Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

10. Được Đưa Tin Tội Phạm Lên Facebook Không?

ĐƯỢC ĐƯA TIN TỘI PHẠM LÊN FACEBOOK KHÔNG?
Theo qui định tại khoản 3 Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) thì “Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng” là một trong sáu căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền có “Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” theo qui định tại Điều 145 BLTTHS.
Như vậy, ngoài việc làm đơn tố giác tội phạm gửi trực tiếp cho Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát; mỗi cá nhân có quyền đưa tin về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, các trang mạng xã hội hoặc ‘la làng‘ để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo trách nhiệm của họ. Một khi người dân la làng, “bớ làng nước ơi, cướp! cướp !” hoặc “bớ làng nước ơi ! hiếp ! hiếp !” thì mọi người có quyền cùng nhau trợ giúp người bị hại để bắt kẻ phạm tội quả tang và báo tin cho cơ quan gần nhất để trấn áp tội phạm. Cơ quan công an, khi nhận được tin báo, phải nhanh chóng cử cán bộ chiến sĩ, có mặt tại hiện trường, để tiếp nhận và xử lý tin báo theo trách nhiệm, đã được qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự.
Chống tội phạm là nghĩa vụ của mọi công dân theo qui định tại khoản 3 Điều 4 Bộ Luật Hình Sự 2015: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm“. Và theo qui định tại khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 thì “Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm“. Như vậy là, ngoài việc gửi đơn tố giác tội phạm, người dân còn có quyền đưa tin về tội phạm lên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có facebook.
Tôi đã làm đúng pháp luật trong việc tố giác và báo tin về tội phạm. Ngoài việc trực tiếp gửi đơn tố giác các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc AnhThẩm phán Phù Quốc Tuấn, tôi còn gửi các đơn này đến hộp thư của Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo địa chỉ email: togiactoipham.cqdtvkstc@gmail.com. Đồng thời, tôi còn nhắn tin vào số điện thoại của Trực Ban Hình Sự Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 0971751122 và số 0971501122. Như vậy là tôi đã thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tố giác tội phạm theo đúng qui định của Bộ Luật Hình Sự và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Tôi viết lại cách làm của tôi và viện dẫn các qui định của pháp luật để mọi người tham khảo và có thể áp dụng cho trường hợp của họ.
Tố giác và báo tin về tội phạm là quyền và nghĩa vụ công dân, đã được qui định cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Bộ Luật Hình Sự 2015. Cho nên, đưa tin về ông bà nào đó, dù giữ chức vụ gì, mà đã vi phạm pháp luật, thì đó là quyền và nghĩa vụ của công dân. Vấn đề chỉ còn là ‘tố giác, tin báo phải trung thực và có căn cứ pháp luật”./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar