Chỉ cách đây vài tháng, nguồn cung vắc xin rất thiếu, phải tiêm chích theo thứ tự ưu tiên thì hiện nay, vắc xin đã đủ để tiêm chính đại trà. Theo ông Phan Văn Mãi, phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại phiên họp báo ngày 3/8/2021 thì trong tháng 8 này, “TP.HCM sẽ cố gắng tiêm để đạt được tỉ lệ miễn dịch cộng đồng 70-80% dân số trên 18 tuổi”. Vắc xin ở đâu ra mà có nhanh và có nhiều như thế?
Sự cố gắng của chính phủ trong việc lo vắc xin cho dân là điều tất nhiên phải ghi nhận nhưng cuộc chạy đua của các nhà sản xuất vắc xin mới là nguyên nhân quyết định nguồn cung vắc xin tràn về Việt Nam dối dào như hiện nay.
Vắc xin covid-19 này là một hàng hóa đặc biệt, độc quyền của nhóm các nhà sản xuất. Qui luật cạnh tranh độc quyền nhóm chi phối tốc độc chạy đua của các nhà sản xuất vắc xin hiện nay. Người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có việt Nam, đang hưởng lợi từ qui luật cạnh tranh đặc biệt này.
Trước hết, vắc xin là sản phẩm có chi phí biên rất thấp. Nó tương tự như chi phí biên của việc xuất bản sách. Với số lượng ban đầu đã trả đủ tác quyền thì chi phí để in thêm quyển sách tiếp theo là rất thấp. Vì là sản phẩm độc quyền với chi phí biên rất thấp nên người ta có thể dễ dàng bán theo chính sách phân biệt giá – mỗi nhóm khách hàng một giá, có khi chênh lệch rất nhiều mà vẫn có lời.
Với loại vắc xin như Pfizer chẳng hạn. Sau khi đã bán một số liều vượt điểm hòa vốn, vượt mức lợi nhuận dự kiến thì việc bán thêm, với giá rất thấp, miễn là trên chi phí biên, cũng sẽ là con số bội thu. Lúc này, người ta có thể biếu một, tặng một, lấy tiền bằng một giá ban đầu nhưng thực chất là lấy tiền bằng ba lần giá thời điểm hiện nay. Sản phẩm vắc xin Pfizer là sản phẩm độc quyền của Tập đoàn dược phẩm Pfizer nên họ có thể ấn định giá, bán mỗi nước một giá, mà không bị cạnh tranh. Họ có thể bán giá khác nhau hoặc cho một, tặng một và lấy tiền một. Họ phải tăng tốc phân phối vắc xin để khai thác tối đa công suất nhà máy vì nếu để chậm, các loại vắc xin khác sẽ lấn sân, đã tiêm đủ rồi thì “tình cho không biếu không” cũng không ai nhận. Hơn nữa, vắc xin cũng không thể để tồn kho lâu vì sẽ nhanh hết hạn sử dụng. Đó là những ý do của cuộc chạy đua phân phối vắc xin đang tiếp diễn hiện nay. Việt Nam đang được hưởng lợi từ cuộc chạy đua này. Kế hoạch phủ vắc xin cho toàn dân Việt Nam trong năm nay là có cơ sở hiện thực.
Hiện có 5 loại vắc xin đang lưu hành ở Việt Nam, sắp theo thứ tự hiệu quả phòng ngừa, gồm: 1. Pfizer của Mỹ, 95%; 2. Moderna của Mỹ, 94.1%; 3. Sputnik V của Nga, 91.6%; 4. AstraZeneca của Anh, 89% và 5. Sinopharm của Trung Quốc, 78.2%. Số liệu vắc xin đã được sử dụng ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, Sinopharm của Trung Quốc đã đứng chót bảng theo đúng thứ tự hiệu quả phòng ngừa của loại vắc xin này. Điều này cho thấy, khi đã có cơ hội chọn lựa thì nhân dân Việt Nam cũng đủ thông minh để chọn vắc xin của Mỹ hoặc của Anh. Cuộc đua đưa 5 triệu liều Sinopharm của Trung Quốc vào Việt Nam có dấu hiệu thất bại.
Dù vắc xin được phân phối theo cơ chế nào thì các nhà sản xuất vắc xin này cũng phải thu tiền vì họ là một doanh nghiệp, hoạt động vì lợi nhuận. Hoạt động cung ứng và thu mua vắc xin lớn nhất từ trước đến nay đang được tiến hành – và UNICEF thay mặt Cơ chế COVAX Toàn cầu đảm nhiệm hoạt động này. Sau lưng mỗi tập đoàn sản xuất vắc xin là chính phủ của họ tham gia phân phối vắc xin. Họ có thể chi hoa hồng cho những ai giúp họ trong cuộc chạy đua phân phối vắc xin này. Năm nhà sản xuất vắc xin hiện nay như là một nhóm độc quyền sản xuất vắc xin nhưng họ không có thời gian và cơ hội để lập nhóm như OPEC – tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ đã từng làm để khống chế phân phối dầu thô. Họ phải chạy đua cạnh tranh với nhau để bán vắc xin. Chính phủ Việt Nam cũng chạy đua mua vắc xin để chích cho dân. Mỗi người dân Việt Nam chỉ chích hai liều vắc xin. Hiếm có người nào háo hức chích đến liều thứ ba. Sau đó thì không tìm đâu ra chỗ chích nữa. Cho nên, các bạn cứ ung dung, từ từ rồi sẽ có người “chạy đua”, đem vắc xin tới chích cho mình./.
Bình luận