LỖI – VI PHẠM
Định hướng chung
Việc sử dụng một thuật ngữ trung lập thường dễ có được sự đồng thuận rộng rãi. Từ “lỗi” hiếm khi được sử dụng và thuật ngữ “không thực hiện” dường như thích hợp hơn khi đề cập tới việc không thực hiện đúng hay vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Hai câu hỏi phát sinh trong tình huống này. Trước hết, phải chăng nên sử dụng thuật ngữ “không thực hiện” hơn là thuật ngữ “lỗi”? Câu hỏi tiếp theo đó là liệu có thích hợp chăng việc chỉ nghiêng về dùng thuật ngữ “không thực hiện” mà tránh dùng thuật ngữ khác là “không thực hiện đúng” hoặc “vi phạm”? Một câu trả lời khẳng định sẽ dẫn đến việc loại trừ hoàn toàn thuật ngữ “lỗi” trong các vấn đề về hợp đồng. Dưới góc nhìn thuật ngữ, liệu có phải phân biệt rõ giữa một bên là việc không thực hiện do lỗi của một trong hai bên, và mặt khác là việc không thực hiện do một nguyên nhân bên ngoài? Trong một vài trường hợp, chúng ta liệu có thể đưa ra khái niệm “có lỗi trong việc không thực hiện” của thụ trái, khi mà các kết quả nghiên cứu trong cộng đồng chấu Âu và thế giới cũng như về luật so sánh đều cho thấy rằng lỗi, theo nghĩa đạo đức của nó, hàm chứa một tác động lên chế độ trách nhiệm? Mở rộng câu hỏi này, người ta tự hỏi, liệu có là đúng lúc để nhắm cụ thể vào “lỗi rõ ràng” hay chưa. Nếu là đúng thời điểm, một câu hỏi phụ khác sẽ lại được đặt ra: lỗi rõ ràng liệu có nên được xem xét chỉ như một lỗi nghiêm trọng, được đánh giá một cách chủ quan, hay là nên đánh giá cùng với những thuật ngữ khách quan hơn như “không thực hiện một nghĩa vụ cơ bản”?
Cùng một hành vi do một bên hợp đồng thực hiện, liệu có thể tạo ra một lỗi hợp đồng với bên kia của hợp đồng và một lỗi ngoài hợp đồng đối với bên thứ ba hay không? Bên thứ ba mong muốn tận dụng điều khoản vi phạm do không thực hiện hợp đồng, liệu có phải đưa ra bằng chứng về lỗi ngoài hợp đồng hay gần như là ngoài hợp đồng, những khái niệm rất đặc thù, khác biệt với không thực hiện hợp đồng, hay liệu đã là đẩy đủ khi chứng minh sự tồn tại của “lỗi” hợp đồng để khẳng định trách nhiệm ngoài hợp đồng cảu bên thụ trái có lỗi?
Liên quan đến hành vi của trái chủ, liệu có nên tao ra một thuật ngữ khác với thuật ngữ “có lỗi trong việc không thực hiện”? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào quan niệm của chúng ta về cơ sở của nguyên tắc giảm thiểu tối đa thiệt hại. Hầu hết các hệ thống luật cho rằng trái chủ có một nghĩa vụ giảm thiểu tối đa thiệt hại. Một số hệ thống luật, như luật Anh, xem xét việc này như một yêu cầu, điều đó không tương đương với một nghĩa vụ (“duty“) phải thực hiện bởi thụ trái. Nếu đó là một nghãi vụ, liệu có thể xem xét vấn đề có lỗi trong việc không thực hiện như đối với thụ trái không? Trái lại, nếu đơn giản chỉ là một đòi hỏi, liệu có thích hợp hơn khi sử dụng khái niệm “hành vi của trái chủ”./.
Bình luận