Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Nguồn gốc nghĩa vụ

NGUỒN GỐC NGHĨA VỤ

I. PHÂN LOẠI
Trong cổ luật La M4, nghĩa vụ có thể được tạo ra bởi ý chí con người như những nghĩa vụ ghi trong khế ước, và những nghĩa vụ do các hành vi vi phạm mà phát sinh ngoài ý muốn của người tạo ra. Loại thứ hai là loại nghĩa vụ dân sự phạm buộc phải đền bồi thiệt hại dân sự cho người bị thiệt. Có thể nói rằng hai nguồn gốc chính của nghĩa vụ là các hành vi pháp lý (khế ước) và các sự kiện pháp lý (sự kiện gây tai nạn để phải bồi thường).
Ngoài hai loại trên, các Luật gia La Mã, trong thời kỳ thứ hai thấy rằng có thể xếp một số nghĩa vụ khác vào hai loại trên. Có một số nghĩa vụ phát sinh ra tựa hồ như đã ký một khế ước với người đệ tam. Thí dụ người láng giềng bị tai nạn nằm nhà thương, ta tự ý chăm sóc giùm các con cái của y trong lúc y vắng mặt. Hành vi này không do sự đồng ý của người láng giềng và cũng không do ý muốn của ta nhưng vì hoàn cảnh của y, ta quản lý tạm dùm công việc của y. Nghĩa vụ của ta tự ý làm gọi là một nghĩa vụ ngoại ước hay nghĩa vụ bán khế ước, đôi khi còn gọi là nghĩa vụ chuẩn khế ước. Mặt khác, ta cũng có thể vô ý gây ra các lỗi, làm cho ta phải đền bồi cho kẻ khác. th1i dụ như ta vô ý chạy xe đụng phải người. Sự đụng chạm này ngoài ý muốn của ta nên nghĩa vụ đền bồi nầy gọi là nghĩa vụ bán dân sự phạm hay chuẩn dân sự phạm. Trong cổ luật của Pháp quốc, các luật gia còn coi luật pháp (la loi) là một nguồn khác của nghĩa vụ. Thay vì chia nguồn gốc nghĩa vụ ra làm hành vi pháp lý và các sự  kiện pháp lý, bộ dân luật Pháp năm 1804 đã chia các nguồn gốc nghĩa vụ gồm 2 loại: Các khế ước và các hành vi ngoại ước. Loại thứ hai này bao gồm:
a) Các hành vi dân sự phạm và bán dân sự phạm;
b) Các bán khế ước ;
c) Luật pháp: Nghĩa là những nghĩa vụ qui định trong các điều luật, như điều 1371 DLP qui định nghĩa vụ giữa các người láng giềng, các nghĩa vụ trương trợ giữa các thân thuộc (nghĩa vụ tư nhiện)
Bộ dân luật Bắc 643 và Bộ dân luật Trung 679 đã sắp hạng nguồn gốc của các nghĩa vụ theo hệ thống sau:
a) các hiệp ước và khế ước;
b) Các sự đắc lợi không có nguyên nhân chính đáng;
c) Sự tổn hại bất công;
d) Luật pháp.
Bộ dân luật 1972 đã phân loại nguồn gốc nghĩa vụ trong điều 652 như sau: “Nghĩa vụ xuất sinh: 1. ở Khế ước; 2. ở sự đắc lợi vô căn; 3. Ở sự thiệt hại bất công do sự vô tình ha cố ý gây ra. 4. ở pháp luật”.  Trong thời kỳ cận đại, người ta còn ghi nhận thêm một nguồn gốc của nghĩa vụ nữa là sự cam kết đơn phương. Thí dụ một chúc thư là một cam kết đơn phương của người cảm thấy gần chết cốt để lại di sản cho người thừa kế.

II._ NHẬN XÉT: Sự phân loại của các bộ môn Dân luật như trên có thể đưa đến các nhận xét dưới đây:
1. Các bộ luật đều cho khế ước là nguồn gốc chánh yếu cấu thành nghĩa vụ, trên cả các điều luật, vì luật pháp được sắp vào hạng chót của các nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ. Đây là quan niệm của bộ dân luật Pháp hồi thế  kỷ 19, muốn đề cao vai trò cá nhân, vì chỉ có ý muốn cá nhân mới tạo ra luật pháp. Ý niệm đề cao quyền lợi cá nhân ngày nay đã lùi bước trước sự bảo vệ quyền lợi xã hội, và ý chí cá nhân như ta đã biết, đã nhường bước cho ý niệm xã hội. Thật ra khế ước chỉ là một nguồn gốc phát sinh ra nghĩa vụ như các nguồn gốc khác, và ý chí tạo ra nghĩa vụ phải dựa trên căn bản của luật pháp. Nếu ý chí của đôi bên làm phát sinh ra một nghĩa vụ đối nhân, đó là vì luật pháp đã chấp thuận ý muốn đó của các đương sự và làm cho ý muốn này có hiệu lực thi hành, cũng như luật pháp đã chấp nhận hiệu lực cho ột hành vi pháp lý như một vi phạm và bán vi phạm, nghĩa là buộc người gây ra phải đền bồi. Như vậy là một khế ước (do ý chí con người tạo ra) hay là một vi phạm hay bán vi phạm (do hành động có lỗi hay vô lỗi tạo ra), các hành vi này đều phải dựa vào một điều luật mới có hiệu lực thi hành. Ngược lại một khế ước dầu tạo ra do ý muốn thiết tha của hai cá nhân nhưng nếu không dựa vào một điều luật thì sẽ không được thi hành (ví dụ khế ước tổ chức đi buôn lậu).
2. Nhận xét thứ nhì liên hệ đến bán khế ước (quasi – contrats) vì nó rất khó định nghĩa… 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar