Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

19. Việc quản trị công ty vô danh (1644-1685)

VIỆC QUẢN TRỊ CÔNG TY VÔ DANH

Khái quát.
1644._ Luật 1867 quan niệm công ty vô danh theo khuôn khổ một khế ước: công ty được tạo lập do quyền tự do lập ước; công ty được chỉ huy theo ý chí của các cổ đông viên họp thành đại hội. Các nhân viên quản trị, kiểm soát chỉ là những người thụ ủy do các cổ đông viên có toàn quyền có toàn quyền bãi nhiệm và bổ nhiệm. Theo quan niệm đó, luật chỉ dự liệu thể thức cho sự chỉ định các nhân viên nói trên do đại hội đồng; ngoài ra luật không quy định gì thêm nữa, cho là không cần thiết vì mọi vấn đề khác sẽ được các đương nhân bổ túc bằng hội quy, với quyền tự do lập ước. Đó là l1y do khiến cho các thể lệ về công việc quản trị công ty vô danh đều do thực hành đặt ra và trở thành quán lệ.
Theo điều 22 cũ luật 1867, công ty vô danh được quản trị bởi một hay nhiều thụ ủy, nghĩa là những người được các cổ đông viên ủy quyền quản trị; những người thụ ủy này được lựa chọn trong số các “hội viên” trong một thời gian nào đó, nhưng có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào; họ có thể được hưởng thù lao hay không. Chính các người thụ ủy này sẽ chọn một người trong bọn làm giám đốc hoặc nếu hội quy cho phép, họ có thể tái ủy cho một người ngoài, nhưng họ phải chịu trách nhiệm, đối với hội, về sự quản trị của người được họ tái ủy nhiệm. Teho quán lệ thực hành, các quản trị viên họp thành một ban quản trị; ban này tự bầu cho mình một chủ tịch và chỉ định một nhân viên trong ban làm quản trị viên thụ ủy, hoặc một người ngoài làm tổng giám đốc để đơn đốc công việc của hội.
1645._ Ở Pháp,(…1647)

I. BAN QUẢN TRỊ
1468.
_ Dưới chế độ luật 1867, ở Nam phần, công ty vô danh được quản trị do một hay nhiều quản trị viên được các cổ đông viên ủy nhiệm. Những công ty nhỏ thường chỉ có một hay hai quả trị viên; công ty lớn có một số quản trị viên quan trọng hơn, và hội quy dự liệu trước rằng, các nhân viên này họp thành ban quản trị. Như vậy, luật không ấn định số quản trị viên và sự kết hợp các quản trị viên thành một cơ cấu cũng không bị luật bó buộc. Trái lại, theo luật TMTP, điều 159, công ty vô danh không thể do một quản trị viên điều hành công việc, mà phải có ban quản trị ít nhất là 3 người và nhiều nhất là 7 người. Theo LTM 1972, ĐIỀU 296, công ty vô danh do một hội đồng quản trị gồm có ít nhất là 3 người và nhiều nhất là 12 người.
1. Bổ nhiệm và bãi nhiệm quản trị viên:
1648 bis._ Những quản trị viên đầu tiên do hội đồng sáng lập chỉ định (1546). Các quản trị viên được chỉ định phải minh thị thuận nhận chức vụ được giao phó; sự thuận nhận sẽ được ghi vào biên bản của đại hội đồng, và danh sách các quản trị viên sẽ được công bố. Ta nhớ rằng quản trị viên có thể được chỉ định ngay trong hội quy, đại hội đồng chấp thuận hội quy, tức là chấp thuận luôn cả việc chỉ định ấy (298 LTM 1972).
1649._ Bãi nhiệm: Các quản trị viên này có tư cách là quản trị viên quy tuyển cũng như các quản lý được chỉ định do hội quy trong các công ty đối nhân, công ty TNHH. Tuy vậy, tư cách quy tuyển không mang lại cho họ lợi lộc gì; họ không được hưởng sự bất khả bãi nhiệm như trong các công ty hợp danh; trên nguyên tắc, chẳng những họ có thể bị bãi nhiệm nếu có lý do chính đáng, họ còn có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào, nghĩa là không cần phải có lý do. Nguyên tắc là như vậy, nhưng thiết tưởng quyền bãi nhiệm không thể được quan niệm như là một quyền tuyệt đối. Theo lẽ công bằng, không có lý do gì cản trở quản trị viên đòi bồi thường về mọi thiệt hại tinh thần cũng như vật chất, nếu sự bãi nhiệm không có lý do chính đáng, không căn cứ vào tình hình đặc biệt của hội, hay một chính sách mới của đại hội đồng, hay nếu quản trị viên không bị lỗi lầm gì. Học lý có một số tác giả đồng ý như vậy (1393). Xưa, án lệ coi là vô hiệu mọi điều khoản giao ước, công nhận cho quản trị viên được bồi thường vì bãi nhiệm (…). Ngày nay, án lệ có khuynh hướng công nhận cho quản trị viên được một vài bảo đảm, thí dụ, sự bãi nhiệm phải có ghi vào chương trình nghị sự thì hội đồng mới có quyền đem ra thảo luận, trừ phi, ngay khi đang nhóm họp, hội đồng được biết những sự việc quan trọng đặt ra vấn đề bãi nhiệm quản trị viên. Nhưng dù sao, không thể có giao ước nhằm cản trở sự bãi nhiệm để củng cố đại vị của quản trị viên, thí dụ cho quản trị viên đương nhiên được bồi thường khi bị bãi nhiệm.
1650._ Điều kiện bổ nhiệm: Quản trị viên phải là cổ đông viên, tức là phải có một số cổ phần do hội quy ấn định. Không những thế, như ta đã biết (số 1583), các cổ phần không được chuyển mại, vì phải dành lại để bảo đảm công việc làm của quản trị viên. Do sự sung dụng này, các cổ phần phải được đóng dấu bât đắc chuyển mại và lưu giữ trong két của công ty (điều 297 LTM 1972). Một pháp nhân có thể làm quản trị viên, vậy một công ty thương mại có thể là quản trị viên cho một công ty thương mại khác. Trong trường hợp này, công ty quản trị viên sẽ được đại diện do chủ tịch tổng giám đốc hoặc do “quản trị viên thụ ủy” của chính công ty ấy.
1651._ Theo điều 159 TMTP, đoạn chót, không ai được làm chủ tịch quá hai hội đồng quản trị, và không được là hội viên trong quá 8 hội đồng quản trị: Điều luật này đã bắt chước điều 3 luật 16.11.1940 (1645) (303 LTM 1972). Các nhân viên ban quản trị không phải là thương gia: người được bổ nhiệm làm quản trị viên không vì thế mà có tư cách thương gia, luật lệ về thương mại sẽ không áp dụng cho những người ấy.  Chỉ duy chủ tịch hội đồng quản trị là coi như thương gia theo điều 164 TMTP, điều 307 LTM 1972. Hai điều này được phỏng theo điều 4 luật 1940, và chỉ có nghĩa là trong trường hợp công ty bị khánh tận sẽ có thể được áp dụng cho chủ tịch; điều luật này không có nghĩa là chủ tịch phải đương nhiên chịu trách nhiệm công nợ của hội, như thể chính mình đã cam kết, như một thương gia; chỉ riêng luật TMTP buộc chủ tịch vào trách nhiệm ấy tại điều 164, đoạn chót: Đoạn này định rằng nếu công ty bị khánh tận và nếu không có đủ tích sản trả nợ, chủ tịch hoặc các nhân viên ban quản trị có thể bị tòa kết án gánh chịu một phần công nợ do tòa định số. _ LTM 1972 bỏ hẳn đoạn này, tức là chủ tịch không phải chịu trách nhiệm về tiền bạc nữa, chỉ phải chịu những sự truất quyền do sự khánh tận của công ty mà thôi. Những sự truất quyền này sẽ được cắt nghãi trong phần dành cho sự khánh tận.
1652. _ Các nhân viên quản trị tất nhiên phải có năng lực luật định để làm những hành vi pháp lý vì chính họ quyết định các công việc do công ty sẽ làm. Hai vợ chồng là cổ đông viên trong một công ty vô danh thì học có thể cùng là thành viên trong hội đồng quản trị.
1653._ Trường hợp không thể được bổ nhiệm làm quản trị viên: Một công ty thương mại đứng đắn, muốn có tín nhiệm với khách hàng, tất nhiên phải lựa chọn những người có uy tín để làm quản trị viên, nếu không, thì ít ra cũng là những gnu7o27i lương thiện có một quá khứ trong sạch. Nhưng cũng có thể có những công ty lừa bịp do những kẻ lừa bịp lập nên. Bởi thế sắc luật 8.8.1935 quy định về sự truất quyền quản lý công ty thương mại (1503), đã ấn định một số trường hợp truất quyền: những người nào thuộc vào các trường hợp này sẽ không được cử làm quản trị viên hoặc làm ủy viên kiểm tóa một công ty đối vốn (hay làm quản lý, làm nhân viên hội đồng kiểm soát một công ty TNHH). Theo điều 6 sắc luật ngày 8-8-1935, sẽ không được làm quản trị viên những người nào đã bị kết án về tội đại hình thường pháp, hay về các tội trộm cắp, lừa đảo, lường gạt, hay về bất cứ tội gì bị hình phạt như tội lừa gạt, hay về sách thủ tiền bạc, biển thủ công quỹ, tội phát hành chi phiếu không có dự kim, tội xâm phạm tín dụng quốc gia. Những người can tội oa trữ các tài vật do các tội trên mang lại, những người toan phạm các tội trên mà bị kết án cũng đều bị truất quyền cả. Nếu bản án là do tòa ngoại quốc kết xử thì tòa tiểu hình nơi trú quán của bị can, được thụ lý do thỉnh cầu của công tố viện, sẽ xét định về tính cách hợp lệ và hợp pháp của bản án để quyết định về sự truất quyền (điều 10). Sự truất quyền được áp dụng cho cả những người bị khánh tận mà chưa được phục quyền. Nếu án khánh tận do một tòa ngoại quốc tuyên xử, sự chuẩn hành (nghãi là chuẩn nhận hiệu lực để đem thi hành) sẽ do tòa dân sự nơi trú quán của bị can, theo lời yêu cầu của công tố viện. Cũng theo điều 10 sắc luật 1935 (điều 164 TMTP, 307 LTM 1972), quản trị viên một công ty bị khánh tận nếu có lỗi nặng, có thể bị tòa án truất quyền làm quản trị viên về sau. Các trường hợp truất quyền trên đây, không kể trường hợp chót, đều được quy định tại điều 320 LTM 1972.
1654._ Trường hợp bất khả kiêm nhiệm:

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar