Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Nhận định các đặc tính định nghĩa

NHẬN ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH ĐỊNH NGHĨA

  1. Về các môn pháp lý và khoa học hành chánh, chương trình cải tổ đã phân phối các kỷ luật liên hệ giữa các niên cấp ban cử nhân luật bốn năm mới theo một kế hoạch lũy tiến của các kỷ luật hành chánh ngày nay trong kỷ nguyên hành chánh hiện đại. Theo chương trình cũ, tất cả các môn quan trọng về hành chánh đều được thâu gồm trong một môn toàn niên duy nhất tại năm thứ hai cử nhân: Luật Hành chánh tổng quát, các định chế như quy chế công chức và chế độ công sản cùng tổ chức hành chánh theo công vụ và theo quản hạt địa dư, kỹ thuật chế tài pháp tụng hành chánh tức hành chánh công quyền học (study of public administration: Nghiên cứu về hành chánh công). Nay chương trình mới của năm thứ hai cử nhân chỉ còn giữ hai tế phân coi như nền tảng để chuẩn bị và đạo tạo về kiến thức hành chánh, đó là Luật Hành chánh tổng quát và tổ chức hành chánh theo công vụ và theo địa dư gồm một môn duy nhất toàn niên.
  2. Tất cả các kỷ luật còn lại được chia đều giữa các năm thứ ba và thứ tư Ban Cử nhân luật, với ưu tiên của môn tố tụng hành chánh nay trở thành công pháp tụng dùng làm môn chung bắt buộc cho tất cả các ban công pháp, tư pháp và kinh tế do sự quan trọng đặc biệt của kỹ thuật chế tài Công pháp và cũng vì lý do là ngay trong chương trình cũ trước kia nó là quan trọng nhất của môn luật hành chánh mà tất cả các sinh viên đều phải học, nay không lẽ chương trình cải tổ mà mục đích là đào tạo các sinh viên một cách đầy đủ hơn lại có thể đưa tới các kết quả thiếu sót trong sự chuyên môn hóa. Vả lại ngoài sự quan trọng dĩ nhiên và truyền thống của nó, với sự thực thi tân Hiến pháp đệ nhị cộng hòa phù hợp với khuynh hướng quốc tế, đương nhiên pháp tụng công pháp sẽ trở thành quan trọng hơn nữa do sự nới rộng quyền tài phán cho Tối cao Pháp viện, về công pháp gồm cả luật Hiến pháp lẫn luật hành chánh theo nghĩa rộng kể cả các hành vi chính trị như kiểm soát tính cách hợp thức và tuyên bố kết quả bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống (điều 54 HP), phán quyết về sự giải tán các đảng chính đảng (81 HP) và hành sử quyền tu7pha1p độc lập (đ.76, 78, 83 H.P). Nhưng ngược lại bên cạnh các kỷ luật công pháp, Tối cao Pháp viện cũng còn tiếp thâu thẩm quyền tư pháp của Tòa Phá án trước kia. Các quyền hạn quan trọng này đã được chi tiết hóa bởi luật số 7/68 ngày 3-9-68 ấn định tổ chức và điều hành Tối Cao Pháp viện.
  3. Quyển luật hành chánh này không phải là một kho khảo luận có tham vọng gồm đầy đủ hết tất cả các chủ thuyết, học phái, quan điểm và phương pháp về luật hành chánh và tổ chức hành chánh. Đây chỉ là một cuốn lược giảng được soạn thảo cho năm thứ hai ban cử nhân luật khoa theo chương trình mới để làm tài liệu chính thức cho các sinh viên không thể đến giảng đường nghe dẫn giảng và thực tập. Quyển này cũng là sách giáo khoa (text-book) cho các sinh viên tới giảng đường để thực tập và bổ túc giảng văn cho các sinh viên ghi chép. Tuy nhiên quyền luật hành chánh này ngoài tính giao khoa cho các sinh viên, còn có thể là một tài liệu thực dụng cho các nhà chuyên hành luật pháp cũng như cho các hành cha1nhgia vì mặc dầu là đơn giản nhưng khá đầy đủ về luật thực tại.
    NHẬN ĐỊNH 
  4. _ Trước khi nhập đề, thiết tưởng cần lưu ý các tân sinh viên năm thứ hai Ban cử nhân về sự phức tạp của môn Luật hành chánh, sự phức tạp này đã tới một trình độ rất cao, không những do sự phức tạp của đời sống hành chánh ngày nay trong lĩnh vực quốc nội và trên bình diện hợp tác hành chánh quốc tế, mà còn do sự tiến bộ không ngừng của các quan niệm pháp lý cùng các kỹ thuật hành chánh mới, và nhất là còn do sự áp dụng các phương pháp khoa học cấp tiến trong công cuộc nghiên cứu cũng như trong kế hoạch xây dựng kỷ luật cùng đào tạo các luật gia tương lai. Vậy mà một số người và một vài sinh viên “chậm tiến” tới năm thứ hai ban cử nhân hãy còn cho rằng luật học là một môn học hoàn toàn từ chương và thư bản, và toàn thể luật pháp chỉ là một chế độ hoàn toàn ước định, kỷ luật pháp lý chỉ gồm các chấp niệm tiền nghiệm hay các định lý không tưởng và một số nghĩ chế giả định xây dựng trên nền tảng phù biến của xã hội.
    Cho là thư bản, vì người ta tưởng lầm rằng, nghiên cứu một vấn đề pháp lý chỉ cần góp nhặt các văn kiện, thể lệ, tìm kiếm án lệ và tập tục cùng tham khảo thư tịch đông tây kim cổ để chắp nối, vá víu tổng hợp, tạp nham trong một bài luật tròn trĩnh gồm đủ ba thành phần nhập đề, thân thuyết và kết luận là đầy đủ;
    Cho là từ chương vì một vài sinh viên chưa thấu triệt tinh thần và phương pháp khoa học nên có cảm tưởng rằng, diễn giảng chỉ là trình bày sao cho văn hoa bóng bẩy (nếu cần có thể điểm thêm một vài danh từ “đao to búa lớn” tiếp đà cho các tư tưởng nông cạn); như vậy về phần các sinh viên chỉ cần thụ động chép nguyên văn những áng văn chương tuyệt tác ban phát từ tháp ngà giảng đường (nếu cần thì yêu cầu giáo sư chính tả cho viết đủ từng chữ) và sau đó chỉ cần học thuộc lòng càng nguyên văn càng tốt, để trả bài trong các kỳ thi hay để biểu diễn sau này trên các diễnđàn pháp lý.
  5. Để tránh tệ đoạn này và cũng là để thức tỉnh tinh thần đại học, cùng gây một phong trào trẻ trung hóa phương pháp luật học, chúng ta đã gạt bỏ hình thức “diễn giảng trịnh trọng” các biệt giữa giáo sư và sinh viên, bất lợi cho sự khoa học hóa các môn luật học. Đã từ sáu bảy niên khóa nay, chúng ta áp dụng phương pháp “dẫn giảng”, không tiên niệm một sự biểu diễn từ chương trọng thể, mà chỉ nhằm “hướng dẫn” sinh viên trong công cuộc tìm kiếm, nghiên cứu và xây dựng kỷ luật, cùng “giảng giải” cho họ một cách thực nhiệm về hiện tượng hành chính cùng các kỷ thuật pháp lý theo phương pháp tiến nhập trực tiếp vào nội cốt của các vấn đề. Lẽ dĩ nhiên chính người giáo sư cũng phải tự gò bó mình trong một kỷ luật thép để áp dụng một phương pháp khoa học thực sự torng sự nghiên cứu và một kế hoạc dài hạn trong công cuộc xây dựng ngành chuyên khoa của mình. Nếu không tiên trách kỷ- hậu trách nhân thì làm sao sinh viên tiến bộ được? Làm sao xóa bỏ được ấn tượng thư bản và từ chương đã khắc sâu vào tâm trí mọi người khi nói tới luật học?
    Thường tình thì các luật gia hay tự đề cao bằng cách tuyên bố long trọng là ngành chuyên khoa của mình là một khoa học thực sự nhưng rất đáng tiếc là thường lại không khoa học hóa nó trong thực tế, hoặc chỉ tô vẽ thêm một vài phương diện hình thức khoa học biểu kiến, chứ ít ai chịu quan niệm lại tất cả nội dung và phương pháp. Chúng ta sẽ đề cập lại tới phương pháp khoa học háo toàn diện trong giai đoạn dành cho tính cách khoa học của luật hành chính và sẽ có dịp minh chứng sự áp dụng khoa học xây dựng toàn diện trong suốt chương trình. Trong khoa học, điểm quan trọng không phải ở nội dung và sự hạng của vấn đề, mà chính là ở phương pháp nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta cũng phải đề cập tới ngành phương pháp pháp lý học trong môn triết lý của luật pháp.
  6. Sự khoa học hóa cũng còn đặt vấn đề về kế hoạch xây dựng, vì chúng ta quan niệm rằng mọi luật gia kể cả các lý thuyết gia là các giáo sư đều có nhiệm vụ góp phần xây dựng cùng cải tiến luật thực tại. Hơn nữa, ngay công trình nghiên cứu cũng phải có một kế hoạch lũy tiến, dùng kết quả đã thâu lượm trong giai đoạn đầu để chuẩn bị công trình của giai đoạn sau và lũy tiến chuyển qua các giai đoạn liên tiếp, trước mỗi lần chuyển, cần phải kiểm điểm lại giá trị các kết quả bằng các cuộc thí nghiệm (hay ứng nghiệm hoặc thực nghiệm) và phản nghiệm. Chúng ta sẽ có dịp nhận thấy quan niệm nghĩa vụ hành chánh mà chúng ta đã bắt đầu áp dụng làm nền tảng cho kỷ luật từ năm 1960 (với buổi diễn giảng khai mạc niên khóa 1960-1961 về đề tài “Thử lược phác một học lý tổng quát về nghĩa vụ hành chánh”) là kết quả của ba bốn giai đoạn chuẩn bị từ năm 1955. Từ đó đến nay, chúng ta vẫn chưa hoàn tất xong công cuộc nghiên cứu và xây dựng trù liệu trong một kế hoạc dài hạn là ba mươi năm. Các sinh viên không nên nản chí cho rằng kế hoạch quá dài, vì kinh nghiệm cho biết, nhiều luật gia danh tiếng, thí dụ như Francois Gény, đã dành 55 năm trời để xây dựng phương pháp sưu tầm khoa học tự do mà hiện tại cũng chưa đạt được kết quả mong muốn (…). Nhà luật gia lão thành G.Ripert cũng đã phải thâu lượm kinh nghiệm trong suốt một cuộc đời mới hoàn tất được cuốn sách “Les forces créatrices du Droit” (“Sức mạnh sáng tạo của Pháp luật“), đó là chưa kể các trường hợp bất mãn hay thất vọng sau cả một cuộc đời cần mẫn chỉ vì không áp dụng đúng đắn một quan niệm khoa học, như số phận không may mắn của một vài luật gia thuộc môn phái hình thức.
    CÁC ĐẶC TÍNH CỦA LUẬT HÀNH CHÁNH
    Luật hành chánh là một kỷ luật tân lập “đang xây” do một nguồn gốc rất linh động là án lệ tác tạo, hiện đang ở trong tình trạng rất nghèo nàn về nhiều phương diện
  7. _ Trước hết kỷ luật này ngay tại Pháp quốc là xuất xứ và đất trưởng thành của nó cũng chỉ mới thật sự xuất hiện bắt đầu từ năm 1872 với sự cải tổ Tham Chính Viện (Conseil d’Etat: Hội đồng nhà nước) thành một pháp đình thực sự và sự thành lập Tòa phân Thẩm (Tribunal des Conflits: Tòa án xung đột) để giải quyết các sự tranh nghị về thẩm quyền giữa hai hệ thống pháp đình tư pháp và hành chánh. Thực ra tại Pháp cũng như tại bất cứ quốc gia nào, nhất là tại Việt Nam lại còn sớm và rõ rệt hơn nữa, các luật lệ ấn định tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan hành chánh xuất hiện từ thời lập quốc, nhưng vì các luật lệ này khởi thủy chưa được chế tài pháp lý thực sự về phương diện tài phán, nên lúc đó chưa được coi như một kỷ luật pháp lý thực sự. Tại nước ta, nếu không kể một vài hình thức khiếu nại đối với công chức lạm quyền đã có từ lâu, luật hành chánh với sự chế tài tài phán đầy đủ chỉ xuất hiện cùng với sự thiết lập các Hội đồng tài phán hành chánh (Conseils du Contentieux Administratif: Tư vấn tố tụng hành chính) do sắc lệnh 1881 qui định. Theo vậy thì mặc dầu nền hành chánh cùng một số định chế quan trọng như quyền giám sát, công sản công dụng và tư dụng v.v…, đã có từ lâu, Luật hành chánh Việt Nam hiện tại có cùng một gốc tích với luật hành chánh của người Pháp. Hiện tại tuy rất tiến bộ và có ảnh hưởng sâu rộng trên trường quốc tế, nhưng ngay tại tổ quốc của nó là nước Pháp, các luật gia hãy còn coi luật hành chánh như mới ẽ và đang thành hình. Lẽ dĩ nhiên tại nước ta, nó còn mới mẽ và tân tạo hơn nữa, nhất là về phương diện tâm lý của một quốc gia mới thâu hồi độc lập và chủ quyền, có mặc cảm, muốn từ bỏ hết “quá khứ ô nhục”. Thiết tưởng danh dự quốc gia không đòi hỏi sự hy sinh các tiến bộ kỹ thuật một cách mù quáng, nhất là do sự tự tin của tinh thần dân tộc, chúng ta đã Việt Nam hóa biết bao tiến bộ ngoại lai một cách huyền diệu, vậy không nên vì mặc cảm dân tộc tính mà loại bỏ một sự tiến bộ sẵn có, để rốt cuộc du nhập một chế độ ngoại lai khác, kém tiến bộ và không phù hợp với nền hành chính của ta. Nói như vậy không phải là thủ cựu mù quáng. Những gì bất hợp lý như sự phân chia hai hệ thống tài phán tư pháp và hành chánh một cách gần như đối lập trái với quyền lợi của các công dân và lý tưởng đơn thuần của Công lý (mà cũng không do một sự kiện lịch sử hay một nguyện vọng truyền thống nào đòi hỏi hay ràng buộc như tại Pháp quốc) thì lại cần phải điều chỉnh gấp. Riêng về phương diện này, may thay, tính cách mới mẻ đang xây cất lại rất thuận tiện cho việc cải cách. Chúng ta chỉ cần minh định là khi du nhập một tiến bộ ngoại lai mới như định chế Tối cao pháp viện để thay thế cho Tham chính viện, Tòa phá án và Viện bảo hiến trước kia, thì cũng không nên có mặc cảm dân tộc, miễn là trong sự chuyển hướng kỹ thuật ta không nên theo đuổi mục đích chính trị vọng ngoại nào cả.
  8. Đặc tính thứ nhì của Luật hành chính là sự linh động và tế nhị do nguồn gốc án lệ và học thuyết tạo lập. Thực ra, trong môn học của ta cũng đầy đủ tất cả những thể thức tiến trình và tạo lập chung cho tất cả kỷ luật pháp lý là luật lệ thành văn, án lệ, tục lệ và học thuyết, nhưng riêng trong luật hành chánh thì án lệ và học thuyết là hai nguồn gốc quan trọng nhất. Thực vậy chúng ta không có một bộ luật thực sự về luật hành chánh với các nguyên tắc đặc chuyên làm nền móng cho chế độ riêng biệt như trong các bộ luật dân sự, hình sự, thương sự, lao động v.v…Có thể một vài vựng tập hay pháp điển hành chánh đã mang danh đề bộ luật hành chánh một cách lầm lẫn. Thực tế đó chỉ là các cuốn tập góp nhặt và sắp xếp các văn kiện liên hệ tới các định chế cùng tổ chức các cơ quan và công sở hành chánh mà thôi. Các văn kiện này là luật lệ viết được đăng trong các tờ công báo hay tập san hành chánh, và chính sự công bố này làm các văn kiện trờ thành khả viện đối với tất cả mọi người. Còn các tục lệ hành chánh thì ít khi áp dụng tại nước ta, vì lý do rất dễ hiểu là người Pháp đã cải tổ hoàn toàn nền hành chánh của ta và các hội đồng tài phán hành chánh trước kia thì áp dụng các nguyên tắc hành chánh Pháp quốc, cho nên hiện tại chưa tạo lập kịp được các tục lệ quan trọng vững chắc để bổ khuyết cho luật viết. Chính vì sự thiếu sót một bộ luật viết với các nguyên tắc căn bản thành văn mà vai trò của án lệ cùng học lý trở nên quan trọng. Và cũng chính vì được tạo lập do hai nguồn gốc uyển chuyển và tế nhị này mà Luật Hành chánh có tính cách rất linh động, tiến bộ kịp đà theo sát với sự tiến bộ cùng đòi hỏi kỹ thuật và nhu cầu của nền hành chánh ngày nay.
  9. Về tương quan giữa án lệ và học thuyết cùng công lao và phần góp của mỗi nguồn gốc vào công trình xây dựng chung, theo ý ta thì sự đóng góp phải coi như đồng đều, tương tự như sự hỗ trợ giữa khoa học thực hành và khoa học thuần túy, mà nhà bác học Vladimir Kourganoff đã nhận định. Tuy nhiên, có một vài luật gia có vẻ bất đồng ý kiến và do đó một cuộc bút chiến đã xảy ra giữa một giáo sư và một thẩm phán hành chánh. Vào năm 1950, trong một bài phân tích án văn của Tham chính viện, vị thẩm phán Bernard Chenot bỗng nhiên chế giễu các giáo sư luật, các nhà tạo lập ý thức hệ cùng học thuyết gia là không lưu tâm tới các sự kiện, như vậy chỉ nhằm tự tạo cho mình một bầu không khí an tâm (…trang 13). Giáo sư Jean Rivero đã viết trả lời và đề cao các nhà ý thức hệ, cho rằng về phương diện khảo cứu khoa học, cần phải có một quan niệm hay một sự hệ thống hóa tối thiểu để làm dụng cụ làm việc mới có thể đạt được các kết quả khả quan. Ngoài ra, Rivero còn chế giễu lại Chnot về ảnh hưởng của phong trào hiện sinh đối với nhà thẩm phán (…). Có lẽ do sự thách thức này mà Chenot đã chấp nhận quan niệm hiện sinh về luật pháp trong một bài được coi như bản tuyên ngôn luật pháp hiện sinh (…)
  10. Theo kinh nghiệm của bản thân về lý thuyết sau hơn 18 năm diễn giảng tại ban Cử nhân và ban Cao học về luật Hành chánh, cùng 15 năm thực nghiệm tại Tham chính viện, với tư cách là cố vấn trong Ban Hành chánh và là Ủy viên Chính phủ trong Ban tài phán, tôi đã nhận thấy cà hai phương diện lý thuyết và thực hành đều cần thiết trong công cuộc xây dựng các môn Luật Hành chánh và tố tụng hành chánh.
  11. Tuy nhiên, nếu đứng riêng về giá trị pháp lý thuần túy của các nguồn gốc trong pháp luật thực tại thì phải công nhận ưu thế hiển nhiên của án lệ, vì một lý do rất dễ hiểu là chỉ có án lệ mới là thực tại pháp, còn học thuyết chỉ có giá trị pháp lý thực tế nếu được án lệ xác nhận mà thôi, và hơn nữa, một khi được chính thức xác nhận thì nó mất ngay tính cách học lý. Theo vậy có thể nói rằng các lý thuyết đảm nhiệm một vai trò rất bạc bẽo, tương tự như sự hy sinh bất vụ lợi của các nhà bác học thuần túy, có công khám phá mà không hưởng các lợi ích vật chất và cũng không có một quyền nào đối với các kỹ nghệ gia về công cuộc khai thác các kết quả lý thuyết của mình, ngoại trừ trường hợp sự khám phá kho học có tính cách thực tiễn có thể cụ thể hóa trong các bằng sáng chế. Các giáo sư luật học cũng vậy, họ không có quyền nào về quan niệm của mình mà chỉ có quyền trước tác về sự diễn đạt khẩn trương hay thành văn mà thôi, thành thử khi án lệ chấp nhận một giải pháp của học lý, đâu có phải xin phép hay cước chú tên lý thuyết gia trong bản án. Đối với vai trò bạc bẽo như vậy, chỉ “làm cỗ sẵn cho người khác xơi“, thiết nghĩ các chuyên gia cũng không nên tỏ ra quá bất công nếu không muốn nói là vô ơn.
  12. Đặc tính thứ ba là tính cách nghèo nàn của môn học về tài liệu. Chúng ta phải nói ngay để tránh sự ngộ nhận là Luật hành chánh Việt Nam rất phong phú về nội dung và đã đạt tới một trình độ kỹ thuật rất cao trong luật hành chánh đối chiếu và còn nhiều hy vọng tiến bộ hơn nữa. Sự nghèo nàn chỉ liên hệ tới các phương diện khảo cứu và đào tạo các hành chánh gia về lý thuyết và thực hành, cùng sự phổ biến tại đại học cũng như trong quảng đại quần chúng. Sự sai biệt giữa trình độ cấp tiến kỹ thuật của luật thực tại, với trình độ phổ biến thiếu sót, làm mất năng hiệu của sự cấp tiến. Thực vậy, nếu luật công nhận một quyền mà trong thực tế, người có quyền lại không biết, hay nếu biết mà sợ không dám hành xử thì phải coi như chế độ pháp lý đó thiếu sót; nhất là trong quan niệm nghĩa vụ hành chánh của chúng ta, nếu người công dân vẫn lầm tưởng rằng, họ không có quyền nào về hoạt động công vụ của các cơ quan nên không phản ứng đối với sự thụ động hay các hành vi bất hợp pháp của cơ quan thì phải coi chế độ pháp lý vô năng hiệu. Đó là chưa kể hậu quả tiêu cực hơn, đó là khuyến khích sự lơ là và sự vi phạm luật pháp có thể dần dần đi tới tập quán bê bối thường xuyên trong mọi cấp bậc hành chánh coi như … hợp pháp phần nào.
  13. Sở dĩ sự khảo cứu, học tập và phổ biến cùng ứng dụng không đáp ứng được nhu cầu vì thiếu phương tiện; và trong các phương tiện tinh thần, tâm lý, vật chất, sự nghèo nàn về tài liệu là đáng kể hơn cả; đó là sự nghèo nàn về thư tịch,kèm theo tình trạng thất lạc các tài liệu hay thiếu sót trong sự thâu thập và sắp xếp các văn kiện. Tiện đây thiết tưởng nên đề cập qua tới thư tịch tổng quát về luật hành chánh:
    a) Thư tịch về luật đối chiếu: Riêng phần này thì lại rất phong phú, nhưng các sinh viên không cần ghi nhiều vô ích, chỉ cần biết một vài cuốn điển hình là đủ, vả lại khi mở xem thư tịch ghi trong các cuốn sách này là có thể tìm kiếm được đầy đủ các tài liệu cần thiết.
    _ Tài liệu Pháp quốc: Chỉ cần xem hai cuốn điển hình là: Traité élémentaire de Droit Administratif (Tiểu luận luật hành chánh) của M. Waline đại diện môn phái hình thức và Traité de Droit Administratif (chuyên luận về luật hành chánh) của Adre de Laubadere đại diện môn phái thực chất. (…16).
    ĐỊNH NGHĨA LUẬT HÀNH CHÁNH
  14. Luật hành chánh là một khoa học pháp lý quốc nội biệt lập khảo cứu các nghĩa vụ hành chánh cùng các trọng tâm đảm nhiệm sự thi hành các nghĩa vụ đó bằng các kỹ thuật pháp lý hành chánh.
    Trái với lập trường tiêu cực và lập trường định nghĩa biểu hiện, chúng ta cho rằng không những cần phải định nghĩa để tỏ rõ lập trường về vấn đề quan trọng của môn học mà còn phải cố gắng thâu gồm trong định nghĩa đầy đủ các yếu tố quan trọng của kỷ luật. Trong định nghĩa phức tạp trên đây, có 6 yếu tố:
    1._ Luật Hành chánh là một khoa học;
    2._ Có tính cách pháp lý quốc nội;
    3._ Biệt lập (trong ngành công pháp và độc lập với tư pháp);
    4. _ Đặt trên nền tảng các nghĩa vụ hành chính;
    5._ Các kỹ thuât pháp lý hành chánh;
    6._ Tổ chức hành chánh trung ương và địa phương cùng các công sở chỉ là các trọng tâm, hay đi xa hơn nữa, là các kỹ thuật để thi hành các nghĩa vụ tổng quát của quốc gia và địa phương cùng các nghĩa vụ đặc chuyên giao phó cho các công sở mà thôi.
  15. Trong các niên khóa trước đây, còn thiếu một tiêu chuẩn quan trọng chung cho Luật hành chánh và thẩm quyền các pháp đình hành chánh, nên trong định nghĩa năm nay có thêm một yếu tố quan trọng diễn đạt bằng một đoạn “bằng sự áp dụng các kỹ thuật pháp lý hành chánh”. Trong thực tế cơ quan hành chánh có nhiều hoạt động do luật tư pháp chi phối, vì kỹ thuật sử dụng trong các lĩnh vực đó là kỹ thuật tư pháp, nên mặc dù có liên hệ mật thiết tới một công sở hay một pháp nhân hành chánh, nhưng mọi tranh chấp đều thuộc thẩm quyền các pháp đình tư pháp, và theo vậy, không thuộc Luật hành chánh về nội dung cũng như về thẩm quyền của các pháp đình hành chánh. Thí dụ, các hành vi quản trị tài vật thay đổi bản chất tùy theo trường hợp, khi thì thuộc tư pháp, như sự quản trị tư sản của các công pháp nhân, khi thì thuộc luật hành chánh vì là quản trị công sản. Ngoài lĩnh vực quản trị công hữu tài vật kể trên, cơ quan có thể ký kết cả hai loại khế ước tư pháp hay hành chánh, tùy theo sự lựa chọn một phần nào. Chỉ khi nào cơ quan ký một khế ước hành chánh, mà bản chất nội dung khác hẳn khế ước tư pháp, thì luật hành chánh mới áp dụng cho cơ quan đó. Về trách nhiệm của nền hành chánh cũng vậy. Đối với các cơ quan có tính cách kỹ nghệ hay thương mại mà toàn thể hoạt động do luật tư pháp chi phối thì trách nhiệm cá nhân của nhân viên cũng như trách nhiệm của cơ quan đó đều do luật tư pháp chi phối hệt như các cơ sở tư của các tư nhân. Còn đối với các cơ quan hành chánh thuần túy, thì phân biệt như sau: Nếu sự bthie65t hại do cơ quan này gây ra cho các công dân do hoạt động hay một hành vi thuần túy hành chánh thì trách nhiệm của cơ quan là chế độ trách nhiệm hành chánh thuộc thẩm quyền của pháp đình hành chánh; trái lại,nếu hoạt động hay hành vi đó chỉ có tính cách phổ thông giống như trong lĩnh vực tư thì trách nhiệm của cơ quan hành chánh do luật tư pháp chi phối. Trong mọi trường hợp, trách nhiệm của các nhân viên hành chánh đối với công dân bao giờ cũng thuộc luật tư pháp, mặc dù tình trạng của các nhân viên này đối với cơ quan do luật hành chánh chi phối. Trong giả thiết này, phải coi hành vi của họ là một lỗi cá nhân ngoài công vụ, hoặc là một hành vi trong công vụ, nhưng coi như tách ra ngoài công vụ để theo đuổi mục đích cá nhân, hay vì lý do lỗi phạm trong công vụ đã vượt quá mức trung bình mà một người công chức bậc trung có thể tránh được một cách dễ dàng.
  16. Theo vậy, vấn đề tiêu chuẩn của Luật hành chánh tức là như sau sẽ rõ, các kỹ thuật pháp lý hành chánh là một yếu tố quan trọng phải được gồm trong định nghĩa. Ngoài ra, cần phải lưu ý vấn đề thẩm quyền của các pháp đình hành chánh đang được duyệt xét toàn diện trong chính sách thống nhất các hệ thống pháp đình tư pháp và hành chánh dưới sự điều khiển của Tối Cao Pháp Viện. Một vài vấn đề sẽ thay đổi về bản chất nên tiêu chuẩn kỹ thuật cũng thay đồi theo. Thí dụ, vấn đề trách nhiệm của cơ quan hành chánh thuần túy sẽ thuộc tư pháp trong vài lĩnh vực. Một vài luật gia cho rằng, trách nhiệm của cơ quan về tai nạn do công xa hay quân xa gây ra cần phải thuộc tư luật nên đã đề nghị là các nạn nhân hay gia đình của họ được quyền đứng dân sự nguyên cáo trước tòa Hình để xin công nhận trách nhiệm của cơ quan theo dân luật. Bộ luật hình sự tố tụng vừa được ban hành do Sắc luật số 27 ngày 20-12-1972 đã chấp nhận giải pháp này. Chúng ta sẽ có dịp thảo luận về lợi ích của giải pháp đối với các nạn nhân hay gia đình của họ, cùng các sự bất công đối với các công bộc phục vụ dân chúng và ảnh hưởng tai hại của sự thí nghiệm này đối với tinh thần phục vụ của các công chức và sút kém năng hiệu của các hoạt động hành chánh.
  17. _ Trong định nghĩa, năm nay ta còn chú trọng đặc biệt tới sự quy nạp vấn đề tổ chức hành chánh về địa dư và theo công vụ vào hệ thống thi hành nghĩa vụ hành chánh nên sẽ nhấn mạnh vào cứu cánh kỹ thuật của các trọng tâm hành chánh đó. Trong chương trình cũ, mấy năm qua, chúng ta mới lần lần ứng nghiệm quan niệm khoa học này về một số trường hợp, nhưng phải đợi thu thập đầy đủ sự phản nghiệm về mọi phương diện trước khi hệ thống hóa triệt để. Trong phần thứ hai của chương trình, chúng ta phải chứng minh rằng, phân quyền địa dư chỉ là phân chia các nghĩa vụ giữa quốc gia và các tập thể địa phương đối với các công dân về quyền lợi của họ trong quản hạt quốc gia và địa phương. Nay quyền giám hộ của Trung ương đối với địa phương, cũng sẽ chỉ là nghĩa vụ phải kiểm soát mà mọi sự bất hành sử hay vi phạm làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của các địa phương tự trị hay của các công dân sẽ bị chế tài triệt để. Sự phân tích các quyền hạn trong chế độ cơ quan độc lập hay trong công quản trực thuộc, hay tự trị cũng sẽ đưa tới các kết quả khoa học tương tự, tức là các loại công sở sẽ chỉ được coi là các thể thức quản lý công vụ./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar