Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

18. Đối tượng của khế ước

ĐỐI TƯỢNG CỦA KHẾ ƯỚC

Theo điều 660 DLVN thì mọi khế ước phải có một đối tượng xác thực cho sự cam kết. Nhưng thực ra, khế ước không có đối tượng mà chỉ có hiệu lực, hiệu lực này là phát sinh ra nghĩa vụ, và chính nghĩa vụ mới là đối tượng. Do thói quen người ta đã nói tới đối tượng của khế ước và bộ dân luật đã chấp nhận quán lệ ấy. Xét cho cùng, bên trong sự lầm lẫn ấy cũng có một phần đúng: Đối tượng của khế ước là cung khoản đã khiến có sự thỏa thiệp của hai ý chí. Khi khế ước được thành lập, cung khoản này trở thành đối tượng của nghĩa vụ. Song nếu không có cung khoản đó thì các đương sự sẽ không kết ước. Do đó, người ta có thể nói rằng cung khoản ấy chính là đối tượng của khế ước. Trong phần trình bày sau đây, chúng ta sẽ nói tới đối tượng của nghĩa vụ và hiểu rằng đó chính là đối tượng của khế ước theo quan niệm thông thường.

I. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG. Đối tượng của nghĩa vụ là sự kiện mà con nợ phải thi hành. Sự  kiện đó có thể là tích cực hay tiêu cực. Trong trường hợp thứ nhất, đối tượng là một cung khoản, trong trường hợp thứ hai, đối tượng là một sự bất tác động. Nhà làm luật phân biệt đối tượng tùy theo các loại nghĩa vụ: Đối tượng của nghĩa vụ chuyển hữu là một tài vật, đối tượng của nghĩa vụ tác động hay bất tác động là một sự kiện (677 DLVN). Xét cho kỹ, sự phân biệt này không được đúng: Đối tượng của chuyển hữu cũng là một sự kiện mà con nợ phải làm, đó là sự chuyển hữu – chính sự kiện này mới là đối tượng của nghĩa vụ. Vậy khi nói rằng một tài vật là đối tượng của nghĩa vụ, thực ra nhà làm luật muốn xác định bản chất của hành vi pháp lý phải được thực hiện trên đồ vật đó, tức là sự chuyển hữu hay sự cấu tạo một quyền lợi đối vật. Với sự dè dặt đó, sau đây chúng ta sẽ dùng chữ “tài vật” để chỉ đối tượng của nghĩa vụ chuyển hữu, và danh từ “sự kiện” để chỉ đối tượng của nghĩa vụ tác động và bất tác động.

II. ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỐI TƯỢNG. Đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ định rõ rệt, phải có thể thực hiện được, và phải hợp pháp.
1. Đối tượng phải được chỉ định rõ rệt: Điều 680 DLVN định rằng đối tượng của nghĩa vụ phải được chỉ định đích xác. Thực vậy, chủ nợ chỉ có thể đòi hỏi con nợ phải thi hành một cung khoản nếu người ta biết rõ cung khoản đó là một đồ vật hay một sự kiện gì đó xác định. Thường đồ vật làm đối tượng cho nghĩa vụ được chỉ định một cách rõ ràng và riêng biệt. Ví dụ: Một cái bàn, một bức tranh mà người mua đã lựa chọn. Khi đó người ta nói rằng đối tượng của nghĩa vụ là một vật xác định. Nhưng nhiều khi đối tượng của nghãi vụ là chủng loại vật, tức là đồ vật chỉ có thể được chỉ định bằng phẩm chất và số lượng mà thôi, như trường hợp một người mua một số lúa để trong kho. Trong trường hợp này đối tượng chỉ cần được xác định về phẩm chất và số lượng mà thôi. Ví dụ: 100 kg lúa loại A.
2. Đối tượng phải có thể thực hiện được: Nếu hứa làm một việc gì mà không thể thực hiện được thì khế ước sẽ vô hiệu. Nhưng phải là không thực hiện được một cách tuyệt đối, nếu chỉ là tương đối thôi, ví dụ: Một người hứa làm một công việc có thể thực hiện được, nhưng lại không đủ khả năng thực hiện, thì nghĩa vụ vẫn hiện hữu, dù rằng con nợ  không thực hiện được lời cam kết. Khi đối tượng của nghĩa vụ là một đồ vật mà con nợ hứa chuyển hữu, thì lời hứa đó không thể thực hiện được khi nào không có đồ vật đó. Vậy nếu là một vật xác định thì vật đó phải bị tiêu thất trước khi khế ước được thành lập. Điều 999 DLVN định rằng, nếu khi kết ước mà vật bán bị tiêu hủy thì khế ước sẽ vô hiệu; Nhưng nếu đồ vật chỉ bị hư hại một phần thôi thì người mua có quyền lựa chọn hoặc xin tiêu hủy khế ước, hoặc duy trì khế ước nhưng giảm một phần giá mua theo tỉ lệ hư hại. Nếu đồ vật chỉ bị tiêu thất sau khi khế ước được thành lập thì nghãi vụ vẫn hiện hữu. Sau hết, một vật sẽ có trong tương lai nhưng có thể thực hiện được, cũng có thể là đối tượng của nghĩa vụ (điều 681 DLVN). Nhưng nếu về sau vật hứa giao không bao giờ có cả, thì nghĩa vụ coi như không thành tựu vì thiếu đối tượng.
3. Đối tượng phải hợp pháp: Một đồ vật, một sự kiện, chỉ có thể làm đối tượng của nghĩa vụ nếu không bị luật pháp cầm đoán. Điều 679 DLVN định rằng chỉ những đồ vật nào đem giao dịch được mới có thể làm đối tượng cho nghĩa vụ. Ngoài ra, điều 13 DLVN cấm đoán các khế ước trái với luật pháp, trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục: Một khế ước có trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục hay không thưởng do đối tượng của nó có bất họp pháp hay không. Người ta không thể cam kết làm hoặc không làm một việc gì mà luật pháp cấm đoán. Ví dự hai người phối ngẫu không thể kết ước với nhau để dung dưỡng một cuộc sống ngoại tình. Một nghĩa vụ tự nó hợp pháp có thể trở thành bất hợp pháp vì không được giới hạn về thời gian và phạm vi áp dụng. Ví dụ: Điều 24 Luật lao động định rằng khế ước làm công phải được ấn định rõ về thời gian và công việc làm. Do đó khế ước trong đó một người cam kết làm công suốt đời sẽ vô hiệu. Sau hết, có những đồ vật mà luật cấm không được dùng làm đối tượng cho nghĩa vụ. Ví dự: Khế ước do đó một người bán một cơ quan của thân thể sẽ vô hiệu. Trong một số các trường hợp khác, khế ước lại bất hợp pháp vì đối tượng của nó xâm phạm đến thuần phong mỹ tục. Nếu người ta khó có thể quan niệm được một nghĩa vụ bất tác động xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, thì trái lại có nhiều trường hợp nghĩa vụ tác động phản luân lý, vì ý chí của người kết ước có thể cam kết làm các điều đồi bại. Ngoài ra, trong nghĩa vụ chuyển hữu, đồ vật làm đối tượng cho nghĩa vụ có thể trái luân lý. Nói cho đúng thì đồ vật tự nó không có gì là bại luân, chỉ có cách xử dụng đồ vật đó là trái luân lý mà thôi. Ví dụ: Một người ký kết một khế ước thuê nhà để chứa mại dâm. Cái  nhà tự nó không có gì đáng trách cả mà chỉ có việc sử dụng cái nhà ấy là trái thuần phong mỹ tục. Nhưng nếu việc sử dụng đồ vật trong mọi trường hợp đều vô luân lý thì co1the63 nói rằng, đồ vật ấy có tính cách bại luân. Ví dụ khế ước mua bán hình ảnh khiêu dâm./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar