Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

15. Lừa Dối Bắt Đầu Từ Tập Đoàn Konica Minolta Nhật Bản

LỪA DỐI BẮT ĐẦU TỪ TẬP ĐOÀN KONICA MINOLTA NHẬT BẢN

Bị lừa, bị mất tiền thì tôi biết, nhưng tôi không biết tại sao bọn KMVSao Nam lại lừa mình. Ban đầu, cũng như nhiều người Việt Nam, tôi cứ nghĩ, “Có Thể Chỉ Do Người Việt Của Chúng Ta“. Nhưng sau đó, tôi nhanh chóng nhận ra thủ đoạn rất tinh vi, “Coi Mặt Đặt Giá” của Konica Minolta tại thị trường Việt Nam. Bài viết “Konica Minolta Coi Mặt Đặt Giá” đăng trên một số báo, lúc đó, chỉ phản ánh thủ đoạn lừa dối của KMV tại thị trường Việt Nam, chứ chưa thấy được sự lừa dối này bắt đầu từ Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản. Phải mất thời gian rất lâu, sau khi nghiên cứu Kinh tế học hành vichiến lược định giá sản phẩm của các tập đoàn, tôi mới thấu hiểu, thủ đoạn lừa dối khách hàng đã được chuẩn bị ngay từ khâu thiết kế, đặt tên sản phẩm của Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản.

Máy in công nghiệp kỹ thuật số của Konica Minolta là sản phẩm độc quyền của nhà sản xuất Konica Minolta Nhật Bản. Giá sản phẩm của Konica Minolta không hình thành từ thị trường cạnh tranh, mà giá là do nhà sản xuất Konica Minolta ấn định. Mỗi sản phẩm chỉ có một giá bán ra và thống nhất giá bán tại một thị trường khu vực là bắt buộc theo Luật cạnh tranh 2004Luật cạnh tranh 2018, chứ không chỉ là do qui định tại Điều II.2 Hợp Đồng Nhà Phân Phối, giữa KMV với Sao Nam. Hành vi “Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng” là hành vi bị cấm đối với các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, theo qui định tại khoản 2 Điều 13 Luật cạnh tranh 2004, hành vi bị cấm đối với các doanh nghiệp độc quyền theo qui định Điều 14 Luật cạnh tranh 2004. “Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh” cũng là hành vi bị cấm tại khoản 4 Điều 13 Luật cạnh tranh 2004. Lạm dụng vị trí độc quyền để “Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng” là hành vi bị cấm tại khoản 2 Điều 14 Luật cạnh tranh 2004. Với những qui định này, thì tại thời điểm cụ thể, tại một khu vực thị trường cụ thể, Konica Minolta không được quyền bán một sản phẩm cho hai khách hàng khác nhau, với hai giá khác nhau. Thống nhất giá là điều kiện là bắt buộc đối với các doanh nghiệp độc quyền theo qui định tại Điều 13 Luật cạnh tranh 2004Điều 14 Luật cạnh tranh 2004.

Để bán với giá khác nhau mà không bị kiện, Tập đoàn Konica Minolta cho thay đổi chi tiết nhỏ và đặt lại tên sản phẩm. Máy C1085 và máy C1100 là cùng tính năng kỹ thuật, cùng sử dụng một nhóm vật tư thay thế và cùng dịch vụ kỹ thuật nhưng được đặt tên khác nhau. Trên các Catalogue chào bán họ đều ghi C1085C1100 đi liền nhau. Tại thời điểm tháng 8 năm 2014, KMV đã bán máy C1085, nhưng chưa có chiếc máy in C1100 nào tại thị trường Việt Nam. Thế là, bọn KMVSao Nam tha hồ hót, giới thiệu máy in C1100 là loại máy in mới, hiện đại nhất để lừa Saigonbook mua làm Printing Shop. Như vậy, chỉ cần đổi tên gọi, Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đã tạo điều kiện cho KMVSao Nam lừa khách hàng. Các máy in công nghiệp kỹ thuật số của Konica Minolta được đặt rất nhiều tên khác nhau, với giá khác nhau, nhưng khi kiểm tra kỹ thì sẽ thấy chúng cùng tính năng kỹ thuật, cùng vật tư và phụ tùng thay thế. Các ký hiệu, tên máy cũng thay đổi thường xuyên. Từ máy in C1100 bán cho Saigonbook năm 2014, nay Konica Minolta đổi tên thành máy in C6100, với tính năng kỹ thuật không có gì thay đổi. Nhưng người bán hàng cho Konica Minolta có thể bán giá chênh lệch rất cao với lý do là C1100 là khác với C6100. Gian dối và tạo điều kiện cho bộ phận bán hàng lừa được khách mà không bị kiện theo Luật cạnh tranh là chủ trương của Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, được Marketing trước khi thiết kế sản phẩm. Họ khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu, thói quen mua sắm, tình trạng tham nhũng và luật pháp Việt Nam, trước khi họ thiết lập việc kinh doanh tại Việt Nam. Họ cũng thiết kế sản phẩm, đổi mẫu và đặt tên gọi khác nhau, để bán vào thị trường nào là đều có khảo sát, có tính toán từ khâu thiết kế sản phẩm, chứ không ngây thơ như một số người ít kinh nghiệm thương trường. Phải nghiên cứu kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học hành vi và các ngành học chuyên sâu về định giá, về Marketing thì mới hiểu rõ thủ đoạn lừa dối khách hàng là xuất phát ngay từ bọn đầu sỏ của Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, chứ không chỉ là các phiếu báo giá gian dối của KMV và các đại lý tại Việt Nam.

Trước khi kiện Konica Minolta ra tòa, Phan Quang Phú khuyên tôi đợi Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản giải quyết, vì KMV và Konica Minolta Singapore hết thẩm quyền. Tôi đợi. Phan Quang Phú cho tôi biết là Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đã 3 lần cử người qua Việt Nam, nhưng không tìm ra cách giải quyết. Tôi phải kiện Konica Minolta và Sao Nam ra tòa. Ban đầu, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn kiên trì hòa giải. Cứ mỗi lần xuất hiện chứng cứ hoặc ý kiến bất lợi cho Konica Minolta thì đai diện KMVSao Nam phải dừng lại, chờ xin ý kiến từ tập đoàn. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã biết rõ KMVSao Nam đã lừa dối và không thể để chiếc máy C1100 không thể hoạt động lại cho Saigonbook, nên ông đã tiến hành hòa giải đến 6 lần. Hòa giải lần 1 ngày 15-12-2015; hòa giải lần 2 ngày 28-12-2015; hòa giải lần 3 ngày 15-01-2016; Hòa giải lần thứ 4 ngày 21-01-2016; Hòa giải lần thứ 5 ngày 01-03-2016Hòa giải lần thứ 6 vào ngày 9-03-2016. Cuối cùng, Thẩm phán Phù Quốc Tuấn phải đưa vụ án ra xét xử và tuyên Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn xuất xứ để cứu vãn thương hiệu cho Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản. Và sau đó, Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh cứu Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản bằng bản án số 1106/2016/KDTM-PT.

Tôi là người trong cuộc, trực tiếp giao dịch mua máy của KMVSao Nam nên tôi phải biết rõ là tôi đã bị lừa như thế nào. Tôi lại là người từng trải qua nghiên cứu kinh tế và pháp luật, nên ngay từ đầu, tôi nhận thức được lừa dối là bắt đầu từ Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản. Một Tập đoàn lớn như Konica Minolta Nhật Bản thì không thể để khách hàng Việt Nam nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa. Một người lương thiện, có hiểu biết thông thường thì không thể bán chiếc máy C1100 cho hai khách hàng khác nhau với giá chênh lệch đến 2,1 tỉ đồng. Hàng độc quyền thì càng phải tuân thủ Điều 13, Điều 14 Luật cạnh tranh. Chính vì biết bọn đầu sỏ của Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản và KMV phải chịu trách nhiệm về vụ lừa dối này, nên sau khi có bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, tôi đã gửi thư cho Shinzo Anbe – Thủ tướng Nhật Bản, địa chỉ 1-6-1 Nagata Cho Chiyodaku Tokyo, gửi thư cho Umeda Kunio Đại sứ quán Nhật Bản, địa chỉ 27 đường Liễu Giai, Hà Nội; gửi thư cho Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản, địa chỉ 261 Điện Biên Phù , Quận 3 TP.HCM. Các thư này đều đã có báo phát đến bên người nhận.

Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, KMV, Sao Nam và các luật sư của họ cũng biết họ đã sai và sai rất nghiêm trọng trước một khách hàng có hiểu biết như ông Năm lúa Lương Vĩnh Kim nên họ phải im lặng, kể cả sau khi có bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT của Nguyễn Thu Chinh. Họ không dám làm cho tôi phẫn nộ thêm, nhưng họ cũng không có cách nào khác là chỉ có thể chấp nhận “mua lại” trong bí mật. Bây giờ, đã công khai thế này thì Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản cũng không cho mua lại mà cũng không cho KMV thu hồi. Họ sẽ phải làm mọi cách, kể cả nhờ can thiệp từ chính phủ, để ngăn chặn TAND Việt Nam tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối. Giấy chứng nhận ngày 10-8-2016 của Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản là bằng chứng cho thấy, Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản là thủ phạm lừa dối trong vụ án này. Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, và luật sư của chúng, đối phó rất quyết liệt, sinh tử đối với vụ kiện này. Đó là vấn đề mà tôi đã nhận thức được trong suốt nhiều năm qua và ngay cả bây giờ. Lừa dối từ Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, từ người Nhật Bản, mới là chuyện lớn, chứ lừa dối từ Sao Nam chỉ là con muỗi. Bởi vậy, bọn chúng cố tách KMV ra khỏi mọi quan hệ với Saigonbook, mọi tội lỗi đổ lên đầu người Việt Nam./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar