QUYỀN LƯU CƯ
Điều 4: “Người thuê nhà, người thuê lại, người thọ nhượng và mọi người chiếm ngụ ngay tình, Việt Nam hay thuộc dân Liên Hiệp Pháp, dầu vào ở nhà sau khi ban bố dụ này, đều đương nhiên và khỏi phải thi hành thể thức gì cả, được hưởng quyền lưu cư tại nhà đương ở, theo những điều kiện về tiền thuê nhà định sau đây.
Được coi là chiếm ngụ ngay tình: người thuê, người thuê lại, người chiếm ngụ mà sự chiếm cứ để dùng hoặc về thủ công nghệ, về nghề nghiệp, hoặc để ở nguyên do một sự thuê mướn hoặc sự thuê lại hợp lệ, dù là thuê có giấy tờ hay thuê miệng; hoặc những người hiện ở tại nhà thuê do một ân hạn được hưởng theo một sự thuê mướn hay thuê lại hợp lệ từ trước”.
Tòa Thượng Thẩm Sài gòn, trong một bản án ngày 26-7-1962 đã xử rằng: “Khối Liên Hiệp Pháp không còn, nên thuộc dân Liên Hiệp Pháp xem như ngoại kiều và không được hưởng quyền lưu cư trong Dụ số 4 này“.
Quyền lưu cư chỉ cần nêu lên nếu hạn thuê nhà đã mãn. Thời hạn thuê nhà chưa mãn thì không cần nêu quyền lưu cư, vì chủ nhà không thể đòi nhà được. Trong điều 4, một danh từ cần phải được minh xác, đó là danh từ “chiếm ngụ ngay tình“. Sự chiếm ngụ được coi là ngay tình, nếu hội đủ hai yếu tố:
1) Sự chiếm cứ phải được khởi thủy một cách hợp pháp. Thí dụ do một hợp đồng thuê nhà (có thể bằng giấy tờ hay bằng miệng, hay do phán quyết của tòa án. Người ở đậu không thể coi là người chiếm ngụ ngay tình được”.
2) Phải thi hành hợp đồng một cách ngay tình.
Tòa phá án trong một bản án ngày 6-6-1946 đã xác định rằng không trả tiền thuê nhà, hay phá dỡ nhà thuê không thể coi là chiếm ngụ ngay tình được (D.1946-310). Tòa phá án Pháp đã định nghĩa sự ngay tình như sau: “Thi hành những trách vụ theo khế ước thuê nhà, theo tục lệ địa phương, theo luật lệ, và hưởng dụng nhà thuê như là một người cha tốt trong gia đình”. (Cass Soc 5-2-1942 GP. 1942-1-1934). Cũng do ý niệm cư xử như một người cha tốt trong gia đình, mà Tòa phá án Pháp, trong một bản án ngày 26-1-1952 đã xử một người thuê nhà đã bị phạt 2 tháng tù treo vì tội xâm phạm tiết hạnh, cũng không được coi là người chiếm ngụ ngay tình. (Rev loy 1952-219). Do đó, nếu người thuê nhà dùng nhà thuê để làm những việc bất hợp pháp như buôn lậu, mại dâm, cũng không thể coi là người chiếm ngụ ngay tình được. Sự ngay tình được xác định vào lúc quyền lưu cư phát sinh (…) nhưng người chủ nhà cũng có thể nêu lên những sự kiện trong suốt thời gian hợp đồng thuê nhà (…).
Dưới đây, chúng tôi xin nêu thêm một án lệ của Tòa thượng thẩm Sài Gòn ngày 20-3-1965: “Chiểu chi theo học thuyết và án lệ, sự chiếm ngụ ngay tình từ lúc khởi thủy phải căn cứ vào một chứng thư thuê mướn hợp lệ và sự thi hành đứng đắn những trách vụ mà hợp đồng, luật pháp hoặc tập quán dành cho người thuê. chiểu chi đây không phải là hiện vụ. Các nguyên kháng không có chứng thư (titre) hợp lệ để chiếm ngụ căn phố đang tranh tụng, không có trách vụ ước định hoặc luật định nào phải thi hành, tình trạng của chúng y là tình trạng của kẻ chiếm ngụ vô quyền, không tạo cho chúng một quyền lợi nào, mà Dụ số 4 chỉ dành cho người thuê mướn. Chiểu chi, các nguyên kháng còn nại sự ưng thuận của chủ phố cho chúng y thuê phố từ năm 1960, nhưng không chứng minh được sự kiện ấy, các biên nhận về tháng 4 và tháng 5 do quản tài cấp sau ngày tuyên án sơ thẩm có ghi rõ là tiền choán phố, không phải tiền thuê, không thể là bằng cớ về một khẩu ước thuê mướn. Chiểu chi trong mọi trường hợp các nguyên kháng không thể viện dẫn một quyền lợi nào trên căn phố tranh tụng và phải bị trục xuất”.
– Tòa Thượng thẩm Sài gòn, trong một bản án ngày 5-6-1958 xử rằng: “Sau khi người thuê chánh đã trả căn phố, thì người thụ quyền của người thuê chánh còn ở trong nhà không thể cho y có quyền lưu cư, vì chủ căn phố không hề cho y thuê, y chỉ là người chiếm ngụ vô quyền“. (PLTS 1958 IV-29).
– Tòa thượng thẩm Sài Gòn, trong một bản án ngày 9-7-1959 đã xử: “Người chủ cũ đã bán nhà mà không có thuê lại hợp lệ căn nhà đã bán cho chủ mới, nhưng được chủ mới cho tạm trú một thời gian trước khi dọn đi, không phải là người chiếm ngụ ngay tình, nên không được hưởng quyền lưu cư” (PLTA 1959 IV -39).
Trong trường hợp chủ nhà bán căn nhà, quyền lưu cư của người thuê có thể đối kháng với chủ mới không? Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, trong một bản án ngày 1-3-1956 đã xử: “Khế ước thuê nhà phải được công bố hoặc đăng ký hợp lệ hay có trước bạ hay nhựt kỳ xác thực theo điều 234 sắc lệnh ngày 21-7-1925 mới được tôn trọng với chủ mua căn phố“. (PLTS 1957 1-36).
Hiện nay chiếu theo điều 1097 sắc luật 028/ TT/SLV ngày 20-12-1972, khế ước cho thuê nhà quá ba năm phải công bố mới đối kháng được với người đệ tam.
Điều 5: “Sự triển hạn
Bình luận