SỰ LƯU MANH CỦA KONICA MINOLTA VÀ ĐỒNG BỌN
BẢN TỰ KHAI ngày 10/11/2021 của Tetsuya Tokuda – Tổng giám đốc KMV tại thời điểm hiện nay, làm cho tôi căm giận và khinh bỉ đến tột độ. Ngay từ trang 1 của lời khai, Tetsuya Tokuda cùng với tên Trần Kim Chung, thay đổi lời khai theo kiểu đánh lừa con nít: “Vào năm 2014, SGB liên hệ với Sao Nam để yêu cầu cung cấp hệ thống máy in cho hoạt động của mình“. Thời điểm nào của năm 2014, và cụ thể là liên hệ với ai của Sao Nam thì chúng lờ đi. Làm sao mà tôi có thể liên hệ với Sao Nam suốt năm 2014. Tôi cũng không thể chỉ liên hệ với Sao Nam để mua máy in C1100, vì lúc đó, máy in C1100 chưa hề được giới thiệu vào thị trường Việt Nam. Một tên cò thương mại như Trần Kim Chung, thì không thể thuyết phục tôi phá bỏ Trung tâm Sách Sài Gòn để làm Printing Shop theo màu xanh đặc trưng của Konica Minolta. Trong khi đó, trang 2 BẢN TỰ KHAI ngày 04 tháng 12 năm 2015 của tên Trần Kim Chung ghi: “Vào khoảng tháng 8 năm 2014, sau khi tìm hiểu mô hình Printing Shop, Saigonbook đã đề nghị với Sao Nam giới thiệu một hệ thống máy in công nghiệp mới nhất, hiện đại nhất của Konica Minolta và theo lời đề nghị này, Sao Nam đã giới thiệu đến Saigonbook máy in BIzhub Press C1100 (gọi tắt là C1100) với nhiều tính năng nổi trội hơn các dòng máy mà KMV đang cung cấp tại thời điểm đó, và thời gian dự kiến đưa ra thị trường Việt Nam vào Quý 4 năm 2014. Sau khi nghiên cứu, Saigonbook yêu cầu Sao Nam báo giá“. Tìm hiểu mô hình Printing Shop là tìm hiểu với ai? Máy dự kiến đưa ra thị trường vào Quý 4 năm 2014, thì Sao Nam làm sao biết trước và làm sao biết giá mà giới thiệu và báo giá. Bằng cách nào Sao Nam có thể giảm giá đặc biệt 20% như trong lời khai? Liên hệ với ai để tìm hiểu Printing Shop, trong lúc tại thị trường Việt Nam chưa có mô hình Printing Shop? Lời khai này của tên Trần Kim Chung là đúng về mặt thời gian, nhưng che giấu mối liên hệ giữa Saigonbook với KMV trong việc hứa hẹn hỗ trợ làm Printing Shop. Nếu không có KMV, mà cụ thể là các tên Trần Vũ, Đào Việt Linh, Đỗ Giang Khánh và phía sau chúng là Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, thì tôi không thể mua máy C1100 để trang bị cho Printing Shop. Văn bản ngày 05/02/2015 của Tổng giám đốc Tadasu Ichino gửi đích danh Saigonbook, cho thấy là KMV có liên hệ trực tiếp với Saigonbook. Thư điện tử ngày 25/7/2015, bút lục số 312, do Sao Nam nộp cho tòa án, thể hiện thư điện tử này gửi cho ông Trần Kim Chung, Trần Minh Nhật, Osafumi Kawamura, Tadasu Ichino. Nếu KMV không có bất cứ liên hệ nào thì làm sao, ngay ngày 25 tháng 7 năm 2015, tôi có thể có địa chỉ email của Tadasu Ichino, Osafumi Kawamura, để gửi thư yêu cầu họ hủy hợp đồng vì lừa dối tôi trong việc bán hai máy in C1070P và C1100. KMV không liên hệ với tôi thì ông Trần Vũ và ông Đào Việt Linh, có tên tại bút lục số 115, là quan hệ thế nào với KMV?
Bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST, ngày 19/04/2016 của TAND Quận 3, ghi nhận khá đầy đủ lời khai ban đầu của các bên, trong đó có lời khai của Sao Nam về mô hình Printing Shop, tại trang 4 bản án sơ thẩm. Tại trang 21 bản án sơ thẩm 439/2016/KDTM-ST, dòng 12 từ dưới lên, ghi nhận: “Xét các đương sự không yêu cầu Hội đồng xét xử giải quyết chi phí xây dựng mô hình Printing Shop nên Hội đồng xét xử không giải quyết trong vụ án này. Sau này, nếu các bên có tranh chấp thì sẽ được giải quyết bằng vụ án khác”. Printing Shop đã được thể hiện trong lời khai ban đầu của tên Trần Kim Chung, được Thừa phát lại Quận Gò Vấp lập vi bằng, được ghi nhận tại trang 21 bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST, từ năm 2015-2016, vậy mà giờ đây, Tetsuya Tokuda bỏ mất Printing Shop, khai không biết, không có liên hệ gì với Saigonbook. Tại trang 5 BẢN TỰ KHAI ngày 10/12/2021, tên Tetsuya Tokuda khai: “KMV hoàn toàn không tiến hành bất kỳ giao dịch nào với SGB (và cả ACBL) dù là trực tiếp hoặc thông qua Sao Nam“.
Đọc BẢN TỰ KHAI ngày 10/11/2021 của Tetsuya Tokuda và BẢN TỰ KHAI ngày 25/11/2021 của Trần Kim Chung, tôi giận tím người. Tôi khinh bỉ bọn này đến tột độ. Càng khinh bỉ bọn Konica Minolta, tôi càng khinh bỉ bọn luật sư, thẩm phán và kiểm sát viên, đã lèo lái vụ án này theo hướng giũ bỏ trách nhiệm của Konica Minolta. Chúng coi danh dự của tôi, của người Việt Nam không ra gì. Tại trang 2 bản trình bày ý kiến ngày 03/12/2015, bút lục số 425, tên Luật sư tiến sĩ Lê Nết hướng dẫn cho KMV khai rằng: “Saigonbook chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng, vẫn cố tình đưa KMV – Một thương hiệu có uy tín, vào vòng xoáy tranh chấp của riêng Saigonbook“. Tôi không biết dân tộc Việt Nam có bao nhiêu người ăn theo sự nổi tiếng của KMV và người Nhật Bản, còn tôi, thì không được dạy dỗ để cách ăn theo một cách kỳ cục như thế này. Tôi khinh bỉ bọn chúng. Vì khinh bỉ và thù hận nên tôi lưu giữ chứng từ, âm thầm chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, nghiên cứu pháp luật, để điểm mặt chỉ tên, từng tên một, ở bất cứ nơi nào có thể. Tôi trưng bày tất cả để dân tộc ta, thế hệ hôm nay và mai sau, biết rằng, có một sự kiện kinh hoàng như thế này, xảy ra trên đất nước Việt Nam của chúng ta, kéo dài suốt hai nhiệm kỳ của Chánh án Nguyễn Hòa Bình./.
Bình luận