Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

18. Bẫy Dịch Vụ Click Charge.

Máy in công nghiệp kỹ thuật số này là loại máy in đặc biệt, hoạt động theo một cơ chế hết sức đặc biệt. Vì thế, nó phải được mua bán theo một loại hợp đồng đặc biệt, thương mại và dịch vụ phải gắn liền nhau. Nếu không, máy in này không thể hoạt động được vì do không đồng bộ. Vì loại máy in này mới du nhập vào Việt Nam nên tôi đã không biết gì về đặc tính của sản phẩm này.
Máy in gồm nhiều bộ phận hợp thành. Trong đó, có bảng điều khiển gắn trên thân máy in là một hệ điều hành, có nhiều chức năng để điểu khiển cho máy in hoạt động. Bên bán nắm giữ mật khẩu để quản lý và làm dịch vụ kỹ thuật. Họ độc quyền cung cấp mực, vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và dịch vụ kỹ thuật, mà họ gọi là dịch vụ click charge. Hàng tháng, họ thu tiền dịch vụ click charge qua số đếm (count) được thể hiện trên bảng điều khiển. Nếu đơn vị nào chậm thanh toán tiền hàng tháng thì họ sẽ khóa mật khẩu vận hành, máy phải ngưng hoạt động. Giả sử có mật khẩu mở máy thì người mua cũng không thể sử dụng được máy này vì không tìm được mực, vật tư tiêu hao và dịch vụ kỹ thuật trên thị trường.
Với cơ chế hoạt động đặc thù như thế thì bên bán phải đồng hành cùng với bên mua trong suốt quá trình sử dụng máy, cho đến khi hết tuổi thọ máy. Ở các nước thì hầu hết, người ta cho thuê máy, rồi phân bổ tiền cho thuê này vào giá trang in, được thu hàng tháng qua đồng hồ. Hoặc nếu bán, thì người ta sẽ bán máy, kèm với dịch vụ click charge trong một hợp đồng, để người mua hoạt động kinh doanh ổn định trong suốt thời gian tồn tại máy. Với đặc điểm kinh tế – kỹ thuật như thế, thì hai bên phải thực hiện hợp đồng thương mại và dịch vụ xen kẻ, kết hợp trong suốt quá trình sử dụng máy. Vì thế, Konica Minolta không thể bán riêng và bán đứt chiếc máy này cho ai mà không có phần thương mại và dịch vụ tiếp diễn sau khi lắp đặt máy. Họ chỉ có thể bán qua một đại lý được ủy quyền – ủy quyền thương mại và dịch vụ để tiếp diễn sau đó. Và Konica Minolta cũng không thể bán máy nầy đến những vùng mà họ chưa có nhân sự được ủy quyền làm dịch vụ click charge. Có thể gọi “Click Charge” là “Thương Mại và Dịch Vụ toàn phần tiếp diễn” sau khi bàn giao máy.
Nhưng, lợi dụng sự thiếu thông tin và thiếu hiểu biết của người Việt Nam, suốt một thời gian dài, Konica Minolta dùng người Việt lừa người Việt. Họ đã ủy quyền cho Sao Nam ký hợp đồng bán máy in này như sản phẩm thông thường mà không có phần dịch vụ click charge đi kèm. Sau khi con mồi đã sa bẫy mua máy, họ mới nâng giá dịch vụ click charge, rồi chia nhỏ, phân bổ vào tiền mực, vật tư tiêu hao và phụ tùng thay thế theo từng hóa đơn. Khi đã sụp bẫy rồi, thì giá nào, con mồi cũng phải ráng chịu.
Khi tôi mua chiếc máy đầu tiên, máy C1070P, tôi chưa biết click charge là gì. Tôi cứ tưởng, không mua mực, vật tư, dịch vụ kỹ thuật của Sao Nam thì có thể mua của người khác. Nhưng hỏi ra thì mới biết là mình đã vô thế bị triệt buộc, phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nếu để họ phật ý thì khi mình cần, họ sẽ ò í e, ngoài vùng phủ sóng. Mình không có hợp đồng dịch vụ click charge để ràng buộc họ thì không thể kiện họ.
Khi mua chiếc máy thứ hai, C1100 để trang bị cho Printing Shop thì tôi đã nhận được cam kết của KMV, là tôi sẽ được mua mực, vật tư và dịch vụ kỹ thuật rẻ hơn 20% giá thị trường. Nhưng tôi cũng chưa nghe đến cụm từ “dịch vụ click charge”. KMV giao cho Sao Nam ký hợp đồng bán máy, còn họ sẽ ký hợp đồng bán những gì còn lại, để bảo đảm giá rẻ hơn 20% giá thị trường(*).
Vì thế, sau khi máy C1100 đã được lắp đặt, sắp đưa vào vận hành thì ngày 7/1/2015, ông Trần Vũ và ông Đào Việt Linh, mới mang đến cho tôi bảng chào giá “Dịch vụ tính phí theo bản in”, mà mãi sau này, tôi mới biết, đấy là nghĩa tiếng Việt của cụm từ “Click charge service”. Hoặc đọc nửa Tây, nửa Ta là “Dịch vụ cờ líc trạc”.
Tôi chưa ký hợp đồng dịch vụ với KMV vì bọn này chơi chiêu lạ. Chúng hứa bán cho tôi giá rẻ hơn 20% giá thị trường, nhưng lại chào giá 700 đồng/01 số đếm. Trong khi đó, Sao Nam chào 600 đồng/01 số đếm. Sau này, tôi mới biết, chúng cố tình rút ra, đẩy cho Sao Nam bán luôn dịch vụ click charge để dễ bề chạy tội. Trong thời gian 3 tháng chờ nghiệm thu, tôi dùng mực, vật tư và dịch vụ kỹ thuật của Sao Nam theo hình thức ăn đong cho từng hóa đơn. Hết 3 tháng, mặc dù còn lỗi kỹ thuật chưa khắc phục xong, nhưng ông Trần Kim Chung gửi công văn, đề nghị tôi nghiệm thu, với cam kết là Sao Nam sẽ có trách nhiệm khắc phục lỗi kỹ thuật còn lại. Để tỏ thiện chí, mà lúc này thì dù không thiện chí, cũng phải ký nghiệm thu, ngậm bồ hòn làm ngọt. Tôi vẫn phải dùng dịch vụ click charge của Sao Nam theo từng hóa đơn để chờ KMV ký hợp đồng dịch vụ click charge toàn phần. Nhưng chờ hoài chẳng thấy họ nói gì cho đến khi tôi phát hiện ra giá máy lệch kinh hoàng.
Sau khi làm việc với đại lý STS mua chiếc máy C1100 thứ hai để làm đối chứng, tôi mới hiểu dịch vụ click charge là dịch vụ toàn phần, bắt buộc phải đi kèm với phần mua bán máy in. Ông Phan Quang Phú cho tôi biết, Sao Nam đã làm sai chính sách của Konica Minolta, khi bán máy mà không có dịch vụ click charge. Tôi đã ký hợp đồng mua máy C1100 với Công ty STS, gồm hai phần – thương mại và dịch vụ, để làm bằng chứng so sánh và cung cấp cho tòa.
KMVSao Nam đã thỏa thuận thu hồi máy nên tôi cho máy ngưng hoạt động để chờ họ thu hồi. Do họ đòi mua lại mà tôi không thể bán nên xảy ra tranh chấp, phải ra tòa. Tòa xử KMVSao Nam đã bán đúng pháp luật, không lừa dối nên tôi phải ôm chiếc máy trùm mền này. Máy không có mật khẩu, không thể hoạt động, không bán được cho ai mà không biết kêu vào đâu. Chính vì thế, tôi phải dừng doanh nghiệp, dùng truyền thông đa phương tiện để đánh bọn lưu manh này và đòi công lý.
Vấn đề không chỉ là cái máy và cá nhân tôi, mà vấn đề còn là, người Việt Nam đã và sẽ gánh chịu các vấn nạn tương tự như tôi đến bao giờ.? Tôi hiến tặng máy này cho Bộ Chính trị là có ý để nó trở thành vấn đề kinh tế chính trị của đất nước này.
Một người, sau khi xem hồi zero “Dừng Doanh Nghiệp-Đòi Công Lý”, đã hỏi tôi như vầy: “Lồn, luật sư gì mà ngu? Mua máy gì mà không có mật khẩu, không dùng được thì sao lại phải trả hết tiền?”. Tôi viết bài này cũng là để trả lời cho câu hỏi “Lồn, luật sư gì mà ngu?”. Và mong rằng, sau này, sẽ không còn người Việt Nam nào ngu như tôi.
Mời xem Video phần 8: Bẫy Dịch Vụ Click Charge theo đường link: https://www.youtube.com/watch?v=YShA48eYT4Q&feature=emb_logo
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar