QUY PHẠM MỆNH LỆNH VÀ TRẬT TỰ CÔNG CÔNG
Định hướng chung
I. KHÁI QUÁT
Các thuật ngữ “quy phạm mệnh lệnh” và “trật tự công cộng” thường xuyên được coi là có thể thay thế được cho nhau. Tuy nhiên, mỗi khái niệm, trong trường hợp đứng riêng lẻ, lại được sử dụng theo những nghĩa rất đa dạng để chỉ những thực tiễn khác nhau. Phần nghiên cứu dưới đây chỉ ra rằng, ngày nay, thuật ngữ học không phản ánh các mức độ mệnh lệnh mà người ta có thể thấy trong hiểu biết của cộng đồng châu Âu và quốc tế, cũng như trong luật so sánh. Thứ nhất, các thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các quy phạm mà chúng ta không thể vi phạm và những quy phạm mà đôi khi chúng ta có thể loại bỏ. Thứ hai, những thuật ngữ giống nhau được sử dụng để chỉ những quy phạm có nguồn từ pháp luật châu Âu hoặc từ pháp luật trong nước. Thứ ba và cuối cùng, các thuật ngữ này đôi khi dẫn chiếu đến những quy phạm mà nội dung của chúng là khác nhau. Ví dụ, người ta nói đến quy phạm mệnh lệnh đối với các nguyên tắc cơ bản cũng như các quy phạm bảo vệ các lợi ích tư, như các quy phạm bảo vệ người lao động mà có thể bị loại bỏ để áp dụng một quy phạm có lợi hơn cho người đó.
II. NGUYÊN TẮC THUẬT NGỮ HỌC CHỈ ĐẠO
Có thể rút ra từ nghiên cứu này là khái niệm quy phạm “mệnh lệnh” không bao hàm một nghĩa được giữ nguyên. Trên thực tế, tính mệnh lệnh giảm dần theo các cấp độ khác nhau. Sự phức tạp này không chỉ được thể hiện trong phân biệt mang tính hai mặt, giữa một bên, những quy phạm mệnh lệnh và, bên kia, các quy phạm bổ khuyết. Do đó, thuật ngữ học phải phản ánh, trong chừng mực có thể, những cấp độ khác nhau được sử dụng cùng để chỉ các quy tắc cũng như các hình phạt. Nó cũng phải tính đến lĩnh vực điều chỉnh của các quy phạm này, tức là đến nội dung và phạm vi điều chỉnh của chúng. Nội dung của những khái niệm chuẩn được đưa ra ở đây cần phải đa dạng. Nó phụ thuộc vào yếu tố thời gian và xã hội học cũng như phụ thuộc vào giải thích mà thẩm phán hoặc trọng tài có thể đưa ra.
Thuật ngữ “trật tự công cộng” được sử dụng phổ biến. Nhiều câu hỏi có thể được đặt ra về chủ đề của thuật ngữ này trên bình diện thuật ngữ học. Đầu tiên, một vài sự phân biệt nào đó thông dụng có cần phải được bảo tồn? Hay là, sự phân biệt giữa trật tự công cộng mang tính chính trị và trật tự công cộng mang tính kinh tế có cần thiết cho chính khái niệm này để thể hiện sự đa dạng của các quy tắc mà khái niệm này định bao phủ? Câu hỏi tương tự cũng được đặt ra đối với sự phân biệt giữa trật tự công cộng bảo vệ với trật tự công cộng định hướng, hay đối với sự phân đôi cổ điển giữa các quy phạm mệnh lệnh và các quy phạm bổ khuyết. Tiếp theo, cũng cần phải xác định xem thuật ngữ “trậ tự công cộng” có thể bao trùm tât cả các khái niệm mặc dù ngày nay là khác nhau nhưng lại được hiểu như những biến cách đơn giản: luật áp dụng bắt buộc (loi de police), các quy phạm mệnh lệnh trong một số tình huống lại được coi là từ đồng nghĩa với khái niệm trật tự công cộng. Nếu sự phân biệt này được bóc tách, thì rõ ràng là cần thiết phải định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ trật tự công cộng. Điều này dẫn đến việc thúc đẩy sử dụng một thuật ngữ đã được xác định. Trong trường hợp này, có cần phân biệt giữa những quy phạm thể hiện các nguyên tắc cơ bản với những quy phạm khác mà cấp độ mệnh lệnh của chúng không phát sinh từ một thuật ngữ như vậy? Nếu trường hợp đó xảy ra, một thỏa thuận có cần được đưa ra về vị trí hàng đầu của các nguyên tắc cơ bản? Vị trí hàng đầu này sẽ được thể hiện đồng thời trên bình diện nội dung của các nguyên tắc cũng như trên bình diện các chế tài trong trường hợp vi phạm. Về mặt nội dung, nó sẽ hướng đến bảo vệ các giá trị ngang nhau, được áp dụng không giới hạn và sẽ có những dạng thức của những quy phạm thuộc về trật tự công cộng nội địa hay những nguyên tắc như quyền tự do lập hội được đảm bảo theo quy định của điều 11 Công ước châu âu về bảo vệ quyền con người (Công ước EDH). Về mặt chế tài, nó sẽ phải dẫn đến việc tước bỏ bất kỳ hiệu lực nào của hợp đồng.
Sự phân biệt cũng có thể được thiết lập trong các quy phạm không thể hiện các nguyên tắc chung? Ví dụ, người ta có thể phân biệt giữa trật tự công cộng xuyên quốc gia, trật tự công cộng cộng đồng và quy phạm mệnh lệnh trên bình diện quốc tế cũng như trong phạm vi quốc gia? Nếu câu trả lời là khẳng định, sự phân biệt sẽ không chỉ dựa duy nhất vào các chế tài – mà sẽ phải thay đổi tùy thuộc vào cấp độ mệnh lệnh – mà còn vào lĩnh vực của các chuẩn mực này. Trật tự công cộng xuyên quốc gia có lẽ có một phạm vi áp dụng hạn chế hơn, thể hiện ở việc bảo vệ những lợi ích nào đó của các chủ thể thương mại quốc tế và mang tính áp đặt nhờ vào khả năng kêu gọi sự chấp nhận rộng lớn. Trật tự công cộng cộng đồng được đặt trưng bởi khuynh hướng thực hiện hoặc thuận lợi hóa việc thành lập và hoạt động của thị trường chung. Những quy phạm mệnh lệnh ở phạm vi quốc tế (luật áp dụng bắt buộc) hay quốc gia là sản phẩm của trật tự pháp luật quốc gia, và được áp dụng, tùy từng trường hợp, cho các hợp đồng xuyên biên giới hoặc hợp đồng nội địa. Nếu sự phân biệt như vậy được chấp nhận, liệu những chỉ thị có được soạn thảo theo đúng với ý định của Tòa án hoặc của trọng tài thay vì với các hình phạt phải áp dụng?./.
Bình luận