ĐẶC TÍNH CỦA MÔN PHÁP TỤNG HÀNH CHÁNH
TÍNH CÁCH MỚI MẺ CỦA KỶ LUẬT
Tố tụng hành chánh là một kỷ luật đang thành hình. Ở Pháp có từ lúc cải tồ Tham Chính Viện 1872 và lập Tòa phân thẩm. Ở Việt Nam mới thành hình năm 1950: năm thiết lâp Tòa hành chánh đầu tiên (Tòa này thiết lập do dự số 2 ngày 5/1/50, trên tòa này có Ban Hành Chánh của tối cao Pháp viện lập do dụ số 5 ngày 8/10/49). Tới năm 1954 Tòa hành chánh được sửa chữa lại bởi dụ 36 (8/11/54) và Ban tối cao Pháp viện được giải tán và thay bằng Tham Chính viện (Dụ 38 ngày 9/11/54). Bây giờ Hiến pháp 1967 lập TCPV, nhưng không giải tán Tòa Hành chánh và TCV (xem thêm phần lịch sử Pháp đình hành chánh Viêt Nam trang 50).
Trước khi có pháp đình hành chánh năm 1950, Pháp cũng có lập Tòa hành chánh của Pháp trên Việt Nam, tuy nhiên:
– Chỉ nơi nhượng địa, công dân Pháp mới có quyền kiện trước các pháp đình này;
– Nơi bảo hộ: Cơ quan hành chánh có hai tư cách, một đại diện cho chánh phủ Pháp, 1 đại diện cho chính phủ Nam Triều, lãnh vực hai tư cách này không phân chia rõ ràng. Và trên thực tế, hành vi bất hợp pháp của cơ quan chỉ bị chế tài khi thực hiện hành vi trên vói tư cách đại diện chính phủ Pháp. Tuy vậy người Viêt Nam vẫn cứ khởi tố trước pháp đình Pháp dù hành vi bât hợp pháp với tư cách đại diện cho chính phủ Pháp hay Nam Triều. Do đó có thể nói người Pháp mang lại cho ta quan niệm: Mọi hành vi của cơ quan bất hợp pháp phải có trách nhiệm. Đến khi độc lập, ta lâp tòa hành chánh VN đầu tien, các luật gia và người dân coi Tòa hành chánh của Việt Nam như là dĩ nhiên tiếp nối pháp đình hành chánh của Pháp và mọi điềm tân tiến (của pháp đình hành chánh của Pháp) được chấp nhận dễ dàng và phát triển mau lẹ.
TÍNH CÁCH LINH ĐỘNG CỦA KỶ LUẬT
Pháp tụng HC là 1 kỷ luật rất linh động và do án lệ tác tạo. Kỷ luật này có hai phần:
a) Phần 1 thuộc về “Tổ chức Pháp đình và thủ tục tố tụng” có luật lệ thành văn về phần này, nhưng rất thiếu sót và phải bổ khuyết 1 phần bằng dân sự tố tụng, một phần bằng án lệ.
b) Phần 2 – Phần nội dung của pháp tụng hình chánh. Đây là một điểm khác biệt giữa dân sự tố tụng và PTHC. Dân sự tố tụng gồm cả luật lệ liên quan đến tổ chức pháp đình và thủ tục tố tụng áp dụng ở pháp đình đó, nhưng không bao gồm những giải pháp nội dung được áp dụng trước các Pháp đình đó. Thí dụ: Luật Nhà phố – Tòa án Nhà phố …Dân sự tố tụng chỉ nói về cách tố tụng trước các pháp đình mà không nói đến giải pháp nội dung: khi nào đương sự có quyền lưu cư, khi nào không.
Pháp tụng hành chánh gồm luôn giải pháp hành chánh. Thí dụ: Tố tụng chống thặng quyền: Phải khảo sát không những tố quyền (thời hạn cùng những thủ tục ở trước tòa, án văn kết thúc ra sao), còn phải biết giải pháp nội dung. Thí dụ là trường hợp nào là hành vi hành chánh bất hợp pháp và bị tiêu hủy. Trong trường hợp nào lỗi người công chức trong công vụ phát sinh trách vụ hành chánh, khi nào lỗi đó lại được coi là lỗi cá nhân phát sinh trách nhiệm tư pháp. Tuy có một số rất ít luật lệ thành văn, nhưng luật lệ này rất thiếu sót và không phải là nguyên tắc căn bản. Thẩm phán thường tác tạo các nguyên tắc tổng toàn. Về phần này công trình của án lệ rất quan trọng. Pháp tụng hành chánh quan trọng ở thành phần nội dung chứ không phải ở thành phần thủ tục. Giải pháp của tố tụng rất linh động và rất phức tạp. Tính cách linh động này có các ưu điểm và khuyết điểm:
Ưu:
– Giải pháp rất thích hợp đối với mọi tranh chấp. Luật viết không thể trù liệu hết tất cả các trường hợp, luật viết lại có thể lỗi thời và do đó kìm hãm sự phát triển của luật pháp. Ưu điểm đầu tiên là luật hành chánh tiến rất mau.
– Nếu có những biến chuyển chính trị, kinh tế thì luật hành chánh theo sát biến chuyển cuối cùng và việc cải tổ pháp đình dễ.
Khuyết:
– Luật bất ổn cố gây cho ta cảm tưởng bất công 1 phần nào (cho rằng thẩm phán chuyên đoán …)
– Án lệ linh động quá, do đó người dân, luật gia không theo dõi kịp sự tiến triển của luật pháp và án lệ nên không biết đâu là hợp pháp, đâu là có trách nhiệm.
– Sự thiếu sót trong việc phổ biến án văn làm cho sự bất ổn cố thêm gia trọng, nên có khi có những điểm rất cấp tiến mà không ai biết;
– Vì quá linh động nên cả các luật gia có thể có cảm tưởng rằng các thẩm phánh hành chánh có quá nhiều quyền: Muốn tạo ra nguyên tắc nào cũng được để bảo vệ “tụng phương cơ quan”, và như vậy rất bất công. Thực tế không phải như vậy: Nguyên tắc được đặt ra là để giải quyết tất cả các vụ (không phải chỉ dùng cho một vụ). Vậy khi tạo ra nguyên tắc, thẩm phán phải dò dẫm; thẩm phán cũng không co quyền tạo nguyên tắc theo sở thích của mình. Hơn nữa nguyên tắc hành chính còn tùy thuộc theo dữ kiện xã hội nên rất uyển chuyển, do đó đến khi giải thích nguyên tắc thẩm phán tránh khỏi bị ảnh hưởng.
TÍNH CÁCH NGHÈO NÀN CỦA KỶ LUẬT
Kỷ luật nghèo nàn về phương tiện, (chứ không nghèo về cấp tiến) để chuyên khảo về luật hành chánh. Ngay ở bên Pháp cũng chỉ có mấy cuốn biên khảo quan trọng mà thôi. (…)
Pháp tụng hành chánh của ta phỏng theo của Pháp và cũng không có quyển sách giá trị nào, kể cả các cuốn khảo cứu tổng quát và biên khảo (…).
Bình luận