CÁC ẨN KHẾ GIỮA TÒA ÁN VỚI PHÍA KONICA MINOLTA
Sau gần 7 tháng tạm ngừng phiên tòa ‘án binh bất động’, sáng nay, lúc 8 giờ 45 phút, ngày 9/5/2024, Thẩm phán Phùng Thị Như Mai tiếp tôi và bạn Hồ Hiếu Trung theo một cuộc gọi hẹn trước của cô thư ký Phan Thị Thu Hiền. Không có giấy mời hoặc giấy triệu tập, không có văn bản, không mang theo hồ sơ, với thái độ vui vẻ như cuôc hẹn cà phê với bạn, Thẩm phán Phùng Thị Như Mai thông báo cho tôi biết hồ sơ vụ án Konica Minolta đã được Tòa án nhân dân tối cao rút lên xem xét, vì vậy, tôi phải chờ. Thẩm phán Phùng Thị Như Mai có đề nghị tôi rút các đơn khiếu nại về việc tạm ngừng phiên tòa kéo dài mà không có lý do, nhưng tôi đã trả lời là tôi không rút đơn và yêu cầu tòa án trả lời các đơn khiếu nại này bằng văn bản. Thẩm phán Phùng Thị Như Mai hứa sẽ báo cáo lại ông Chánh án Lê Thanh Phong để giải quyết các đơn khiếu nại này.
Bằng biện pháp “khẩu thiệt vô bằng” (lời nói gió bay), Thẩm phán Phùng Thị Như Mai chính thức gián tiếp xác nhân Quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 18/10/2023 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, theo đề nghị của phía Konica Minolta, là quyết định giả tạo, biểu kiến, nhằm che giấu cho những hành vi khác của Tòa án và phía Konica Minolta. Từ ngày 18/10/2023 đến nay, gần bảy tháng đã trôi qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không ban hành văn bản hoặc có bất cứ động thái nào, nhằm tiến hành “việc trưng cầu giám định, định giá đối với máy in C1100 và trưng cầu ý kiến của cơ quan chuyên môn đối với dịch vụ click charge”, như đã ghi trong quyết định. Điều này cho thấy, quyết định tạm ngừng phiên tòa theo đề nghị của phía Konica Minolta là quyết định biểu kiến, giả tạo, nhằm che giấu cho mục đích khác: rút hồ sơ vụ án để xem xét lại ở cấp tối cao. Hôm nay, 9/5/2024, Thẩm phán Phùng Thị Như Mai chính thức xác nhân quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 18/10/2024, chỉ là quyết định biểu kiến, giả tạo, theo đề nghị của phía Konica Minolta, chứ thực chất, tòa án và phía Konica Minolta không thực hiện theo quyết định này.
Từ xưa, người ta vẫn thường xác lập các khế ước biểu kiến, mà bây giờ gọi là hợp đồng giả tạo, nhằm che giấu cho một ẩn khế (hợp đồng ẩn), nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Thí dụ như Tân Hiệp Phát của ông Trần Quý Thanh, đã làm hợp đồng mua bán giả tạo, nhằm che giấu hợp đồng cho vay với lãi suất vượt khung, được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015. Ẩn khế là thủ đoạn thường dùng để trốn thuế, và cũng là thủ đoạn thường dùng của bọn tội phạm trong ngành tư pháp. Một khi luật sư thỏa thuận được với thẩm phán thì họ sẽ xét xử theo một kịch bản định trước. Trong trường hợp diễn biến phiên tòa bất ngờ, không như kịch bản, thì họ có thể dùng thủ đoạn “kẻ tung người hứng”, đưa ra đề nghị ‘điều tra thu thập chứng cứ” để tòa án lấy đó làm lý do tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại Điều 259 BLTTDS 2015. Vụ án Konica Minolta, với hai lần ban hành quyết định tạm hoãn, 5 lần ban hành quyết đinh tạm ngừng phiên tòa, kéo dài bất tận là thí dụ điển hình, chứng minh giữa Tòa án và phía Konica Minotla có hợp đồng ẩn. Các quyết định tạm hoãn phiên tòa, tạm ngưng phiên tòa, và hủy bản án sơ thẩm của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đều theo đề nghị của phía Konica Minolta. Mỗi lần đều thể hiện mục đích:
1. Quyết định hoãn phiên tòa số 429/2016/QĐ-PT ngày 10/8/2016 do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh thay mặt hội đồng xét xử ban hành, căn cứ trên phiên tòa không (ma) là nhằm để phía Konica Minolta bổ sung Giấy chứng nhận ngày 10/8/2016, thể hiện tại bút lục số 615. Nếu không có ẩn khế giữa Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh và phía Konica Minolta thì rất khó có thể hai văn bản này trùng nhau về ngày tháng ban hành, đều là ngày 10/8/2015. Hơn nữa, phiên tòa được hoãn đến ngày 24/8/2016 thì ngày 23/8/2016 Phòng tư pháp Quận Bình Thạnh ký xác nhận chữ ký người dịch văn bản của phía Konica Minolta.
2. Thông báo (mà lẽ ra phải ban hành quyết định) tạm ngừng phiên tòa ngày 24/8/2016, bút lục số 684, không ghi lý do tạm ngừng phiên tòa, nhưng biên bản phiên tòa thì ghi lý do là theo Điều 259c BLTTDS 2015, để thu thập tài liệu chứng cứ. Tuy nhiên, khi phiên tòa mở lại vào ngày 22/9/2016 thì không có bất cứ tài liệu chứng cứ nào được đề cập. Thay vào đó, Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh tuyên đọc bản án, kết thúc lúc 9 giờ 30 phút ngày 22/9/2015, bút lục 698, rồi sau đó mới ký biên bản nghị án lúc 10 giờ 45 phút ngày 22/9/2016 (bút lục 700). Điều này cho thấy, tòa án tạm ngừng phiên tòa là để cho các luật sư phía Konica Minolta soạn bản án cho Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh đọc.
3. Quyết định hoãn phiên tòa số 3023/2021/QĐ-PT ngày 5/4/2021 của TAND Tp. HCM là theo đơn đề nghị ngày 25/3/2021 của phía Konica Minolta.
4. Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 3865/2021/QĐPT-KDTM ngày 22/4/2021 của TAND TP.HCM để “cần bổ sung thu thập tài liệu, chứng cứ”, cũng là theo đề nghị của phía Konica Minolta.
5. Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 4500/2021/QĐPT-KDTM ngày 6/5/2021 của TAND TP.HCM “Do tình trạng sức khỏe của Đại diện Viện kiểm sát không thể có mặt tại phiên tòa”, có thể là lý do thật, nhưng cũng có thể là có ẩn khế đau ốm để kéo dài vụ án. Hiện tượng Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang không đến tham gia phiên tòa ngày 6/5/2021, trong khi tất cả mọi người tham gia, tham dự, đều bị bất ngờ về đau ốm của Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn, đã là dấu hiệu cho thấy, có nhiều khả năng Siêu Luật sư Châu Huy Quang biết trước hoãn phiên tòa do Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn bị ốm đột xuất.
6. Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 5464/QĐPT-KDTM ngày 26/5/2021 của TAND TP.HCM là để “Cần có thời gian kiểm tra, đánh giá tài liệu chứng cứ do bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giao nộp tại phiên tòa, lời trình bày tranh luận của các đương sự theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa” cũng là lý do giả tạo, không có quy định tại khoản c Điều 259 BLTTDS 2015.
7. Bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT ngày 15/6/2021 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tuyên hủy bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST ngày 19/4/2016 của TAND Quận 3 TP.HCM là theo đề nghị của phía Konica Minolta, thể hiện tại trang 11 bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT.
8. Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 13952/2023/QĐPT-KDTM ngày 18/10/2023 của TAND TP.HCM do Thẩm phán Phùng Thị Như Mai ban hành cũng là theo đề nghị của phía Konica Minolta, để “trưng cầu giám định, định giá máy in C1100”, nhưng họ đã không làm gì cả, mà chuyển hồ sơ lên tối cao. Điều này cho thấy, phía Konica Minolta và Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục “kẻ tung người hứng” nhằm kéo dài vụ án, tìm cách giải quyết khác.
Tôi đã nghiên cứu về ẩn khế trong dân luật, và nhận ra rằng, giữa Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh và phía Konica Minolta đã có một ẩn khế từ năm 2016, thỏa thuận sửa án sơ thẩm của Thẩm phán Phù Quốc Tuấn để phía Konica Minolta không phải thu hồi máy in C1100. Nếu không có ẩn khế này thì vụ án không thể có những diễn biến biểu kiến kỳ quái như thế và kéo dài như thế. Nhục lắm !
Sáng nay tôi có nói với Thẩm phán Phùng Thị Như Mai rằng, tôi hoan nghênh Tòa án tối cao rút lên làm cho thấu tình đạt lý, để rồi đây, phía Konica Minolta, người dân Nhật Bản và người dân Việt Nam không còn nghi ngờ gì về sự lừa dối của phía Konica Minolta. Tôi cũng nói thêm đại ý rằng, lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam bị thua kiện nhiều lần trên thương trường quốc tế. Lần này tôi sẽ chứng minh cho dân Việt Nam và dân Nhật Bản thấy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thắng kiện Konica Minolta trong vụ máy in C1100 này.
Ẩ khế giữa tòa án và phía Konica Minolta đã bị lộ qua các quyết định giả tạo, biểu kiến, đặc biệt là quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 18/10/223 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh./.
Bình luận