NÓI VỀ CÁC CỔ ĐÔNG VIÊN
1575._ Cổ đông viên là người đã mua cổ phần, tức là những người đã góp vốn vào công ty, nhờ đó công ty được thành lập. Tất cả những người có cổ phần đều là cổ đông viên, dù mua cổ phần theo lời kêu gọi của sáng lập viên, hay mua lại, sau này, trong tay một cổ đông viên khác. Theo ngô ngữ Việt Nam, cổ đông viên cũng được gọi là hội viên với ý nghĩa là nhân viên một hội thương mại, nhưng cần nhận xét rằng, các hội viên này không liên quan mấy đến sinh hoạt của hội. Nhiều người cũng chẳng cần biết công ty làm ăn lỗ lãi thế nào. Họ mua cổ phần cũng như thể để dành tiền; đợi khi nào cần tiền thì đem bán lại, có khi lầm tưởng rằng bao giờ bán lại được theo bình giá (1579 dưới đây).
1576._ Cổ phần có hai nghĩa, một nghĩa vô hình, trừu tượng và một nghĩa hữu hình, cụ thể. Theo nghĩa trên, cổ phần là cái phần của hội viên trong một công ty đối vốn, tương phản với phần lợi là phần của hội viên trong một công ty đối nhân. Theo nghĩa dưới, cổ phần là cái chứng thư, tờ giấy, chẳng những minh xác, mà còn tượng trưng cho cái phần lợi. Minh xác là chứng tỏ, tượng trưng là trưng ra cái hình tượng. Như vậy, tờ giấy cổ phần trưng ra cái quyền lợi của người có cổ phần: Nói cách khác, quyền lợi này đã nhập vào chứng thư, biến hình vào chứng thư, lấy chứng thư làm hình tượng, chính vì thế mà chứng thư này coi như một tài sản, đem chuyển mại được. Chứng thư này có tên riêng gọi là chứng khoán. Điều 259 LTM 1972 dùng danh từ cổ phiếu để chỉ loại chứng thư này. Chứng khoán hay cổ phiếu đều là những danh từ chuyên môn; danh từ thông dụng là cổ phần, được dùng vừa để chỉ cái quyền, vừa để chỉ cái chứng khoán. Trong chương này, ta sẽ trình bày ba tiết: a) Những vấn đề liên quan đến cổ đông viên với tư cách sở hữu chủ cổ phần; b) Những quyền lợi cá nhân của cổ đông viên; c) Những đại hội cổ đông viên.
Thực ra, sự phân chia thành ba tiết như trên chỉ làm cho sự trình bày, phần nào, được dễ hiểu, dễ đọc, chứ không phải mỗi tiết dành riêng cho một vấn đề, vì tất cả đều có liên quan với nhau; do đó, sẽ có sự nhảy qua nhảy lại giữa tiết này với tiết kia.
I. CỔ ĐÔNG VIÊN, SỞ HỮU CHỦ CỔ PHẦN
1. Cổ phần là một quyền sở hữu:
1577._ Các người có cổ phần tuy cùng ở trong một công ty, nhưng không có quan hệ gì với nhau, người này không biết người kia. Họ chỉ có quan hệ với chính công ty, chỉ có quyền lợi đối với công ty. Họ chỉ tham dự vào kết quả hoạt động của công ty theo những điều kiện được luật định sẵn, căn cứ vào sự kiện họ là những người có cổ phần trong công ty. Đó là một quyền lợi đối kháng được với tất cả mọi người, và trên lý thuyết, có thể xếp vào loại những quyền lợi không có thực thể.
1578. Nhưng quyền nà, trong công ty vô danh lại được thể hiện bằng tờ chứng khoán cấp phát cho cổ đông viên sau khi sự thành lập công ty đã hoàn bị. Vì có trong tay tờ chứng khoán là một vật thực thể, biểu tượng cho quyền lợi của mình, nên có cổ phần là có một quyền sở hữu. Tưởng nên nhắc lại rằng, theo nghĩa chuyên môn, quyền sở hữu đối chọi với trái quyền. Quyền sở hữu có tính cách tuyệt đối, có thể đối kháng được với mọi người và sử dụng trực tiếp trên đồ vật; thí dụ người có quyền sở hữu chủ đối với một chiếc xe thì không riêng đối với người nào, mà tư cách sở hữu này là đối với mọi người; nếu muốn bán, thì chỉ sử dụng trực tiếp cái quyền của mình trên chiếc xe, bán cho ai cũng được, không bắt buộc phải bán riêng cho người nào. Ngược lại, trái quyền có tính cách tương đối, chỉ ràng buộc chủ quyền đối với người thiếu nợ; người có trái quyền dĩ nhiên chỉ đòi nợ được ở người thiếu nợ mình; do đó, sự sử dụng bắt buộc phải qua trung gian người này; trái quyền không có một thực thể, để có thể sử dụng được trực tiếp trên thực thể ấy.
1579._ Cổ phần có một bình giá (1526), nhưng không phải bao giờ cổ phần cũng giữ nguyên bình giá ấy khi bán lại. Giá trị của cổ phần trồi sụt tùy theo tình trạng phát đạt của công ty và tình trạng kinh tế quốc nội, quốc tế. Có những công ty mà cổ phần được định giá tại một công thị chính thức; về những công ty khác, muốn biết giá trị cổ phần, cần phải xem bảng tổng kê đối chiếu cuối năm và hoạt động của công ty, mới có thể ấn định được giá cả của cổ phần một cách chính xác. Cổ phần của các công ty Pháp cũ ở Việt Nam đều được định giá tại công thị chứng khoán các quốc gia lớn. Viêt Nam chưa có công thị chứng khoán chính thức được thành lập; vấn đề thành lập công thị chứng khoán còn ở trong tình trạng nghiên cứu.
1580._ Mỗi cổ phần là một đơn vị bất khả phân. Nguyên tắc này hiện thời chỉ là một quán lệ thường được ghi vào hội quy của công ty để tránh trước mọi sự tranh cãi. Điều 259 LTM 1972 đã minh thị xác nhận nguyên tắc cổ phần là bất khả phân. Nguyên tắc bất khả phân mà ta đã có dịp đề cập qua ở số 1565 bis, có nghĩa là quyền lợi, được biểu tượng do tờ chứng khoán, không thể phân chia ra được để đối kháng với hội. Một cổ phần có thể do nhiều người chung nhau mua, có thể do nhiều người thừa hưởng của một cổ đông viên, nhưng công ty chỉ biết có một người duy nhất được đòi hỏi công ty về những quyền lợi thuộc về cổ phần ấy. Nếu có nhiều người cùng là cộng chủ một cổ phần, họ phải thỏa thuận chỉ định một đại diện để lãnh tiền lãi và tham dự các phiên họp của đại hội đồng. Một cổ phần không thể được phân chia giữa nhiều cổ đông, nhưng lại có thể do chính công ty phân chia thành phân số, mục đích là để cho người ít vốn cũng có thể ứng nạp được khi công ty phát hành; thí dụ: Công ty phát hành cổ phần 10.000$ và những phân số cổ phần 1/10, hoặc 1/20; 1/5 (…).
1580 bis._ Theo luật di sản Việt Nam, người vợ góa được hưởng quyền dụng ích trên tất cả tài sản của chồng để lại, còn quyền hư chủ thuộc về các con cái. Giả thiết này không còn với điều 532 DLVN 1972. Theo điều 56 sắc luật ngày 23-7-64, người chồng được quản trị những tài sản cộng đồng và những tài sản riêng của vợ; lại theo điều 54, những hoa lợi của tất cả tài sản, không phân biệt là thủ đắc trước hay trong thời gian hôn phối, đều được nhập vào tài sản chung của vợ chồng (điều 151 DLVN 1972). Như vậy, nếu người vợ có cổ phần thì chỉ có một quyền hư chủ, còn quyền dụng ích thuộc về khối cộng đồng do người chồng cai quản. Thiết tưởng trong các trường hợp, những hành tố của quyền sở hữu bị phân hóa do luật định như trên, nguyên tắc cổ phần bất khả phân phải lui bước: Người được lãnh tiền lãi và tham dự đại hội đồng là người nào được luật giao cho quyền dụng ích.
1581._ Thời tiêu: Công ty còn sống thì quyền lợi của các cồ đông không thể bị thời tiêu, dẫu rằng cổ đông viên không dùng đến, không đòi hỏi những quyền lợi ấy. Lý do là quyền sở hữu không bị thời tiêu do sự bất dụng. Ta có một tài sản không dùng đến, dẫu bỏ xó năm sáu chục năm sau, nó vẫn là của ta; quyền sở hữu của ta không vì thể mà bị hời tiêu; ta chỉ mất quyền sở hữu, nếu tài sản ấy sang tay người khác, trở thành vật tư hữu của người này do sự thủ đắc thời tiêu. Quyền lợi của cổ đông viên chỉ phải chịu sự thời tiêu khi nào quyền sở hữu của người ấy biến cải thành một trái quyền. Đó là trường hợp hội tan rã và các tác vụ về sự thanh toán đã hoàn tất, hoặc trường hợp cổ phần được hoàn lại vốn. Thời tiêu áp dụng cho trường hợp này sẽ là thời tiêu thường pháp.
1582._ Có thể xảy ra trường hợp chứng khoán cổ phần bị thất lạc hay bị hủy hoại, chẳng hạn vì cháy nhà, vì bom đạn. Chứng khoán có thể được tái lập, nhưng nếu người có cổ phần không làm gì để tái lập chứng khoán cho mình, thì quyền lợi của người ấy sẽ ra sao? Trong trường hợp này các hội viên khác sẽ hưởng thêm lợi, nghĩa là những lợi lộc của người có chứng khoán bị hủy hoại sẽ phân chia cho các hội viên khác.
2. Cổ phần có thể được chuyển mại:
1583._ Nguyên tắc là cổ phần của công ty vô danh phát hành có thể được chuyển mại. Nếu lập công ty vô danh mà hội quy lại định rằng các hội phần không được chuyển mại thì không phải là công ty vô danh. Chuyển mại, hay nhượng dịch có nghĩa là có thể đem nhượng cho người khác bằng những cách thức giản tiện của luật thương mại, không cần phải theo thể thức chặt chẽ của sự di nhượng trái quyền trong dân luật (1586).
1583 bis._ Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, vì những lý do đặc biệt, luật định rằng, người có cổ phần không được đem chuyển mại. Một trong các trường hợp ấy là những cổ phần cấp cho người góp phần hùn bằng hiện vật; Ta biết rằng những cổ phần này chỉ có thể được chuyển mại hai năm sau khi công ty thành lập, theo điều 3 luật 1867 (1533); ta cũng biết sự khác biệt về điểm này giữa luật 1867 và luật TMTP (1531 bis). Trường hợp thứ hai là trường hợp các cổ phần do quản trị viên phải ký thác để bảo đảm cho việc quản trị của mình, theo điều 26 luật 1867, điều 160 TMTP; 297 LTM 1972. Trường hợp này ta sẽ đề cập đến sau. Sau nữa, hội quy có thể buộc người có cổ phần ký danh chỉ có thể nhượng dịch cổ phần cho người nào được ban quản trị hay đại hội đồng chấp nhận; điều khoản này có thể gọi là điều khoản y chuẩn di nhượng, mục đích là để kiểm soát việc di nhượng, ngăn cản những ngu727i ở phe phái địch nhập hội, làm nội tuyến hoặc nắm chủ quyền hội bằng cách xâm nhập dần dần vào hội. Điều khoản này được án lệ coi là hợp pháp, tuy nhiên, công ty không thể có có quyền võ đón: Muốn từ chối việc di nhượng phải có lý do chính đáng, lâm thời tòa án có thể được thụ lý để thẩm lượng xem lý do viện dẫn có xác đáng hay không. Nếu cổ đông viên đem di nhượng cổ phần, vi phạm điều khoản y chuẩn thì việc di nhượng sẽ không có hiệu lực đối với công ty.
1583 ter._ Bên cạnh điều khoản y chuẩn, hội quy còn dự liệu điều khoản tiên mãi; với điều khoản này, công ty dành quyền mua lại cổ phần của cổ đông viên muốn bán để sẽ nhượng lại cho cổ đông viên nào muốn mua. Người bán sẽ tống đạt ý định của mình cho công ty và cho công ty biết giá cả, để công ty sử dụng quyền tiên mãi. Để phòng ngừa mưu toan của người bán đưa ara một giá quá cao, hội quy thường dự liệu rằng, hàng năm đại hội đồng sẽ ấn định giá cổ phần. Theo án lệ, công ty chỉ có thể hành xử quyền tiên mãi với một giá phải chăng, tương xứng với giá trị thực sự của cổ phần. Các điều khoản y chuẩn và tiên mãi đều được quy định tại điều 262 LTM 1972.
3. Hình thức cổ phần:
1584._ Cổ phần được cấp phát dưới hình thức ký danh hoặc vô danh. Hội quy ấn định hình thức của cổ phần, nhưng không thể bắt buộc cổ phần chỉ được cấp dưới hình thức vô danh, vì cổ đông viên có quyền đòi được cấp cổ phần ký danh. Các cổ phần bảo đảm của các quản trị viên, các cổ phần mà sự nhượng dịch lệ thuộc vào điều khoản y chuẩn hay điều khoản tiên mãi chỉ có thể được cấp dưới hình thức ký danh. Các cổ phần chưa được trả trọn tiền cũng phải là cổ phần ký danh (260 LTM 1972), để công ty có thể tìm biết người nào phải trả tiền, trong trường hợp cổ phần đã nhượng dịch; thể lậ này như chúng ta đã thấy, được đặt dưới sự chế tài của hình phạt: Chẳng những quản trị viên bị hình phạt nếu cấp cổ phần vô danh mà cả người trung gian mua bán cũng bị hình phạt (1565).
1585._ Cổ phần được lập trên một thứ giấy có hình vẽ riêng, thường là hình vẽ chìm, phải soi qua ánh sáng mới nhìn thấy; đại khái cũng giống như in giấy bạc, phải dùng giấy đặc biệt để tránh sự giả mạo. Cổ phần được in trên một quyền sổ có tồn căn. Cổ phần ký danh có ghi tên sở hữu chủ, cổ phần vô danh không ghi tên, chỉ ghi một con số. Mỗi cổ phần có kèm theo một tờ giấy được chia cắt thành những phiếu nhỏ: Đó là những lãi phiếu đến hạn lãnh tiền, cổ đông viên sẽ xét một tờ phiếu mang đi lãnh. Cổ phần có thể hoán cải, nghãi là cổ phần ký danh có thể đổi thành cổ phần vô danh và ngược lại, ngoại trừ trường hợp luật bắt buộc cổ phần phải giữ hình thức ký danh.
1586._ Cổ phần vô danh được chuyển mại rât dễ dàng, người bán chỉ việc trao tay tờ chứng khoán cho người mua là xong (điều 35 TMP). Nếu cổ phần được gửi ký thác tại ngân hàng, người bán sẽ phải lấy ra để trong cho người mua. Ở Việt Nam, không có luật lệ nào tổ chức sự ký thác cổ phần tại một quỹ chứng khoán để sự chuyển mại có thể được thực hiện, như ở Pháp, bằng cách sang tên người mua vào sổ sách mà khỏi cần giao chứng khoán. Cổ phần ký danh theo điều 36 TMP được chuyển mại bằng cách sang tên cổ phần cho người mua trong sổ sách do công ty chấp giữ; Công y sẽ xóa tên người chủ cũ trong sổ đề điền thế vào đó tên người mua. Người này cũng có thể được cấp một chứng khoán mới; còn chứng khoán cũ sẽ bỏ đi.
4. Việc trả tiền cổ phần:
1587.- Người nào ứng nạp mua cổ phần có nghĩa vụ phải đóng tiền số cổ phần mình đã thuận mua (…)
1588._ Nếu không được trả tiền, công ty có thể kiện tất cả những người có trách nhiệm, hoặc bất cứ người nào trong số những người ấy, vì mỗi người đều có trách nhiệm như nhau. Nếu cổ phần được trị giá tại công ty chứng khoán, thì thay vì khởi tố, công ty có thể đem phát mại chứng khoán tại công thị. Thể thức này được được gọi là sự chấp hành tại công thị chứng khoán. Không có luật nào cho phép phát mại như vậy, đây chỉ là một thực hành do quán lệ đặt ra, được án lệ chấp nhận là hữu hiệu, và hội quy công ty nào thường cũng có dự liêu.
5. Các loại cổ phần:
1589._ Các cổ đông viên một công ty vô danh ở trong một tình trạng bình đẳng; không phải bình đẳng theo cá nhân của mỗi người, nhưng theo sự quan trọng của những quyền lợi của họ trong công ty: Ai có nhiều cổ phần thì có nhiều quyền lợi. Đặc biệt, cũng có khi một vài cổ đông viên được hưởng những đặc lợi, nhưng các đặc lợi này phải được đại hội đồng sáng lập chấp thuận (số 1540).
1590._ Các cổ phần có thể được phân biệt thành nhiều loại: cổ phần bằng tiền mặt, cổ phần bằng hiện vật; hai loại này ta đã nói đến nhiều lần.
1591._ Cổ phần hưởng thụ: (…)
1592. Cổ phần ưu tiên (…)
1593. _ Cổ phần đa phiếu (…)
II. NHỮNG QUYỀN LỢI CÁ NHÂN CỦA CỔ ĐÔNG VIÊN
1597._ Sự điều hành công ty đặt dưới nguyên tắc đa số chi phối thiểu số. Cổ đông nào cũng có quyền tham dự hội đồng và đầu phiếu, nhưng dù ý kiến bất đồng, cũng phải phục tùng đa số. Nhưng quyền hành của đa số không phải là vô giới hạn. Đa số không thể xâm phạm đến quyền của cổ đông viên được tham dự công ty, quyền đầu phiếu, quyền được chia lãi, quyền chuyển mại cổ phần. Những quyền ấy gọi là quyền cá nhân của cổ đông viên. Nhưng những quyền ấy ở đâu ra và căn cứ vào cái gì mà có?
Theo thuyết cổ điển, người ta cho rằng các quyền cá nhân của cổ đông viên xuất sinh ở khế ước. Nhưng ta cũng đã có nhiều dịp nhận xét rằng công ty vô danh đã vượt xa ra ngoài phạm vi khế ước. Thực ra, công ty vô danh là hình ảnh của một xã hội dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, người dân được coi là có những quyền căn bản mà xã hội phải tôn trọng; trong công ty vô danh, người có cổ phần cũng có những quyền riêng mà cái xã hội nhỏ ấy không được xâm phạm đến; những quyền cá nhân của cổ đông viên có thể đem so sánh với những quyền căn bản của người dân trong một xã hội dân chủ. Công ty vô danh xuất sinh theo những phương pháp dân chủ, tất cả đều đặt trong khuôn khổ pháp định của công quyền, chính sự trạng đó mới là nguyên ủy những quyền cá nhân của cổ đông viên trong công ty vô danh.
1598._ Quyền tham dự công ty: (…)
1599._ Tư cách hội viên của người có cổ phần gắn liền với hiện sinh của công ty; nếu công ty không còn, thí dụ trường hợp công ty giải tán thì tất nhiên cổ đông viên không còn chỗ đứng, không còn được tham dự vào công ty đã chết. Đó là một sự thật quá hiển nhiên, không cần nói đến. Sở dĩ ta nêu ra là vì có thể xảy ra trường hợp công ty chết, được thay thế bằng một công ty mới, thuộc loại khác, thí dụ công ty vô danh được đổi thành công ty TNHH. Ta khó có thể hình dung được rằng một công ty có cả ngàn cổ đông có thể chuyển đổi thành công ty TNHH nhưng nếu công ty vô danh nhỏ, có ít cổ đông thì có thể chuyển thành công ty TNHH. Trong trường hợp này, theo án lệ, các cổ đông viên cũ đương nhiên thành hội viên của công ty TNHH mới (…).
1600._ Còn một trường hợp nữa, cổ đông viên có thể bị sa thải ra khỏi hội vì tình thế, là trường hợp công ty rút bớt vốn bằng cách giảm thiểu số cổ phần (…)
1601._ Quyền đầu phiếu (…1602)
1603._ Cổ đông viên có thể ủy quyền cho một người đại diện để dự hội đồng, bỏ phiếu thay mình, nhưng nếu ủy quyền một cách nhất định, bất khả bãi, sẽ bị coi như nhượng hẳn quyền đầu phiếu, vì bản chất của sự ủy quyền là lúc nào cũng có thể bãi bỏ, thu hồi được.
1604._ Cũng vì quyền đầu phiếu không thể bị tước bỏ, cho nên sự cam kết của cổ đông viên tình nguyện không sử dụng quyền đầu phiếu sẽ vô giá trị, và mọi khế ước cản trở quyền đầu phiếu của cổ đông viên đều vô hiệu. Tuy nhiên, cổ đông viên có thể cam kết sẽ bỏ phiếu cho phe nào về những vấn đề tranh luận trước hội đồng.
1605._ Quyền hưởng tiền lãi và tiền dự trữ: (…1607).
1608._ Quyền chuyển mại cổ phần (…1609).
III. NHỮNG ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG VIÊN
1610._ Trên nguyên tắc, các quản trị viên công ty vô danh chỉ là đại diện của cổ đông viên do các người này bầu lên để điều khiển công việc của hội. Nhưng thực tế, một khi đã được bầu rồi, các quản trị viên có quyền hành rất rộng, không có sự kiểm soát thường xuyên của các cổ đông viên. Quản trị viên không bị bắt buộc, phải nhất nhất, việc gì cũng phải phúc trình cho đại hội đồng. Sự kiểm soát của đại hội đồng chỉ có tính cách hậu kiểm, mỗi năm một lần, thường khi chỉ là để phê chuẩn những công việc đã làm trong năm qua.
1611. Đại hội đồng cổ đông viên có nhiều tính cách:
a) Đại hội đồng sáng sáng lập (…)
b) Đại hội đồng thường niên (…).
c) Đại hội đồng bất thường là tất cả những đại hội đồng khác với a, b. Nhưng theo án lệ thương mại, chỉ có đại hội đồng nào được triệu tập để thay đổi hội quy mới được gọi là đại hội đồng bất thường; còn những đại hội đồng khác được gọi là hội đồng thường lệ triệu tập bất thường. Luật TMTP xác định thông lệ này tại điều 131.
(1612 …1643)./.
Bình luận