Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Định nghĩa hình sự tố tụng

ĐỊNH NGHĨA HÌNH SỰ TỐ TỤNG

TỐ TỤNG LÀ GÌ?
Phép tố tụng qui định cách thức kiện tụng. Phép tố tụng phải tuân theo trong một vụ kiện hộ gọi là hộ sự tố tụng; phép tố tụng phải tuân theo trong một vụ án hình sự gọi là hình sự tố tụng. Như vậy, hình sụ tố tụng là toàn thể luật lệ quy định thẩm quyền và nhiều nhiệm vụ cua các cơ quan tư pháp trong việc xét xử người phạm luật hình.

ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT HÌNH SỰ TỐ TỤNG HIỆN HÀNH
a) Tổng hợp thủ tục cáo tố và truy tà.
Cơ quan đại diện xã hội (công tố viện) và cá nhân bị thiệt (nạn nhân) đều có quyền đưa vụ án ra trước Tòa xét xử. Nếu công tố viện đình cứu một sự kiện mà cá nhân tự xem như là bị thiệt thòi, thì cá nhân có thể đưa ngay vụ án ra trước Tòa án, gọi là trực tố bị cáo, bằng cách nhờ thừa phát lại trao triệu hoàn trạng cho bị cáo để triệu họ đến trình diện trước Pháp đình, bằng không sẽ bị xử khiếm diện; hoặc giả, trong những vụ khó khăn cần phải trình bằng cớ và nhân chứng thì nạn nhân có thể xin đứng dân sự nguyên cáo trước ông Dự thẩm để vị thẩm phán này mở cuộc thẩm vấn. Dù ở trường hợp nào, cũng phải có công tố viện truy tố và truy tố ột lượt với nguyên cáo. Công tố viện luôn luôn lãnh phần chánh tố, nạn nhân chỉ phụ tố mà thôi. Chẳng riêng gì cá nhân, những cơ quan đại diện quyền lợi của chính phủ như Thương chánh, Tài chánh, Trước bạ .. cũng đều có quyền truy tố trước Tòa những kẻ làm thiệt hại quyền lợi của Chánh phủ. Trong trường hợp này, công tố viện phụ tố để kiểm soát sự áp dụng luật tố tụng và yêu cầu tòa án tuyên hình phạt.
b) Thống nhất tài phán hình sự và hộ sự.
Những vi phạm hình luật cũng như những tranh chấp tư nhân đều do một cơ quan xét xử. Cảnh sát tư pháp điều trị việc hộ tịch cũng như điều tra một vụ cướp. Tòa Hòa giải xử phạt tội vi cảnh cũng như hòa giải một vụ hộ. Tòa tiểu hình đồng thời cũng là tòa sơ thẩm hoặc Hòa giải rộng quyền. Ngoại lệ: Ông dự thẩm không thẩm vấn việc hộ và chuyên lo việc hình.
c) Dung hòa quyền lợi xã hội và tự do cá nhân. Mỗi vụ án hình đều trải qua hai giai đoạn:
1) Vi chứng tội trạng: (Do các cơ quan cảnh sát, sĩ quan hình cảnh hay tư pháp cảnh sát); Biện lý và dự Thẩm vi chứng tội trạng trong trường hợp quả tang.
2) Tranh luận trước tòa. Ở giai đoạn này bị cáo có quyền nhờ Luật sư biện hộ.
Trong những vụ án khó, có nhiều phạm nhân tại đào, nhiều yếu tố pháp lý mơ hồ, hay là xảy ra lâu năm, chứng cứ tản mát, thì cần phải được ông Dự thẩm kiểm soát sự kiện trước khi đưa ra tranh luận trước tòa. Giai đoạn này được gọi là thẩm vấn dự bị tại Phòng dự thẩm, khác với giai đoạn điều tra sơ khởi của Tư pháp Cảnh lại.
Giai đoạn thứ nhất nhắm vào sự truy tầm thủ phạm có mục đích bảo vệ quyền lợi cho xã hội;
Giai đoạn thứ hai diễn ra công khai, bị can được đối kháng với các đương sự có mục đích bảo vệ phạm nhân đối với mọi sự truy tố lẫm lẫn./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar