Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Những thành tố của hành vi thương mại

NHỮNG THÀNH TỐ CỦA HÀNH VI THƯƠNG MẠI 

Luật tuy không nêu ra sự định nghĩa nào và cũng không cho biết những thành tố của hành vi thương mại, nhưng dĩ nhiên là học lý đã nghiên cứu vấn đề, và án lệ cũng đã có nhiều dịp xét xử về những hành vi thương mại. Vậy hành vi thương mại này có những thành tố gì? Có hai thành tố là mua về và bán đi, nhưng mỗi thành tố này cần được giải thích.
– Mua về: Muốn có ột hành vi thương mại, trước hết, phải có việc mua, nhưng không phải là cứ mua một đồ vật gì cũng sẽ có thể là một hành vi thương mại. Theo điều 632 TMP và điều 7 TMTP, phải là mua hàng hóa, thực phẩm. Do đó, việc mua bất động sản không phải là hành vi thương mại, dù là mua về để bán lại. Lý do là bất động sản, cổ truyền, được coi là tài sản quan trọng; ở Pháp và ở Việt Nam thời pháp thuộc, những tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền chuyên độc của Tòa hộ, được coi là cơ quan tài phán tự nhiên để bảo vệ quyền tư hữu, trong khi tòa thương mại chỉ là một tòa ngoại lệ, bất thường, xét xử theo một thủ tục đơn sơ, do một thành phần hỗn hợp gồm có thẩm phán và thương gia; nếu coi việc mua bán bất động sản là một hành vi thương mại thì khi xảy ra tranh chấp, sẽ phải đưa ra xét xử trước tòa án thương mại mà, hữu lý hay không, người ta cho là không đủ bảo đảm cho quyền tư hữu. Những lý do này không là vấn đề trong tổ chức tư pháp Việt Nam ngày nay, vì tòa sơ thẩm có thẩm quyền chung cho cả các vụ kiện dân sự và thương sự chỉ có một. Mặc dầu vậy, nguyên tắc vẫn được duy trì, những việc mua bán bất động sản không phải là hành vi thương mại.
_ Tuy vậy, nguyên tắc trên đây không có tính tuyệt đối.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar