của con nợ mà thôi. Nghĩa vụ cũng được cải tiến trong thể thức làm phát sinh ra nó. Trong luật La Mã, muốn làm phát sinh ra nghĩa vụ phải làm những cử chỉ và thốt ra những lời nói nhất định. Thí dụ: Trong luật La mã, có ba hình thức trọng thể phải theo để chứng tỏ rằng đã làm xong nghĩa vụ trao vật hay quyền sở hữu cho người mua:
a) Sự thủ hữu (mancipatio) trong hình thức này, người chuyển nhượng và người thủ đắc dùng cách cân đồng (per aes et libram) trước 5 nhân chứng và người giữ cây cân gọi là libripens. Người thủ đắc phải học một công thức trọng thể về sự thủ đắc. Công thức này đã được luật định trước, không thể nói sai được.
b) Sự giao nạp (traditio) nghĩa là giao nạp vật thật sự cho người thủ đắc;
c) Sự pháp nhượng (in jure cessio): Sự thủ đắc này mượn một vụ kiện trước pháp quan. Người thủ đắc nguyên đơn kiện quyền sở hữu về vật mà họ muốn thủ đắc. Người bán đứng vai bị đơn nhưng không phản kháng gì. Do đó phán quan sẽ công nhận quyền sở hữu của nguyên đơn.
Ngày nay, nghĩa vụ chuyển hữu vật không còn làm theo các thức trịnh trọng như thế. Theo điều 1583 DLP, 878 DLB, 996 DLT “Khế ước mua bán sẽ hoàn thành và người mua sẽ đương nhiên thủ đắc quyền sở hữu trên vật bán đối với người bán khi giữa hai bên đã có sự thỏa thuận về vật bán và giá mua dẫu rằng vật bán chưa được giao cho người mua và giá mua chưa d9u775c trả cho người bán. Tiến thêm một bước nữa, để cho nghĩa vụ di chuyển quyền sở hữu về bất động sản không còn bị tranh cãi, chế độ địa bộ ở Việt Nam, và chế độ tân điền thổ của Sắc lệnh ngày 21-7-1925 đã bó buộc phải ghi sự chuyển dịch này vào sổ địa bộ, hoặc trên lá khoán (feuillet) sự đăng tịch khế ước mua b1n vào sổ điền thổ làm cho quyền sở hữu trở nên chắc chắn và bất khả chỉ trích.
2. Sự tiến hóa tinh thần: Bên cạnh sự tiến hóa về mặt kỹ thuật đề thi hành nghĩa vụ, còn phải kể đến sự tiến háo về tinh thần của luật nghĩa vụ. Vào thế kỷ 19, với sự bành trước của kỹ nghệ và thương mãi, các luật gia quan niệm rằng chỉ có ý chí tự do mới cấu tạo ra các nghĩa vụ giữa các đối ước vì thời kỳ này là thời kỳ kinh tế tự do cạnh tranh ở trong thời toàn thịnh. D đó tư tưởng tự do được nhiều tác giả ca tụng và phổ biến cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi nhận thấy trong các Bộ dân luật tính cách cá nhân được đề cao; Thật vậy, các điều 1134 DLP, 673 DLB, 681 DLT, 687 DLVN 1972 định rằng hai bên lập ước được tự do giao ước với nhau điều gì cũng được miễn là không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục và các điều kiện giao ước đó có hiệu lực như pháp luật. Luật pháp chỉ có phận sự giải thích ý muốn của tư nhân hơn là điều khiển các ý muốn đó và tự do của mỗi người chỉ chịu giới hạn của tự do của kẻ khác mà thôi.
Sau trận thế chiến thứ nhất, và với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, người ta thấy cần bảo vệ những người yếu kém về kinh tế nên không thể chấp nhận nguyên tắc ý chí tự do trong việc ấu tạo nghĩa vụ nữa để tránh sự bóc lột của kẻ giàu có, mạnh về kinh tế. Ý niệm bảo vệ xã hội đã khiến cho chánh phủ xen vào lĩnh vực kinh tế, mà từ trước đến giờ giao phó cho tư nhân, còn chính phủ chỉ lo về an ninh và quốc phòng. Thế nên xuất hiện các khế ước do nhà làm luật ấn định sẵn những điều kiện bảo vệ quyền lợi của chủ nhân lẫn công nhân gọi là khế ước cộng đồng lao công mà hai bên đối ước không cần phát biểu ý chí gì nữa, khi gia nhập liên đoàn. Tại Việt Nam dụ số 4 ngày 2-4-1953 lẫn dụ số 17 ngày 3-6-1953 nhằm bảo vệ quyền lợi của người mướn phố để ở hoặc làm thương mại, đã cho phép người ở phố được quyền lưu cư và quyền tái tục khế ước trong trường hợp luật định, khiến cho chủ phố không thể tự ý lấy lại nhà. Trên lĩnh vực dân sự phạm, quan niệm trách nhiệm căn cứ trên lỗi, đã được mở rộng, và ngày nay để cho người bị thiệt hại được bồi thường dễ dàng đã phát hiện thuyết trách nhiệm vì rủi ro hay trách nhiệm vô lỗi. Về phương diện luân lý cũng có sự tiến hóa rõ rệt của nghĩa vụ pháp. Trong thời thượng cổ và trung cổ, ảnh hưởng của luân lý đối với nghĩa vụ pháp rất lớn. Không những trong luật La Mã, ý niệm thành ý hay ngay tình là một ý niệm căn bản của luật pháp, giáo hội Pháp còn nêu lên nguyên tắc pacta sunt servanda (Các thỏa thuận phải được tuân thủ) và nguyên tắc mọi sự quá thất gây tổn hại sẽ phát sinh nghĩa bồi thường. Song đến thế kỷ 18 ở Châu Âu, với sự ảnh hưởng của lý thuyết tự do của triết học, cá nhân được coi là trung tâm của mọi hoạt động và được đề cao, ý chí cá nhân được coi là căn bản thiết yếu của nghĩa vụ pháp. Mặt khác người ta thường chứng kiến sự suy vong của đạo lý trước các trào lưu vật chất. Vì vậy đến ngày nay, trong học lý cũng như trong án lệ, người ta cảm thấy cần phải chấn hưng những nguyên tắc đạo lý trong nghĩa vụ pháp. Tuy tinh thần nghĩa vụ pháp đã thay đổi nhiều, song sự thật người ta nhận thấy sự quy định trong dân luât về nghĩa vụ ít bị sửa đổi trong vòng thế kỷ nay. Tính cách ổn định tương đối của sự qui định này cũng dễ hiểu vì sự thực bộ DLP, DLB, DLT, DLVN 1972 chỉ qui định các nghĩa vụ về phần kỹ thuật và chỉ đề cập đến vấn đề phát sinh ra nghãi vụ, chuyển dịch nghãi vụ và thi hành nghĩa vụ. Phần kỹ thuật này dựa vào những nguyên tắc và những lối suy luận thuộc về lý trí. Vì vậy, tuy đã xuất hiện ngay từ thời cổ luật La Mã, phần kỹ thuật đó cũng rất ít thay đổi theo thời gian. Chính vì lẽ đó, sự nghiên cứu nghĩa vụ pháp trong Luật La Mã sẽ rất có ích lợi và giúp chúng ta nhiều torng sự nghiên cứu nghĩa vụ pháp trong giai đoạn hiện tại.
ĐOẠN V._ CÁC VĂN KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬT NGHĨA VỤ (không cần ghi lại vì các văn bản này đã không còn dùng)./.
Bình luận