Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

15. Ăn Chặn Tiền Bảo Hành.

Có thể, Tadasu Ichino không gian dối trong việc bảo hành nhưng ông ta phải chịu trách nhiệm trong việc để cho cấp dưới và đại lý ăn chặn tiền bảo hành của khách hàng trong thời gian dài. Bằng chứng là, tại điều II/4, Hợp Đồng Nhà Phân Phối, KMV với Sao Nam, qui định: “Tất cả sản phẩm Konica Minolta sẽ được giao kèm phiếu bảo hành, khách hàng dùng cuối phải đăng ký với bên A. Sản phẩm không đăng ký sẽ không được bảo hành”.
Như vậy, khi giao máy phải giao kèm theo phiếu bảo hành. Hơn nữa, theo điều 21.2, Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng thì người bán phải giao phiếu bảo hành. Nếu không giao phiếu bảo hành thì sẽ bị phạt theo điều 75.a Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Nhưng Sao Nam đã không giao phiếu bảo hành. Phiếu bảo hành có 2 thông số bảo hành, theo thời gian là 36 tháng, theo sản phẩm là 9 triệu trang in A.4. Thay vào đó, Sao Nam đã ghi vào hợp đồng, thời hạn bảo hành là 12 tháng, lờ đi thông số 9 triệu trang in A.4, đối với tất cả các khách hàng.
Ban đầu, tôi không phát hiện ra sự lừa dối này. Nhưng do trăn trở, tìm tài liệu, chứng cứ cho một vụ kiện sắp đến, nên nửa đêm, tôi thức giấc, lục tìm, xem lại hồ sơ mua bán máy in. Bất ngờ, tôi phát hiện, phiếu báo giá số 128, ngày 14/10/2015, có ghi thời hạn bảo hành là 36 tháng, nhưng hợp đồng ghi lại là 12 tháng. Cả hai hợp đồng, mua 2 máy, máy 1070P và máy C1100, đều ghi thời hạn bảo hành là 12 tháng.
Tôi thẫn thờ, thức đến sáng. Đến giờ làm việc, tôi gọi cho ông Đào Việt Linh, hỏi về chính sách bảo hành của KMV, đối với 2 máy in mà tôi đã mua. Khi đó, ông Linh mới cho tôi biết “KMV qui định bảo hành 36 tháng đối với trường hợp không sử dụng dịch vụ click charge, và 60 tháng cho trường hợp sử dụng dịch vụ click charge. Để em nói anh Chung điều chỉnh cho anh”. Tôi thầm nghĩ, chắc bọn này ăn dày của nhiều khách hàng. Chuyện sẽ không nhỏ.
Tôi gọi cho một số khách hàng để hỏi thì đều nhận được thông tin là, tất cả đều bị ghi vào hợp đồng là 12 tháng và không giao phiếu bảo hành. Anh Đặng Mai Diệu, Giám đốc Công ty in Sáng Tạo Trẻ, cung cấp cho tôi 2 hợp đồng, mua máy in C7000 và C8000, từ đại lý Sao Nam, đều ghi bảo hành là 12 tháng. Nhưng vì quá thời hạn 3 năm nên Sao Nam không điều chỉnh cho anh Diệu. Trường hợp anh Hoàng Văn Dũng, giám đốc Công ty Ca An thì tôi tư vấn đòi điều chỉnh, vì còn trong thời hạn 3 năm. Sao Nam đã điều chỉnh cho Công ty Ca An từ 12 tháng lên thành 36 tháng, bằng một phụ lục hợp đồng nhưng ghi lùi ngày tháng gần với ngày giao máy.
Chúng tôi, Kim – Diệu – Dũng, ngồi với nhau để chia sẻ thông tin và nỗi đau vì bị lừa dối này. Anh Diệu nói với tôi: “Tụi nó khôn. Năm đầu, máy mới, không hư thì nó nhận bảo hành. Từ năm thứ hai trở đi, máy cũ, hư nhiều thì nó không bảo hành. Cứ sửa chữa là nó thu tiền. Em gây với nó luôn. Em mà không có in offset bù qua thì in kỹ thuật số này, là lỗ, phá sản luôn”. Anh Đặng Mai Diệu theo dõi vụ kiện của tôi, từ đầu cho đến phiên tòa phúc thẩm. Rồi, anh thốt lên rằng, “anh mà không làm gì được bọn họ thì em làm được gì. Thôi bọn em lo làm ăn, bù lại”. Đó là lý do, nhiều người bị lừa, nhưng họ không thể kiện.
Ông Trần Kim Chung không ra tòa. Ông thuê công ty luật hợp danh Nghiêm&Chính tham gia tố tụng ở cả hai tư cách: Đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Tại tòa, đại diện ông Trần Kim Chung trình bày “do sai sót về mặt đánh máy và các bên khi ký kết hợp đồng đã không kiểm tra đối chiếu với bảng chào giá nên đã ghi sai thời gian bảo hành là 12 tháng. Sao nam đã tự khắc phục và thông báo cho Saigonbook biết nhưng Saigonbook từ chối giải quyết”.
Điều đáng hổ thẹn là, thẩm phán Phù Quốc Tuấn, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm, đã xét thấy “Như vậy, có thể khẳng định thời hạn bảo hành tại Điều 4 Hợp đồng 03 và Điều 7 Hợp đồng 038 có sai sót về lỗi đánh máy. Tại phiên tòa sơ thẩm, Sao Nam, KMV có thừa nhận sai sót này và cam kết thực hiện bảo hành máy C1100 là 36 tháng. Như vậy sai sót này đã được các bên khắc phục nên không là lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu do lừa dối như Saigonbook đã yêu cầu”.
Tôi đã từng nói với thẩm phán Phù Quốc Tuấn rằng, “Vụ của anh thì phải làm cho đúng, nếu không, chuyện sẽ to. Anh mà viết sách thì để tới đời con của em đọc đó”. Bây giờ, đã có kháng nghị giám đốc thẩm để xử theo hướng hợp đồng vô hiệu do lừa dối. Thượng mã đề thương, hạ mã đề thư. Tôi đã hạ mã, múa bút “Tái Hiện Vụ Án Konica Minolta” để phơi bày sự thật. Tôi tin rằng, giờ đây, các ông bà thẩm phán sẽ cẩn trọng hơn đối với vụ án này.
**
Nếu không có sự đồng lõa của một số người quản lý KMV thì ông Trần Kim Chung không thể ăn chặn tiền bảo hành trong một thời gian dài như thế mà không bị phát hiện. Phải làm rõ các hành vi lừa dối này để truy tố ông Trần Kim Chung và các đồng phạm về tội lừa dối khách hàng được qui định tại điều 198 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) Việt Nam.
Tội lừa dối khách hàng, từ lâu, đã được qui định trong BLHS Việt Nam nhưng hiếm khi bị khởi tố. Hành vi này, chủ yếu bị xử phạt hành chính hoặc được phân xử trong các tranh chấp dân sự vì lý do thu thập chứng cứ rất khó khăn. Hơn nữa, trong các giao dịch hằng ngày, thường giá trị không lớn hoặc hậu quả chưa đến mức bị khởi tố, nên dù người bán hàng có sai nhưng không bị xử lý, hoặc do khách hàng thấy phức tạp nên cũng chẳng ai tố cáo. Lần này, thì ông Trần Kim Chung lừa dối khách hàng trên diện rộng, thiệt hại lớn, đủ chứng cứ, nên vì lợi ích xã hội, tôi quyết liệt theo đuổi một vụ tố tụng hình sự.
Thường thì, nhận được kháng nghị giám đốc thẩm như trường hợp của tôi là mừng và chờ. Nhưng tôi đã khiếu nại những gì còn thiếu sót đối với kháng nghị này. Tôi đã nêu lý do và đề nghị hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, để xét xử lại từ đầu. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phải tạm đình chỉ để chuyển sang cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự, trong đó, có cả hành vi nâng khống giá máy bán vào Học Viện Chính trị.
Tôi đã từng cảnh báo cô Lưu Ngọc Thúy Vân: “Anh mà phát hiện ra em bán mắc cho anh hơn người khác là anh trả lại cho em đó nghe”. Lời cảnh báo này, quả đã linh nghiệm, tôi đã trả máy C1070P và lấy lại 1,32 tỉ đồng. Đối với máy C1100, tôi đã cảnh báo ông Đào Việt Linh và ông Trần Minh Nhật: “Nếu các em không lấy máy về, để đó, anh làm tới làm lui một chặp, sẽ ra hình sự”. Có thể, đây cũng sẽ là một cảnh báo linh nghiệm. (Trích từ “Kế Hoạch Bắt Đền 10 Triệu USD”, còn tiếp).
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar