Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

11. Hiệu lực của khế ước giữa các đương sự

CHƯƠNG IV
HIỆU LỰC KHẾ ƯỚC GIỮA CÁC ĐƯƠNG SỰ KẾT ƯỚC 

Theo điều 1134 DLP, được lập lại tại điều 713 DLT, 763 DLB, và 687 DLVN 1972, thì khế ước thành lập hợp pháp có hiệu lực cưỡng hành đối với đương sự cũng như luật lệ. Vậy nhà làm luật dùng danh từ “thành lập hợp pháp” là muốn chỉ những khế ước kết lập đúng luật không bị một lý do vô hiệu nào. Điều 1134 rất rõ rệt: mỗi người kết ước đã tự ý ràng buộc và sự ràng buộc nầy cũng tương đương với hiệu lực cưỡng bách của đạo luật nếu người quan thiết từ chối không giữ đúng lời hứa sẽ bị công lực cưỡng bách. Khi nào thi hành đúng theo lời cam kết trong hợp đồng trực tiếp không thể được, thì sẽ thi hành gián tiếp, nghĩa là đền bồi cho trái chủ một số tiền thiệt hại, số tiền này tương đương với thiệt hại của trái chủ, vì rằng kết ước không giữ đúng lời hứa. Chương 4 gồm 3 mục:

Mục 1: Hiệu lực cưỡng bách của khế ước

Mục 2: Thi hành những nghĩa vụ đảm nhận

Mục 3: Quyền của trái chủ khi người thiếu nợ không thi hành hoặc trễ nãi./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar