Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

12. Sự quản lý cửa hàng

SỰ QUẢN LÝ CỬA HÀNG 

Người thương gia có thể đứng ra tự khai thác lấy cửa hàng, nhưng đôi khi y không tự khai thác được, ví dụ như y vừa hưởng cửa hàng trong một di sản, hoặc y đang làm một nghề mà luật pháp không cho phép làm thương mại. Có khi người thương gia sở hữu chủ vì bận việc hay vì đau yếu cũng có thể giao cho một người khác quản lý cửa hàng. Có ba loại quản lý:
– Quản lý có thù lao (gérants salariés: người quản lý được trả lương);
– Quản lý tự do (gérants libre ou gérants location: người quản lý miễn phí hoặc người quản lý cho thuê)
– Và quản lý đoạn mại (location vente: Cho thuê bán).
1. Quản lý có thù lao: Người thương gia có thể ký một hợp đồng để thuê một người điều khiển cửa hàng cho y, hoặc ủy quyền cho một người làm công đứng ra điều khiển cửa hàng và trả tiền công cho các người này bằng lương bổng hàng tháng, hay bằng bách phân (pourcentage: phần trăm) tính trên số thương vụ (doanh số). Đây là loại quản lý có thù lao. Trường hợp người quản lý thuê, tương quan giữa y và người thương gia là khế ước lao công; còn tương quan giữa người được ủy quyền và người thương gia là một khế ước ủy thác. Hai hạng người này đều thuộc hạng quản lý có thù lao, họ có nhiều quyền, như có thể bớt giá bán hoặc bán chịu cho khách hàng, tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên. Họ có quyền thay mặt thương gia như một ủy viên (un fondé de pouvoir) để giao thiệp với người ngoài. Sự chỉ định hai hạng quản lý trên, cũng như sự bãi chức họ đều phải ghi vào sổ thương mại ở phòng lục sự mới đối kháng được với đệ tam nhân. Tuy nhiên, các người quản lý này không phải là thương gia, vì họ không hoạt động cho chính họ hưởng. Họ chỉ là một tư chức có ăn lương và được che chở bởi luật lao động và luật an sinh xã hội khi bị ốm đau, bị tai  nạn v.v …. Chính người thương gia mới là người chịu trách nhiệm với các người đệ tam giao dịch với cửa hàng, và hưởng lời hoặc chịu lỗ.
2. Quản lý tự do: Trong quản lý tự do, người thương gia có thể hco một người khác khai thác cửa hàng trong một thời gian nhứt định, nhưng cửa hàng vẫn còn thuộc quyền sở hữu của người thương gia. Người quản lý tự do này nhân danh chính y mà khai thác với lời ăn lỗ chịu, và như thế y trở thành thương gia trong lúc người chủ cửa hàng mất đi tính cách thương gia.(133LTM 1972). Người quản lý tự do này phải trả cho chủ cửa hàng một số tiền một số tiền hàng tháng hoặc hàng năm tùy theo hai bên ấn định trước hoặc tùy theo số lời của sự mua bán. Người quản lý chịu mọi tổn thất và khai báo thuế vụ. Y nhân danh y mà khai thác cửa hàng nên có đủ tự do miễn là đừng làm cho cửa hàng giảm giá trị và như thế y phải chịu trách nhiệm với người đệ tam giao dich với cửa hàng (…166)
3. Quản lý đoạn mại: (lạ, như mua trả góp cửa hàng 172…)

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar