HỦY ÁN CỦA HỦY ÁN LÀ ĐÒN RẤT NẶNG, RẤT ĐÀNG XẤU HỔ
Hội đồng xét xử phúc thẩm lần thứ hai, do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, đã hủy bản án sơ thẩm của Hội đồng xét xử sơ thẩm do Thẩm phán Phù Quốc Tuấn làm chủ tọa, với lỗi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đây là lỗi rất nặng, mà lẽ ra với lỗi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Hội đồng xét xử phúc thẩm lần thứ nhất, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, phải hủy bản án sơ thẩm từ năm 2016. Đây là lỗi bịa đặt của Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn, phối hợp với Hội đồng xét xử phúc thẩm lần thứ hai, sau ba lần tạm ngừng phiên tòa, kéo dài, tìm lý do hủy án để làm mất hiệu lực Quyết định Giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GDT ngày 6/11/2020 của TAND Cấp cao tại TP.HCM. Từ lúc phiên tòa diễn kéo dài, với ba lần tạm ngừng, tôi đã nhận ra âm mưu hủy án sơ thẩm, nhưng lúc đó thì tôi chỉ có thể đối phó được như thế.
Khác với các đương sự khác, ngay sau khi nhận được bản án phúc thẩm lần thứ hai, ngày 1/7/2021, tôi đã có đơn đề nghị giám đốc thẩm lần thứ hai. Tôi biết là rất khó. Nhưng bằng một kỹ thuật tố tụng điêu luyện, điềm đạm, tôi đã đẩy các luật sư của Konica Minolta và Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên vào tình thế bế tắc, phải ôm án 16 tháng, mà không có lối ra. Giám đốc thẩm lần thứ hai là việc chẳng đặng đừng, mà Tòa án cấp cao phải làm, vì không còn cách nào khác. Họ đã bị tôi triệt buộc về nhiều phương diện, mà ở giai đoạn này là triệt buộc về pháp luật tố tụng.
Đơn đề nghị giám đốc thẩm lần thứ hai, ngày 1/7/2021, của tôi yêu cầu Tòa án nhân dân cấp cao sửa bản án phúc thẩm lần thứ hai của TAND Thành phố Hồ Chí Minh để kết thúc vụ án. Nhưng sau đó tôi giật mình phát hiện ra bản án phúc thẩm lần thứ hai của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn như học sinh nộp bài thi bằng giấy trắng, nên không có gì để sửa. Sau thời gian xét xử kéo dài, với hơn 100 trang biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, không “giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề”, theo qui định tại khoản 2 Điều 264 BLTTDS 2015, mà hủy án. Bản án phúc thẩm lần thứ hai như là bài làm của học sinh bỏ trống, nộp giấy trắng, không có gì để mà sửa. Nếu cấp giám đốc thẩm muốn sửa thì chỉ có thể sửa bản án sơ thẩm của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn. Nhưng theo qui định tại Điều 347 BLDS 2015 thì Tòa án cấp giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Nhận ra thiếu sót này, tôi viết lại đơn đề nghị giám đốc thẩm (lần thứ 4), gửi cho ông Chánh án Trần Văn Châu, kèm theo một thư riêng, lưu ý là không được sửa án như đơn đề nghị giám đốc thẩm ngày 1/7/2021 của tôi. Tôi e ngại Tòa án cấp cao không để ý, giải quyết sai pháp luật, tạo cớ cho Konica Minolta và đồng bọn chạy án khiếu nại kéo dài, làm mất uy tín ngành Tư pháp nước Việt Nam. Cuối cùng, Tòa án cấp giám đốc thẩm lần thứ hai đã hủy bản án phúc thẩm lần thứ hai của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, như đề nghị và mong đợi của tôi – Một Quyết định giám đốc thẩm rất xuất sắc cả 3 yếu tố: Lập luận, nhận định; văn phong, ngôn ngữ pháp lý và hình thức bố cục.
Với bản án phúc thẩm bị hủy, các thẩm phán Ngô Thanh Nhàn, Hoàng Thị Bích Thảo, Lê Thọ Viên và Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn sẽ phải giải trình theo qui định của ngành. Việc xử lý các ông bà thẩm phán và Kiểm sát viên này cần phải có thời gian. Nhưng trước mắt, bản án phúc thẩm bị hủy là đòn rất nặng, đánh mạnh vào uy tín của các thẩm phán, kiểm sát viên, cả ban lãnh đạo tòa án và viện kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh. Một vụ án ồn ào như vụ án Konica Minolta mà để hai lần hủy hai bản án phúc thẩm thì là quá nặng, làm mất thể diện nền tư pháp nước Việt Nam. Hủy bản án của người hủy bản án của người khác lại còn nặng hơn, vì cảm giác nặng của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn – người bị hủy bản án sơ thẩm – sẽ được chuyển lên, đè nặng Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm lần thứ hai, do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa. Cảm giác xấu hổ bị nhân đôi. Người có lòng tự trọng, mà gặp đòn nặng như thế này, thì thường là họ xin thôi làm công tác xét xử, hoặc có thể xin tạm dừng xét xử một thời gian để đi học lại về chuyên môn pháp luật và nghiệp vụ xét xử./.
Bình luận