Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

11. Sự Lừa Dối Và Phối Hợp Che Đậy Lừa Dối của Lefami

SỰ LỪA DỐI VÀ PHỐI HỢP LỪA DỐI CỦA LEFAMI (VideoScribe)

Tại tòa, các luật sư của KMVSao Nam lập luận rằng, việc tôi mua máy in C1100 từ STS, nay đổi tên thành Lefami, không liên quan gì đến mua máy C1100 từ Sao Nam. Thế thì, điều gì làm cho KMVSao Nam phải cúi đầu xin thu hồi máy khi bị tôi mua máy in C1100 từ STS để làm đối chứng?

Sự thật là tôi hoàn toàn không có nhu cầu mua 2 chiếc máy in C1100 giống hệt nhau như thế. Nếu cần sắm thêm máy in kỹ thuật số, thì tôi sẽ sắm thêm máy in loại khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chứ không ai lại đi mua hai chiếc máy in C1100 giống hệt nhau, trong khi một máy in C1100, đã chưa khai thác hết công suất. Chính vì mua máy in C1100 từ STS, giống hệt với máy in C1100 đã mua từ Sao Nam, mà giá chênh nhau đến 2,1 tỉ đồng, mới là vấn đề làm cho KMV, Sao Nam, Công ty Konica Minolta Châu Á – Singapore và tập đoàn Konica Minolta sợ hãi, phải đồng ý thu hồi máy và đề nghị giữ bí mật. Tôi điều tra thu thập chứng cứ và cài thế đến mức, họ không thể giãy giụa, đành phải chấp nhận thu hồi máy.

Sao NamSTS đều là hai đại lý được ủy quyền của KMV, được ủy quyền báo giá và thực hiện đơn đặt hàng theo mục 3 Giấy Chứng Nhận Phân Phối Ủy Quyền và “Giá cả do KMV ban hành và thống nhất trên toàn quốc” theo ĐIỀU II.2 Hợp Đồng Nhà Phân Phối. Khi ký hợp đồng mua máy C1100 từ STS, tôi đã cài đặt vào Điều 08 khoản 4 của hợp đồng là: “Bên A là đại lý thương mại của Công ty TNHH KONICA MINOLTA BUSINESS SOLOUTIONS. Quyền và nghĩa vụ của bên A theo qui định của Luật Thương Mại“. Mục đích của tôi là để ràng buộc trách nhiệm của KMV với tư cách là bên ủy quyền cho các đại lý. STS không phát hiện ra sự cài đặt của tôi đối với họ và KMV. Ra tòa, các luật sư của KMVSao Nam chối bỏ quan hệ đại lý ủy quyền. Chúng chỉ thừa nhận là STSSao Nam là hai nhà phân phối của KMV.

Nghiên cứu các phiếu báo giá của KMV và các đại lý của họ thì thấy STS báo giá thấp hơn nhiều nhưng vẫn là báo giá gian dối. Cùng mã sản phẩm là máy C1100, cùng hai người ký tên báo giá máy C1100 là ông Phan Quang Phú và bà Nguyễn Thị Xuân Đoạn, cùng một địa điểm là tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ngày 17-07-2015 giá là 1,8 tỉ; ngày 20-07-2015 giá là 1,7 tỉngày 24-07-2015 giá là 1,9 tỉ. Một sản phẩm có 3 giá thì không biết STS bán giá nào? Kỳ quặc hơn, STS – chi nhánh Hà Nội báo giá máy C1100 là 1,9 tỉ với ghi chú là “xuất xứ của Hãng Konica Minolta. Các tình tiết và sự kiện báo giá gian dối của KMV và các đại lý của họ đã bị tôi phản ánh trong bài “Konica Minolta coi mặt đặt giá” và bài “Nhận diện Konica Minolta” từ tháng 9-2015. Từ đó đến nay, KMV và các đại lý của họ không phản đối. Theo Điều 92 khoản 2 BLTTDS 2015 thì những tình tiết và sự kiện này là không bị buộc phải chứng minh nữa.

Có một vấn đề mà tôi chưa lý giải được chính xác là tại sao STS lại để trống xuất xứ trong hợp đồng mua bán máy in C1100 với Công ty In 474? Lục lại chứng từ chuyển tiền thì thấy, lúc 03:23PM ngày 22-07-2015, tôi chuyển 100 triệu cho STS nhưng hợp đồng mua bán máy in C1100 là ký ngày 23-07-2015, tức là sau một ngày đặt cọc. Như vậy là, sau khi chuyển tiền cọc đặt mua máy in C1100 từ STS, khoảng 16 giờ chiều ngày 22-07-2015, tôi đã gọi hẹn gặp ông Đào Việt Linh và ông Trần Kim Chung để giải quyết. Lúc đó, tôi đưa cho ông Đào Việt Linh và ông Trần Kim Chung các phiếu báo giá gian dối và cho biết, tôi đã đặt cọc mua máy in từ STS. Do tức giận và sốt ruột nên tôi đã gặp ngay và báo ngay thông tin để cho KMVSao Nam giải quyết. Vì trước đó KMVSao Nam đã lừa tôi về xuất xứ nhưng tôi chưa phát hiện nên ông Đào Việt Linh đã chỉ đạo cho STS không ghi xuất xứ, nhưng vì sơ ý nên STS còn để chữ xuất xứ trong hợp đồng. Nếu vụ án bị khởi tố, truy các cuộc gọi ngày 22-07-2015 thì chắc chắn, ông Đào Việt Linh, ông Trần Kim Chung đã nhận được các cuộc gọi của tôi và sau đó, ông Phan Quang Phú cũng nhận được cuộc gọi của ông Đào Việt Linh. Như vậy, tình tiết bỏ trống xuất xứ trong hợp đồng với STS, có thể là do KMV chỉ đạo. Chỉ có ông Phan Quang Phú mới là người có thể giải thích chính xác vì sao ông lại bỏ trống xuất xứ trong hợp đồng với Công ty In 474.

Tôi cũng cài thế lấy Phiếu bảo hành từ STS so sánh đòi Sao Nam phải giao Phiếu bảo hành. Sau khi kiện KMVSao Nam ra tòa thì Sao Nam xuất trình Hợp Đồng Nhà Phân Phối thay cho Hợp đồng mua bán. Tại Điều II – 4 Hợp đồng Nhà Phân Phối qui định “Tất cả sản phẩm Konica Minolta sẽ được giao kèm phiếu đăng ký bảo hành“. Từ thông tin thu thập được tại Tòa án, tôi buộc KMVSTS phải giao phiếu bảo hành, nếu không, tôi sẽ khiếu nại và STS sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngày 14-12-2015, STS đã cử nhân viên tên là Lê Phúc Ân mang đến giao cho tôi ba Phiếu bảo hành của cả ba máy in mà tôi đã mua từ STS. Và tôi đã lập biên bản để ghi nhận sự kiện này.

Vì gài thế để trả máy chứ không mua để in nên tôi thỏa thuận trong hợp đồng với STS là lắp đặt tại nhà in của tôi, tại 217/2 đường Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng khi đạt được yêu cầu trả lại hai máy C1070PC1100 đã mua từ Sao Nam thì tôi đồng ý trả tiền cho STS để làm ăn theo mặt bằng giá của STS. Do KMV tráo trở nên tôi tiếp tục ghì STS để kiện KMVSao Nam. Tôi hẹn trả với lý do chờ KMVSao Nam thu hồi máy C1100, rồi tôi cũng trả dần, cuối cùng tôi giữ lại 580 triệu, chờ dừng doanh nghiệp để kiện KMV, Sao NamSTS cùng một lúc. Nhưng việc chưa thu xếp được thì tôi nhận được Thông báo thụ lý vụ án số 1334/2017/TB-TLVA ngày 10-7-2017 của Tòa án nhân dân Quận Bình Thạnh. STS đã kiện Công ty Cổ Phần In 474 ra tòa để đòi nợ 580 triệu đồng và tiền phạt do trả chậm. Tôi đã đến TAND Quận Bình Thạnh để tiếp tục cài đặt, đòi bổ sung chứng cứ để lấy những tài liệu nhằm mục đích đấu tranh sau khi có giám đốc thẩm.

Ngày 05-09-2017, tôi đến Tòa án nhân dân Quận Bình Thạnh gửi văn bản trình bày về yêu cầu vụ án. Đồng thời, trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, tôi yêu cầu bên STS cung cấp bản sao Giấy chứng nhận phân phối ủy quyền, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q). Ông Lê Văn Tú, đại diện theo ủy quyền của STS, trình bày rằng “Khi bàn giao máy, bên bán đã giao giấy chứng nhận xuất xứ cho bên mua. Nguyên đơn đang kiểm tra việc bàn giao C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) và C/Q (Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa). Thẩm phán Vũ Thị Thúy Vân đề nghị nguyên đơn cung cấp C/O, C/Q và Giấy chứng nhận phân phối ủy quyền theo khoản 4 điều 8 hợp đồng 23/07/2015/TGA/STS nhưng đến phiên họp ngày 20-09-2015 thì bên STS trốn luôn. Họ không cung cấp tài liệu, không lên tòa theo giấy triệu tập mà cũng không báo lý do. Tôi yêu cầu tòa án lập biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ để làm cơ sở cho các bước đi tiếp theo. Tòa án quận Bình Thạnh đã lập biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và lập biên bản hòa giải với sự vắng mặt của nguyên đơn.

Đến tháng 11 năm 2017 thì tôi thấy không còn cần phải giữ máy in C1100 của STS để làm đối chứng nữa mà cần lấy giấy chứng nhận đồng ý chuyển giao Click Charge mới bán được cho các đối tác khác. Tôi thương lượng bán cả 3 máy in mua từ STS cho Công ty TNHH TMDV và Quảng Cáo Oanh Trần, để lấy tiền trả cho STS. Để chứng minh cho việc bán máy phải kèm theo Click Charge, tôi đã yêu cầu STS có văn bản trả lời về việc “đồng ý tiếp tục thực hiện dịch vụ kỹ thuật toàn phần (Click Charge) và bảo hành cho đơn vị thứ ba là Công ty TNHH TMDV và Quảng Cáo Oanh Trần”. Ngày 18-10-2017, STS trả lời bằng văn bản số 10, “đồng ý tiếp tục thực hiện dịch vụ kỹ thuật toàn phần (Click Charge) và bảo hành cho đơn vị thứ ba là Công ty TNHH TMDV và Quảng Cáo Oanh Trần“. Ngay sau khi nhận được văn bản số 10, tôi chuyển cho STS số tiền còn thiếu là 580 triệu, với yêu cầu STS phải rút đơn khởi kiện tại Tòa án Quận Bình Thạnh và tự chịu án phí. STS đã làm đúng với yêu cầu của tôi để thoát ra khỏi vụ kiện tụng. Bằng văn bản số 10 của STS, tôi chứng minh được với tòa là nếu không có dịch vụ Click Charge thì cũng không thể bán máy cho ai được. Ngày 23-03-2021, tôi đã nộp văn bản số 10 của STS cho Tóa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và sao gửi cho KMVSao Nam. Tại phiên tòa phúc thẩm lần thứ hai vào các ngày 20-4-2021, 22-04-2021, 26-05-2021, KMVSao Nam đã thừa nhận là họ đã nhận được các tài liệu mà tôi đã nộp ngày 23-03-2021 và không phản đối gì. Trong bản án phúc thẩm ngày 16-05-2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công nhận các tài liệu do Saigonbook nộp là hợp pháp và được coi là chứng cứ.

Có một điều cần nói rõ là, nhờ sự xuất hiện và cạnh tranh của STS mà tôi phát hiện ra sự lừa dối của Sao NamKMV. Trong quá trình tranh đấu để trả máy cho KMVSao Nam, tôi thường gặp ông Phan Quang Phú để dò la tình hình. Tôi nhận được những lời động viên và khuyên tôi đợi tập đoàn Konica Minolta giải quyết, vì KMV đã hết thẩm quyền. Tôi đợi KMV thu hồi máy từ 18-08-2015 đến ngày 10-11-2015 mời khởi kiện là cũng vì theo lời động viên của ông Phan Quang Phú. Sau khi tôi bị thua kiện ở phiên tòa phúc thẩm ngày 22-09-2016, tôi vẫn còn gặp Phan Quang Phú. Lúc đó, Phan Quang Phú thốt lên: “Anh giỏi đấy nhưng dù sao bên Konica Minotla cũng là một tập đoàn. Nhưng mà anh thua kiện thì mọi người khiếp thật”.

Như vậy là STS cũng lừa nhưng mà lừa nhỏ, rất khó phát hiện. Nếu bị phát hiện thì với số tiền vài trăm triệu đối với một doanh nghiệp thì cũng ít khi bị kiện. Còn lừa như Sao Nam thì lớn quá. Chỉ mua mới có hai máy in mà tôi bị mất đến 2,66 tỉ đồng thì không thù hận sao được./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar