Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Chương thứ hai: Căn nguyên của nghĩa vụ

CHƯƠNG THỨ HAI: CĂN NGUYÊN CỦA NGHĨA VỤ 

Nghĩa vụ sanh ra bởi:
1) Những hiệp ước hay khế ước
2) Bán khế ước
3) Dân sự phạm;
4) Bán dân sự phạm
5) Luật pháp

Hiệp ước là hai hay nhiều người đồng ý nhau để lập ra giữa họ một nghĩa vụ, hay là để tiêu hủy hoặc thay đổi một nghĩa vụ đã có từ trước”. “Khế ước là một hiệp ước của một hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm sự gì” (Điều 680 Dân luật Trung). Không nên lộn hiệp ước với phiến ước (pollicitation: sự nài nỉ). Trong hiệp ước có hai người đồng ý với nhau. Một người người hứa việc gì với người khác, và người này nhận chịu lời hứa ấy. Trong phiến ước có một bên hứa, mà bên kia chưa thuận nhận. Thí dụ: Ông Giáp hứa bán nhà cho ông Ất, mà ông nầy chưa bằng lòng mua. Người lập ước được tự do giao ước với nhau, miễn là đừng ước định điều gì trái với pháp luật, với phong hóa hay trật tự công cộng. Thí dụ không được lập ước mở sòng bạc, mua bán “lầu xanh”, đi đánh mướn; những khế ước như vậy vô hiệu.

MỤC THỨ I: CÁC LOẠI KHẾ ƯỚC

1. Song vụ khế ước và phiến vụ khế ước:
Song vụ khế ước là khi những người lập ước có cam đoan lẫn với nhau. Thí dụ: Khế ước mua bán. Người bán giao kết chuyển quyền sở hữu chủ trên vật bán cho người mua, người mua giao kết trả giá tiền mua cho chủ bán.
Phiến vụ khế ước là khi một hay nhiều người lập ước cam đoan với một hay là nhiều người khác, mà người nầy không phải cam đoan gì cả. Thí dụ: Khế ước cho vay tiền bạc. Anh cho tôi vay 10.000$ đến mùng một tháng Giêng tới phải trả. Chỉ có tôi – người vay tiền – có nghĩa vụ phải trả tiền ngày hạn định.
Ích lợi của sự phân loại trên: Nếu song vụ khế ước lập theo thể thức tư thự, hễ có bao nhiêu người đương sự có quyền lợi khác nhau, thì chứng thư phải làm bấy nhiêu bản chánh. Mỗi bản chánh phải biên rõ là đã làm mấy bản chánh. Nếu phiến vụ khế ước lập theo thể thức tư thự thì làm một bản chánh cũng đủ.

2. Hữu thường khế ước và vô thường khế ước:
Hữu thường khế ước là khi mỗi bên chịu thiệt để làm lợi cho bên kia hay cho một người ngoài. Vô thường khế ước là khi một bên nhận một khoản lợi của bên kia mà không phải đền bồi lại.
Song vụ khế ước đều là hữu thường (hữu lơi bởi vì những người lập ước có cam đoan lẫn với nhau. Thí dụ khế ước mua bán.
Phiến vụ khế ước có cái là vô thường hay hảo tâm, như tặng dữ, có c1i hữu thường hay hữu lợi, như cho vay lấy lời.
Lợi ích của sự phân loại trên:
a) Trong vô thường khế ước, như tặng dữ, nếu có sự lầm về người tặng hưởng thì khế ước vô hiệu, vì tính cách cá nhân của người được thụ hưởng rất quan trọng. Thí dụ tôi muốn cho cháu tôi một vật kỷ niệm, tôi lại cho lầm người khác, thì tôi có thể xin tiêu hủy sự tặng dữ ấy được. Trái lại, trong hữu thường khế ước thì sự lầm lẫn về người có khi không phải là điều kiện để tiêu hủy khế ước.
b) Những điều kiện không thể làm được hay trái phép làm cho hữu thường khế ước tiêu hủy, nếu là vô thường khế ước thì những điều kiện ấy được coi như không có ghi trong khế ước.

3) Khế ước nhứt định và khế ước may rủi:
Khế ước nhứt định là khi đôi bên thỏa thuận rồi thì ước thành và có hiệu quả chắc chắn. Khế ước may rủi là khi còn phải tùy một sự ngẫu nhiên thời ước mới thành và có hiệu quả. Thí dụ: tôi sẽ cho anh một số tiền nếu tôi trúng số.

4) Khế ước thuộc về ý hợp, khế ước thuộc về thực sự (vật quyền khế ước) và công thức khế ước:
“Khế ước thuộc về ý hợp là hễ mỗi bên đồng ý với nhau là thành” như mua bán, đổi chác, thuê mướn. Thí dụ: Hai người đã thỏa thuận mua bán một chiếc xe hơi giá 200.000$. Tuy tiền chưa trả và xe chưa giao; nhưng khi hai bên đã đồng ý là khế ước thành.
Khế ước thuộc về thực sự là khi ngoài sự đồng ý lại còn phải trao nộp đồ vật làm chủ đích việc giao ước nữa. Thí dụ: Cho mượn đồ dùng mà nếu không giao dồ vật thì khế ước không thành. Công thức khế ước là khi sự đồng ý của đôi bên phải được công nhận theo thể thức pháp định. Như tặng dữ, hôn nhân khế ước, nhình nhận con. Những khế ước này phải lập trước mặt Chưởng khế.

5) Khế ước chính và khế ước phụ:
Khế ước chính là khế ước không phụ thuộc vào khế ước khác. Thí dụ như khế ước vay mượn tiền bạc;
Khế ước phụ là khi khế ước ấy phụ thuộc vào khế ước khác. Thí dụ: Khế ước bảo lãnh, khế ước này phụ thuộc vào khế ước vay mươn.

MỤC THỨ II: CÁC ĐIỀU CẦN CHO KHẾ ƯỚC ĐƯỢC THÀNH VÀ CÓ GIÁ TRỊ 

Các khế ước phải có 3 điều như sau nầy mới thành và có giá trị:
1) Sự đồng ý của người lập ước;
2) Một vật nhất định đã chỉ rõ mà người lập ước có quyền sử dụng;
3) Một duyên cớ đích thực và chánh đáng.

I. SỰ ĐỒNG Ý

Định nghĩa: Đồng ý là ý nguyện của hai bên đều thỏa hợp nhau. Nếu có một bên không đồng ý thì khế ước cuảng không thành.
Hình thức: “Sự đồng ý có thể tỏ ra bằng lời nói hoặc bằng giấy tờ“. Hai bên có thể định ước với nhau bằng điện thoại. đề nghị lập khế ước có thể bằng lới nói, bằng giấy tờ hoặc một cách mặc nhiên. Khi người đề nghị lập khế ước muốn định rõ các chi tiết của khế ước sẽ lập sau nầy thì đề nghị bằng giấy tờ. Trong sự mua bán hằng ngày, ngoài chợ cũng như trong các cửa hàng, thì đề nghị lập ước tỏ ra luôn luôn bằng lời nói. Đề nghị mặc nhiên lập khế ước là khi nào người muốn bán chưng bày hàng hóa trong gian hàng với giá cả của những hoàng hóa ấy. Đề nghị có thể gửi cho một người nhứt định hay cho cả mọi người. Thí dụ: Người muốn bán nhà đăng quảng cáo, yết thị nói rõ ràng căn nhà nào, giá bán là bao nhiêu, thì nếu có ai chịu mua căn nhà với giá ấy, thì khế ước mua bán đã thành lập, và người hứa bán không có quyền đổi ý được. Những xe chở hành khách hoặc xe cho mướn đậu tại bến, là mặc nhiên chở hành khách. Nếu có người hành khách hoặc có người đến mướn và trả giá theo giá biểu, thì những xe dó không có quyền từ chối.
Sự thừa nhận: Sự thừa nhận, cũng như sự đề nghị, có thể tỏ ra bằng lời nói hoặc bằng giấy tờ. Cũng có thể mặc nhiên: như thi hành khế ước của người khác đề nghị với mình. Sự im lặng có thể coi như thừa nhận không? Không. Theo luật “không nói gì là không tỏ ý gì”. Như nhận được báo mà không trả lời không đủ để chứng rằng muốn mua tờ báo đó, dù không có gửi trả lại những số báo đã nhận được. Nhưng trong vài trường hợp, sự im lặng có thể coi như là đã ưng thuận. Như người chồng để vợ buôn bán mà không ngăn cản, thì được coi như là đã ưng thuận cho vợ buôn bán. Nếu thuê nhà có làm giấy, mà đến khi hết hạn, người đứng thuê cứ ở, người cho thuê cũng cứ để cho ở, thì tức là mặc nhiên tái tục một khế ước mới. Hai người thường giao thiệp với nhau torng việc buôn bán, sự im lặng có thể coi như là ưng thuận, như người mua hàng hóa, nhận được hóa đơn của người khác gửi đến mà không nói gì, thì được coi như là đã ưng thuận, nhận hóa đơn đó là đúng.
Giao ước bằng thơ từ: Trong trường hợp giao ước bằng thơ từ, có thời hạn khá lâu từ lúc đề nghị gửi đi cho đến lúc khế ước được thành lập, cần phải biết lúc nào khế ước thành lập và thành lập tại đâu? Thí dụ: Ông Giáp ở Sài Gòn, gửi thư đề nghị bán hàng hóa cho ông Ất ở Bạc Liêu, và hàng hóa phải giao tại Bạc Liêu. Ất được thư hôm mùng một tháng hai và trả lời chấp nhận. Thư trả lời gửi ngày mùng ba tháng hai và tới Sài gòn ngày mùng 5 tháng hai. Có hai lý thuyết: Lý thuyết phát hành và lý thuyết tiếp thụ.
Theo lý thuyết tiếp thụ: Khi nào người đề nghị tiếp được thơ chấp nhận thì khế ước mới thành. Trong thí dụ trên là ngày mùng 5 tháng Hai. Và khế ước được coi như thành lập tại Sài Gòn. Nếu có sự tranh tụng thì Tòa án Sài Gòn có thẩm quyền, chứ không phải tòa án Bạc Liêu, mặc dù hàng hóa phải giao tại Bạc Liêu, vì hứa bán tại Sài Gòn, và khế ước thành lập cũng tại Sài Gòn (Điều 420 Dân sự tố tung).
Theo lý thuyết phát hành: Thì khế ước thành lập ngay lúc người chấp nhận gửi thư đi, vì ý muốn của đôi bên đã thỏa hợp nhau ngay lúc đó. Trong thí dụ trên là ngày mùng 3 tháng Hai. Và khế ước được coi như thành lập tại Bạc Liêu.

NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA SỰ ĐỒNG Ý

Sự đồng ý không có giá trị nếu có:
a) Sự sai lầm;
b) Sự đánh lừa;
c) Sự cưỡng ép.
Sự thiệt hại cũng có thể làm cho khế ước vô hiệu

I. SỰ SAI LẦM

Nguyên tắc cổ điển chia sự lầm lẫn ra làm 3 hạng, tùy theo từng trường hợp:
1) Sự lầm làm cho khế ước bất thành.
2) Sự lầm làm cho khế ước bị thủ tiêu;
3) Sự lầm không quan hệ gì tới khế ước.

1) Sự lầm làm cho không có sự đồng ý và khế ước bất thành:
a) Nếu có sự lầm về bản tính của khế ước: Thí dụ: Tôi đề nghị bán một cây viết máy cho anh với giá nhứt định, nhưng anh lại tưởng tôi biếu anh, nên anh mới nhận. Trong trường họp nầy không có việc buôn bán, và cũng không có sự tặng dữ, vì đôi bên không chủ ý lập cùng một ước với nhau. Ý muốn của đôi bên bất đồng, thì khế ước bất thành, tức là không có sự thỏa thuận = không có khế ước.
b) Nếu lầm về sự vật của khế ước: Tôi đề nghị bán căn nhà của tôi ở Sóc Trăng, cho anh, với giá nhứt định. Anh lại tưởng là căn nhà ở Sài Gòn, nên anh chấp nhận mua. Trong trường hợp này, ý muốn của đôi bên cũng bất đồng, nên khế ước bất thành.

2) Sự lầm làm cho khế ước có thể bị thủ tiêu: Hiệp ước chỉ có thể bị thủ tiêu khi :
a) Nếu có sự lầm về bản thể của sự vật;
b) Nếu khế ước lập ra chủ vì đích thân hay là vì tư cách, cùng tai năng của một người nào, mà lại có sự sai lầm về người lập ước đó.

A._ Lầm về bản thể của sự vật:
Định nghĩa: Bản thể sự vật là gì?
Theo lý thuyết khách quan: Bản thể tức là vật chất đã làm ra sự vật, như vàng, bạc, đồng chì. Thí dụ: Tôi mua môt chiếc cà rá bằng vàng sau mới biết là mạ vàng, như thế là tôi lầm. Thuyết nầy hẹp hòi, không có ứng dụng nhiều trong thực tế. Tôi mua một bức họa của một danh họa, sau mới biết  không phải là danh họa đó. Theo thuyết khách quan, tôi không thể nói là tôi lầm được, vì bức họa tôi đã mua, tuy không phải là của danh họa, nhưng cũng là một miếng vải có vẽ ở trên.
Theo lý thuyết chủ quan: Hiệp ước có thể bị thủ tiêu nếu nhận lầm về vật và lầm về tính cốt yếu của vật ấy mà người lập ước tưởng rằng có thật. Ở đây chú trọng về tâm lý và ý muốn của đương sự. Thí dụ: Tôi muốn mua một bình cổ đời Càn Long, nếu bình cổ đó không pah3i làm hồi đời Càn Long là tôi lầm. Tôi mua một miếng đất ở Tân Sơn Nhứt để cất nhà, sau mới biết là có luật cấm không cho xây cất trên miếng đất ấy, như thế la tôi lầm, và có thể xin hủy tờ mua bán được.

B._ Lầm về người: Thường thường sự lầm về người không quan hệ gì đến giá trị của khế ước.
Thí dụ: Người bán sách, thì bất cứ ai trả tiền mặt thì bán. Nhưng nếu khế ước lập ra chủ vì đích thân hay là tư cách cùng tài năng của một người thời hễ nhận lầm về người kết ước đó, khế ước có thể bị thủ tiêu. Thí dụ: Khế ước tặng dữ, cho mượn tiền không lấy lời. Nếu có sự lầm lẫn về người thụ tặng, hay người mượn tiền, thì khế ước có thể bị thủ tiêu. Cũng như những khế ước mướn kiến trúc sư làm nhà hay danh họa vẽ hình mình, vì trong những khế ước nầy, mình lựa người có tài năng, nếu nhận lầm người khác, thì là trái ý muốn, nên có thể xin hủy khế ước được.

3) Sự lầm không quan hệ gì đến giá trị của khế ước:
Trong những trường hợp khác mấy trường hợp kể trên, sự lầm không quan hệ gì đến giá trị của khế ước:
a) Như nhận lầm về vật mà không phải tính cốt yếu của vật ấy.
b) Lầm về người, khi khế ước lập ra không chủ vì đích thân của một người nào>
c) Lầm về giá, sự lầm này hỗn hợp với sự thiệt hại sẽ nói sau
d) Lầm về lý do của người lập ước: Thí dụ: Tôi mua một con ngựa, vì tôi tưởng rằng con ngựa của tôi mất.

Khi lập ước khế ước, một bên đã lầm thì cũng đủ làm cho không có sự đồng ý giữa đôi bên, không cần cả hai bên cùng lầm, vì không có điều luật nào buộc như thế.

II. SỰ ĐÁNH LỪA 

Khi nào có một bên lập mưu đánh lừa bên kia đến nỗi giá không có mưu đó, bên kia không giao ước thì sự đánh lừa đó là một duyên cớ làm cho khế ước vô hiệu“. Như thế, phải có hai điều kiện để sự đánh lừa thành lẽ thủ tiêu:
a) Sự đánh lừa phải do một bên làm, hay ít nữa bên đó đồng lõa với người đánh lừa, nếu người này là người đệ tam.
b) Chỉ vì bị mắc mưu đánh lừa đó bên kia mới giao ước.

III._ SỰ CƯỠNG ÉP

Khi nào một bên bị cưỡng ép, bằng cách hành hung hay dọa nạt, không thể chống lại được mà phải nhận ước, thì sự bạo hành đó làm mất hẳn sự đồng ý. Khi nào cách hành hung, dọa nạt, hay là sự nguy hiểm không đến nỗi không chống lại được, nhưng cũng khiến cho người đương sự phải giao ước để tránh khỏi cái hại lớn hơn, hoặc trực tiếp, hoặc về sau này, thì sự bạo hành đó chỉ là một duyên cớ có thể làm cho khiếm khuyết sự đồng ý mà thôi.
“Nếu người đệ tam mà thân thế hay tài sản bị nguy hiểm vì cách hành hung hay dọa nạt, lại là vợ chồng hay thân thuộc người làm khế ước, thời sự bạo hành ấy bao giờ cũng coi như là trực tiếp đối với chính người làm khế ước”.
“Thuộc về các trường hợp bạo hành thời Tòa phải xét xem các người đương sự nhiều hay ít tuổi, đàn ông hay đàn bà, thân thế tinh thần thế nào, cùng địa vị đối với nhau thế nào”. “Nhưng nếu chỉ vì một sự kinh sợ của vợ đối với chồng hay của con cháy đối với ông bà cha mẹ thời  không đủ làm cho khế ước thủ tiêu được”. (điều 697-698 Dân luật Trung).

Sự thiệt hại: Sự thiệt hại chỉ làm cho khế ước bị thủ tiêu hay nghĩa vụ được giảm trừ trong vài hiệp ước hay là đối với vài người mà thôi.
Trong vài hiệp ước:  Như chia gia tài bị thiệt hại quá một phần tư; bán bất động sản bị thiệt hại quá nửa (Dân Luật Bắc) hay là quá 7/12 (Dân Luật Pháp).
Đối với vài người: Như trẻ vị thành niên ký một khế ước có thiệt hại cho mình, thì có thể xin hủy bỏ khế ước đó.

“Sự sai lầm, sự đánh lừa, sự bạo hành, sự thiệt hại, không phải là những cớ phỏng đoán được; người nào viện những cớ đó phải tỏ ra bằng chứng mới được (Điều 699 Dân luật Trung).

Thường thường người ta chỉ có thể hứa và ước định cho đích thân mình, nhưng người ta có thể đứng đảm bảo cho một người đệ tam mà hứa rằng, người đệ tam ấy sẽ làm một việc gì, nhưng nếu người đệ tam lỗi hẹn, thì người hứa ấy phải bồi thường. Như trong trường hợp người ta muốn bán một bất động sản vị phân. Trong mấy gười cộng đồgn sở hữu chủ có một người vị thành niên hay thất tung. Mấy người cộng đồng sở hữu chủ có mặt và trưởng thành có thể bán bất động sản ây bằng cách đảm bào cho người vị thành niên hay người thất tung, mà hứa rằng ng7o27i ấy sẽ chịu bán phần của mình, khi nào trưởng thành hay trở về.

NĂNG LỰC LẬP ƯỚC
trang 21…

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar