Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

12. Thi hành quyền lợi

THI HÀNH QUYỀN LỢI

173._ Các quyền lợi được đặt ra và được pháp luật công nhận là để được thi hành. Có hai cách thi hành quyền lợi:
a) Hoặc chủ thể sử dụng trực tiếp quyền lợi bằng cách hưởng dụng các lợi ích vật chất do quyền lợi cung cấp. Đó là sự thi hành trực tiếp quyền lợi.
b) Hoặc chủ thể chuyển di cho người khác quyền lợi của mình. Sự chuyển di đó cũng là một cách thi hành quyền lợi. Nhất là khi chủ thể nhờ sự chuyển di đó mà thủ lợi, như khi bán lại, nhương lại quyền lợi của mình cho người khác.

MỤC I._ SỰ THI HÀNH TRỰC TIẾP CÁC QUYỀN LỢI 

174._ Mỗi quyền lợi có một nội dung. Thí dụ quyền sở hữu gồm có khả năng sử dụng; hưởng hoa lợi và cầm bán theo ý muốn.
1. Vấn đề đặt ra là chủ thể có được phép sử dụng một cách hoàn toàn tự do quyền lợi của mình không? Nói một cách khác có sự kiểm soát nào của nhà cầm quyền về sự thi hành cac quyền lợi tư không?
2. Vấn đề thứ hai là rât có thể quyền lợi của chủ thể bị kẻ khác phủ nhận. Thí dụ chủ sở hữu một căn nhà phố thẩy có kẻ khác chiếm bất động sản của mình. Hoặc một trái chủ (chủ nợ) gặp phải một con nợ không chịu trả nơ. Như vậy việc thi hành quyền lợi đòi hỏi những chế tài hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể.
3. Vấn đề thứ ba là có những trở lực làm cho sự thi hành quyền lợi không thực hiện được, vì những trở lực đó làm tiêu diệt quyền lợi.
Ta sẽ xét 3 vấn đề đó trong 3 đoạn của mục này:

ĐOẠN 1._ Kiểm soát thi hành quyền lợi

175._ Vấn đề này ta thấy có hai quan niệm khác nhau:
a) Theo quan điểm cổ điển, sự thi hành quyền lợi được hoàn toàn tự do, không bị kiểm soát. Nói một cách khác, sự thực hiện quyền lợi không khiến cho chủ thể có trách nhiệm đối với người ngoài. Đó là một quan niệm có tính cách phóng khoáng và hoàn toàn cá nhân. Quan niệm cổ điển này ngày nay không còn thịnh hành nữa. Từ cuối thế kỷ 19, ở Châu Âu đã phát sinh một quan niệm mới được án lệ chấp nhận: Đó là học thuyết lạm quyền.
b) Theo học thuyết lạm quyền, Tòa án có quyền kiểm soát những điều kiện thi hành quyền lợi. Việc thi hành quyền lợi có thể khiến cho chủ thể có trách nhiệm, nếu như có sự lạm dụng. Lạm quyền là khi nào chủ thể sử dụng quyền của mình, không phải để làm lợi cho mình, với mục đích duy nhất là làm hại người khác. Thí dụ: Chủ một ngôi nhà xây một ống khói giả trên nóc nhà chỉ cốt để bít cửa sổ nhà bên cạnh. Học thuyết lạm quyền tuy không đi tới chỗ phủ nhận quyền lợi của chủ thể, nhưng đã giới hạn khá nhiều sự tự do thi hành quyền lợi bằng quyền kiểm soát của Tòa án. Trong học l1y có hai quan niệm về sự lạm quyền: Một quan niệm chật hẹp và một quan niệm rộng rãi. Theo Giáo sư Georges Ripert, chỉ có lạm quyền khi chủ thể cố ý dùng quyền để làm hại người khác như trong khi ống khói giả kể trên. Theo Giáo sư Josserand, không cần phải có ác ý trong việc sử dụng quyền mới là lạm quyền. Khi chủ thể sử dụng quyền của mình không đúng với nhiệm vụ xã hội của nó là đã lạm quyền rồi. Tuy nhiên, nguyên tắc lạm quyền không thể áp dụng cho tất cả các quyền lợi, trong tất thảy mọi lĩnh vực, vì còn có những quyền lợi có tính cách tuyệt đối hay độc đoán. Việc thi hành các quyền lợi này không bao giờ được coi là lạm dụng nên nó không chịu sự kiểm soát của tòa án. Đó là các quyền ngoại sản nghiệp như quyền của cha mẹ được thỏa thuận hay khước từ giá thú của con vị thành niên. Khó có thể nói rằng cha mẹ khước từ vì có ác ý muốn làm hại con hay hại người mà con mình muốn cưới. Tuy nhiên, luật pháp ngày nay có khuynh hướng làm cho kém quan trọng hơn trước, các quyền lợi gia đình, thí dụ: Theo Luật gia đình 1964 cũng như Luật gia đình của Pháp, người chồng với tư cách là chủ gia đình, có quyền phản kháng không thuận để vợ làm một nghề riêng. Nhưng sự phản kháng đó phải có lý do và lý do nầy chỉ có thể là quyền lợi của gia đình. Nếu không người vợ có thể xin Tòa án cho phép, mặc dù không được sự ưng thuận của người chồng (Điều 47 Luật gia đình 1964 và điều 223 DLP).

ĐOẠN II._ Chế tài quyền lợi 

176._ Nói một cách tổng quát, quyền lợi nào cũng có chế tài để bảo đảm thi hành. Các loại chế tài này không giống nhau. Trước hết chúng ta cần biết có mấy loại chế tài. Sau ta sẽ xét đến những điều kiện cần thiết để cho các chế tài đó được áp dụng. Sau cùng, có một vài quyền lợi không có chế tài: đó là nghĩa vụ tư nhiên.

A. Các loại chế tài:

177._Ở đây ta không nói tới các chế tài của hình luật vì các chế tài này chỉ được áp dụng khi sự vi phạm luật có tính cách nghiêm trọng và trờ nên một tội phạm. Ta chỉ cần nhận xét rằng, sự áp dụng các chế tài hình luật (hình phạt) cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thi hành các quyền lợi tư. Thí dụ: Trừng phạt tội trộm là gián tiếp bảo vệ sự thi hành quyền tư hữu.
178._ Ta cần chú trọng đến các chế tài của Dân luật. Các chế tài này có hai loại là bồi thường và cưỡng chế thi hành.
a) Bồi thường: Bồi thường là xóa bỏ những thiệt hại do sự vi phạm ;uật gây ra. Có hai cách bồi thường là bồi thường bằng hiện vật và bồi thường bằng tiền bạc. Thí dụ về bồi thường bằng hiện vật: hoàn lại vật ăn trộm, sửa chữa lại như mới một đồ vật bị hư hại. Bồi thường bằng tiền bạc thông dụng nhất: Người có trách nhiệm trả một số bạc cho nạn nhân.
b) Cưỡng chế thi hành: Chế tài này có mục đích cưỡng bách người có nghĩa vụ phải thi hành nếu người này không tự ý thi hành.
1) Sự cưỡng chế có thể trực tiếp hướng vào thân thể người bị cưỡng chế, biện pháp này gọi là câu thúc thân thể. Người có nợ không chịu trả nợ có thể phải ngồi tù thay  (điều 46 DLTT áp dụng tại Nam phần: Nghị định 16-3-1910). Sự câu thúc thân thể dùng để chê tài các quyền lợi dân sự đã được bãi bỏ trong luật của Pháp nhưng vẫn còn tồn tại trong luật Việt Nam. Hiến pháp ngày 1-4-1967 trong chương quyền lợi và nghĩa vụ công dân đã ghi “không ai có thể bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ“. Như vậy sự câu thúc thân thể đã bị bãi bỏ trong lĩnh vực dân sự và chỉ còn được áp dụng trong lãnh vực hình sự. Ngoài ra còn một cách chế tài không kém phần mạnh mẽ và trực tiếp là trục xuất bằng công lực kẻ chiếm ngụ vô quyền ra khỏi nơi chiếm ngụ do mệnh lệnh của một án văn (các vụ đuổi nhà phố).
2._ Sự cưỡng bách thông thường hơn là sự sai áp tài sản. Sai áp tài sản là tịch biên theo lệnh của tòa các tài sản của con nợ, đem bán đầu giá để lầy tiền trả các chủ nợ. Thủ tục sai áp khác nhau tùy theo loại tài sản. Ta thấy có sai áp bất động sản, động sản, sai áp chấp hành, sai áp chế chỉ. người chủ nợ có trái quyền thanh xác và khả sách, nhưng chưa có chứng thư chấp hành, có thể xin thẩm phán cho phép thi hành những biện pháp bảo toàn. Nạn nhân một vụ tai nạn, nếu xet ra có quyền đòi bồi thường, có thể làm sai áp, và thẩm phán có quyền tạm thời ước lượng trái quyền bồi thường của nạn nhân. Các thủ tục sai áp hợp thành một môn học riêng ở năm thứ ba gọi là các phương cách chấp hành (Les voies d’exécution: Lộ trình thực hiện) . Ngay bây giờ ta chỉ cần biết ngyên tắc.
Sai áp là một chế tài hữu hiệu để bảo đảm việc đòi nợ, khi món nợ là một số bạc. Trái chủ có thể được thỏa mãn hoàn toàn, không thiệt gì. Trái lại món nợ là một nghĩa vụ mà người phụ trái (con nơ phải thi hành thì sai áp chỉ là một chế tài thiếu sót. Nếu ngu7o2i phụ rái khước từ không thi hành nghĩa vụ (như một họa sĩ từ chối không vẽ bức họa đã đặt) thì trái chủ phải vô đơn kiện xin bồi thường. Sau khi có án của tòa, nếu người phụ trái không trả tiền bồi thường, trái chủ mới được sai áp. Mặc dù được bồi thường bằng tiền bạc, trái chủ cũng không thực hiện được điều mình muốn, mà chỉ được hưởng một sự đền bồi. Cách chế tài bằng sai áp thiếu hoàn hảo ở điểm đó.
179._  Án lệ có đặt ra một cách cưỡng chế gián tiếp là tiền cưỡng thúc (astreinte). Bằng chế tài này, Tòa tuyên phạt người phụ trái một số tiền nhứt định t1inh theo từng ngày chậm trễ, tới khi nào người này chịu thi hành nghĩa vụ mới thôi. Càng chậm thi hành, món tiền phạt càng lớn. Cách cưỡng chế gián tiếp này tỏ ra hiệu nghiệm. Khi người phụ trái chịu thi hành nghĩa vụ thì tòa sẽ xét lại tất cả số tiền cưỡng thúc, và thường giảm bớt, nhưng dẫu sao người phụ trái vẫn e sợ vì không biết tiền Tòa phạt sẽ là bao niêu, lớn hay nhỏ. Cách chế tài bằng tiền cưỡng thúc rất thông dụng. Các tòa án thường áp dụng cho những con nợ ngoan cố, không thi hành một nghĩa vụ phải làm. Tòa cũng áp dụng cả cho những kẻ chiếm ngụ vô quyền không chịu rời khỏi nơi chiếm ngụ sau khi có án lệ xử trục xuất.

B._ Sự áp dụng chế tài 

180._ Trong việc áp dụng chế tài để bảo đảm sự thi hành quyền lợi, có một nguyên tắc căn bản cần phải biết ngay. Nguyên tắc này quan trọng vì cả tổ chức xã hội đương thời đươc xây dựng một phần trên nguyên tắc này. Đó là nguyên tắc: “Không ai có thể cướp quyền Tòa án, tư thi hành công lý cho mình” (Nul ne peut se rendre justice à soi-même: Không ai có thể thực thi công lý cho chính mình). Như vậy việc áp dụng các chế tài quyền lợi đòi hỏi sự can thiệp cảu cơ quan công quyền, dù rằng quyền xin chế tài không bị phủ nhận, nghĩa là dù bằng chứng của quyền lợi đó thực rõ rệt. Thí dụ: Con nợ không dị nghị về món nợ phải trả, nhưng không chịu trả. Chủ nợ cũng chỉ có thể sai áp tài sản của con nợ sau khi đã có lệnh của Tòa. Ta cần phân biệt trường hợp đòi bồi thường và trường hợp đì người phụ trái thi hành nghĩa vụ.
a) Trường hợp bồi thường: Nếu có sự tranh chấp giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, tòa án sẽ phân xử. Nếu hai bên dàn xếp xong xuôi và thỏa thuận về số tiền bồi thường, nhưng sau đó bên gây thiệt hại lại không chịu bồi thường, thì trường hợp này sẽ giống như trường hợp một người có nợ không chịu trả nên phải dùng đến cách cưỡng chế thi hành.
b) Trường hợp áp dụng biện pháp thi hành cưỡng chế: Trường hợp này quan trọng. Sự can thiệp của công quyền có hai quy tắc: 1) Các sai áp phải do thừa phát lại thi hành; 2) Chỉ sai áp khi trái chủ có một chứng thư chấp hành, trong đó ghi rõ văn thức chấp hành. Chứng thư chấp hành có thể là một án văn hay một chứng thư chưởng khế trong có văn thức chấp hành. Văn thức này là một lệnh truyền của hành pháp, yêu cầu cơ quan công lực giúp đỡ việc thi hành một án vă hay một chứng thư chưởng khế bằng võ lực nếu cần (manu militari).
181._ Những chứng thư nào được coi là chứng thư chấp hành? Ta thấy có hai loại là án văn và chứng thư chưởng khế. Chưởng khế là một viên chức thuộc ngành nhân viên phụ tá tư pháp, có thẩm quyền dùng văn thức chấp hành. Khi văn thức chấp hành được ghi vào một chứng thư chưởng khế thì thừa phát lại được quyền bắt đầu thủ tục sai áp.
Các chứng thư chưởng khế rất tiện lợi. Người chủ nợ không có một chứng thư chưởng khế mà chỉ có một chứng thư thường là giấy nhận nợ, bắt buộc phải vô đơn kiện để có một án văn. Sau khi có án văn mới sai áp được. Trái lại, khi một chủ nợ có một chứng thư chưởng khế xác nhận quyền của mình, thì người này được miễn, khỏi cầ kiện và có thể cậy thừa phát lại làm ngay thủ tục sai áp.

C._ Những quyền lợi không có chế tài: Nghĩa vụ tự nhiên. 

182._ Nghĩa vụ tự nhiên khác với nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ một quyền lợi dân sự là trái quyền. Trái quyền được chế tài. Nếu người phụ trái (con nợ) không thi hành nghĩa vụ, trái chủ có thể vô đơn kiện va2xin áp dụng một chế tài. Nghĩa vụ tự nhên thi trái lại, là một nghĩa vụ không được chế tài: Trái chủ không thể ép buộc người phụ trái thi hành nghĩa vụ, nhất là không thể vô đơn kiện người phụ trái trước tòa án. Tuy nhiên, người ta cũng gọi là một nghĩa vụ, vì nếu con nợ tự ý thi hành nghĩa vụ thì việc thi hành này vẫn có giá trị. Về sau con nợ có đổi ý kiến y cũng không thể đòi hoàn lại món tiền đã trả.
1. Khi nào thì có nghĩa vụ tự nhiên? Địa hạt áp dụng của nó như thế nào? Bộ dân luật không nói rõ điều này. Án lệ đồng hóa nghĩa vụ tự nhiên với bổn phận lương tâm. Một người tự ý trả một món tiền cho người khác vì nhận thấy mình có bổn phận tinh thần phải trả, dù về phương diện pháp lý không ai có quyền bắt mình phải làm như vậy. Đó là nghĩa vụ tự nhiên. Nghĩa vụ tự nhiên được thấy trong hai trường hợp thực tế: a) Trường hợp thứ nhất là khi một nghĩa vụ dân sự đã vô hiệu hay đã bị thời tiêu; Nghĩa vụ đó trở thành nghĩa vụ tự nhiên; b) Trường hợp thứ hai là một bổn phận lương tâm rõ rệt. Thí dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng giau73 anh chị em ruột.
2. Nghĩa vụ tư nhiên có hiệu lực gì? Hiệu lực của nghĩa vụ tự nhiên là nếu nó được tình nguyện thi hành thì sự thi hành này có giá trị như sự thi hành một nghĩa vụ dân sự. Một lời hứa thi hành cũng đủ.

ĐOẠN III._ Tiêu hủy quyền lợi

183._ Không có nguyên tắc chung vho sự tiêu hủy quyền lợi vì mỗi quyền lợi tiêu hủy một cách. Ta có thể thấy có những quyền lợi nhất thời, như quyền thuê nhà: khi hết hạn thuê là hết quyền. Ngược lại cũng có những quyền lợi chung thân: Chỉ khi chủ thể chết quyền mới tắt. Thí dụ điển hình là quyền dụng ích hay quyền thu huê lợi trên một bất động sản. Cũng có quyền lợi tiêu diệt ngay sau khi được thi hành: Đó là ca1ctra1i quyền. Sau khi con nợ đa trả nợ hay thi hành xong nghĩa vụ phải làm thì trái chủ hết quyền. Có hai hình thức tiêu hủy quyền lợi có tính cách đặc biệt và có phạm vi áp dụng rộng lớn, đó là sự khước từ quyền lợi và sự thời tiêu.

A._ Khước từ quyền lợi

184._ Sự khước từ quyền lợi thự ra không thể áp dụng cho mọi quyền lợi. Có những quyền lợi mà chủ thể không khước từ được. Đó là quyền lợi tinh thần thuộc về gia đình hay tử hệ như phụ quyền. Đối với tài sản, sự khước từ một động sản của chủ thể có hậu quả làm cho động sản đó trở thành vật vô chủ. Sự khước từ một bất động sản lại co hiệu lực khác hẳng: Tài sản đó tha2o6ng sản quốc gia. Như vậy quyền lợi không bị tiêu diệt mà chuyển di sang cho kẻ khác. Trường hợp giản dị nhất là trái quyền. Trái chủ bao giờ cũng có thể khước từ không đòi nợ nữa, đó là sự miễn trái. Sự miễn trái tiêu diệt trái quyền.

B._ Thời tiêu

185._Một quyền lợi không được chủ thể sử dụng trong một thời gian lâu sẽ bị thời tiêu. Trên nguyên tắc, thời gian này, theo Dân Luật Pháp là 30 năm, dân luật Bắc là 20 năm và Dân luật trung là 10 năm. Thời hiệu còn có thể ngắn hơn nữa trong những trường hợp bất thường. Th1i dụ đối với trái quyền của chủ quán về sự chứa trọ hay cung cấp thực phẩm, đối với người làm công hay gia nhân đầy tớ về tiển công chưa lãnh, thời hạn tiêu diệt chỉ là một năm. Tuy nhiên, cũng có những quyền lợi dù không được sử dụng cũng không bị tiêu diện. Đó là những quyền lợi bất khả thời tiêu. Đó là quyền tinh thần thuộc về gia đình gọi là quyền ngoại sản nghiệp. Cũng có một quyền lợi sản nghiệp bất khả thời tiêu là quyền sở hữu. Một trạch chủ có thửa đất không sử dụng, sau 30 năm cũng không mất quyền sở hữu của mình, nếu không có kẻ chiếm cứ. Vì vậy người ta gọi quyền sở hữu là quyền vĩnh cữu. Quá 30 năm, tuy trạch chủ đó có thể mất quyền sở hữu nếu có kẻ khác chiếm hữu bất động sản. Nhưng nếu xảy ra như vậy thì là vì kẻ chiếm hữu đã thủ đắc được thửa đất chứ không phải vì quyền sở hữu của trạch chủ bị thời tiêu. Bằng chứng là nếu kẻ chiếm đất không hội đủ điều kiện thời đắc, thì thửa đất vẫn thuộc quyền sở hữu của trạch chủ cũ. (Hay!)

MỤC II._ CHUYỂN DI QUYỀN LỢI 

186._Theo nguyên tắc, quyền lợi có thể được chuyển di; nó có thể được đem bán đi, nhượng lại cho người khác. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được tuyệt đối vì có những quyền lợi ngoại sản nghiệp bất khả chuyển di. Trong danh từ pháp luật, người chuyển di quyền lợi là người phó quyền. Người được hưởng quyền lợi chuyển di được là người kế quyền. Trong việc mua bán, người bán là người phó quyền, người mua là người kế quyền.

ĐOẠN I._ Các thể thức chuyển di quyền lợi

A. Chuyển di sinh thời và chuyển di nhân tử

187._ Trước hết người ta phân biệt chuyển di sinh thời và chuyển di nhân tử. Chuyển di sinh thời là chuyển di quyền lợi giữa hai người còn sống. Chuyển di nhân tử là chuyển di quyền lợi từ người chết sang người sống. Trong sự chuyển di sinh thời  người ta thấy có hai loại chuyển di là chuyển di vô thường và chuyển di hữu thường. Sự di chuyển quyền lợi được coi là hữu thường khi người phó quyề nhận lãnh của người kế quyền một đối khoản. Đối khoản này tương đương với quyền lợi được chuyển nhượng. Thí dụ điển hình là sự mua bán. Sự chuyển di được coi là vô thường khi người phó quyền không nah56n lãnh một đối khoản nào. Thí dụ điển hình là sự cho của. Sự chuyển di nhân tử bao giờ cũng do luật thừa kế quy định. Theo dân luật có hai thể thức thừa kế: Thừa kế có di chúc và thừa kế không di chúc.

B._ Chuyển di bao quát và chuyển di đặc định

188._ Cách phân loại thứ hai, phân biệt chuyển di bao quát và chuyển di đặc định. Chuyển di bao quát là chuyển di một phần hay toàn bộ sản nghiệp. Chuyển di đặc định là chuyển di một hay nhiều tài sản được chỉ định rõ từng đơn vị. Tất cả chuyển di sinh thời đều là chuyển di đặc định. Một cá nhân khi còn sống không thể chuyển di bao quát. Thừa kế không di chúc thực hiện sự chuyển di bao quát. Thừa kế có di chúc thực hiện một sự chuyển di đặc định khi người quá cố để lại cả sản nghiệp của mình cho một người. Người này này gọi là người thụ di bao quát (légataire universel: người thừa kế phổ thông). Thừa kế có di chúc thực hiện một sự chuyển di đặc định khi người quá cố để lại cho người thụ di một tài sản nhất định: Người này gọi là người thụ di đặc định (légataire à titre particulier: Người thừa kế riêng). Sự chuyển di quyền lợi dù thực hiện bằng thể thức nào cũng theo chung một nguyên tắc là sự bảo tồn quyền lợi chuyển di.

ĐOẠN II._ Nguyên tắc bảo tồn quyền lợi chuyển di.

189._Nguyên tắc này có nghãi là người  kế quyền không bao giờ có nhiều quyền hơn người phó quyền, hay ngược lại, một cá nhân không bao giờ có thể chuyển di cho người khác nhiều quyền lợi hơn chính mình đã có. Hầu như đó là sự dĩ nhiên nhưng cũng cần phải đặt thành nguyên tắc vì nguyên tắc này cũng có nhiều biệt lệ:
a) Người mua một dộng sản 9đồ vât, dù mua của kẻ vô quyền cũng trở thành chủ sở hữu chủ đồ vật nhờ ở một qui tắc đặc biệt của dân luật, là điều 2279 DLP. Điều này minh định rằng “đối với các động sản sự chấp hữu đủ thay thế chứng thư” (en fait de meuble, la possession vaut titre: Về mặt đồ đạc, quyền chấp hữu là quyền sở hữu).
b) Các sự chuyển di quyền sở hữu về bất động ản hay các vật quyền do một pháp chế riêng qui định (sắc lệnh ngày 21-7-1925). Theo pháp chế này mọi sự chuyển nhượng bất độgn sản phải theo một thể thức công bố riêng gọi là công bố điền thổ. Thiếu thể thức này thì sự chuyển di bất động sản không đem đối kháng được với các người kế quyền khác của chủ sở hữu được. Thí dụ: Một trạch chủ gian trá, bán đất của mình hai lần cho hai người. Hợp lý ra thì người mua thứ nhất sẽ là sở hữu chủ, còn người mua thứ hai sẽ vô quyền, vì lúc bán lần thứ hai người trạch chủ không còn quyền lợi gì để mà chuyển di. Vậy mà kết quả có thể ngược lại: theo pháp chế điền thổ, người mua nào công bố trước văn tự theo thể thức luật định sẽ thành sở hữu chủ. Sở dĩ nhu vậy là vì luật pháp muốn bảo đảm sự ổn cố cảu việc chuyển di quyền lợi ./.

   

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar