Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

10. Việc bán cửa hàng thương mại

VIỆC BÁN CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI

Ba ý niệm chính đã hướng dẫn nhà làm luật thương mại quy định sự mua bán cửa hàng thương mại khác biệt hơn những điều luật mua bán trong lĩnh vực hộ:
1) Trước nhất đạo luật ngày 17-03-1909 của Pháp có ý muốn bảo vệ quyền lợi của người bán cửa hàng chống lại những hành vi mờ ám hoặc những hành vi làm cho cửa hàng mất giá trị. Thật vậy, cửa hàng là tài sản quan trọng của thươn gia, nếu mất đi thì trái chủ của người thương gia không biết lấy gì mà đòi nợ. Để tránh sự thiệt hại đó, luật năm 1909 tổ chức sự bán đấu giá cửa hàng và cho các trái chủ được quyền phản kháng và quyền tăng giá cạnh mãi.
2) Một phần của giá bán cửa hàng thường được trả sau một thời hạn, nên nếu người mua bị khánh tận trước khi trả dứt số tiền mua, thì người bán trước năm 1090 không có phương cách gì để chống lại sự khánh tận của người mua. Vì vậy luật năm 1909 có tổ chức một sự bố cáo quyền ưu tiên của người bán cửa hàng giống như quyền ưu tiên của người bán bất động sản, để cho quyền ưu tiên này được đối kháng với sự khánh tận của người mua (hay!).
3) Sau cùng, kinh tế khủng hoảng năm 1930 cho biết rằng có nhiều người mua cửa hàng bị lường gạt về trị giá cửa hàng mà họ đã mua. Để che chở họ, luật ngày 29-6-1935 đã bó buộc khế ước mua bán cửa hàng, hoặc khế ước đem cửa hàng hùn vào một công ty, phải lập thành hình thức nhất định.
Ngoài ba quy tắc đặc biệt trên, sự bán hoặc sự hùn một cửa hàng vào một công ty cũng theo các luật lệ thông thường về khế ước, và các khế ước này vì có đối tượng là một động sản vô hình nên có tính cách thương mại. Việc bán và cầm cố cửa hàng được quy định bởi sắc luật ngày 21-12-1933 ban hành tại Đông Dương đạo luật của Pháp quốc ngày 17-3-1909 và ngày 29-6-1935. Tại trung phần, việc bán cửa hàng được qui định từ điều 175-181 LTM Trung; Hiện nay việc bán cửa hàng và cầm cố cửa hàng được quy định từ điều 45-88 LTM 1972. Việc bán cửa hàng là hợp đồng thương mại đối với cả hai bên. Đối với người bán, đó là một hành vi thương mại cuối cùng của y. Đối với người mua thì đó là hành vi thương mại khởi đầu của y.
I. Đối tượng của khế ước mua bán cửa hàng: (151..)
II. Những điều kiện về việc bán cửa hàng: (152…)
III. Nghĩa vụ của người bán: (154…)
IV. Quyền của người bán: hay! (156)

(…) 161./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar