Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Ý niệm xã hội học & Chính trị học

Ý NIỆM XÃ HỘI HỌC & CHÍNH TRỊ HỌC

Ta không thể định nghĩa xã hội học và chính trị học một cách chính xác được. Những định nghĩa thông thường, chỉ có giá trị về toán học, hay luât học; vì các ngành này đã tạo ra đối tượng được định nghĩa. Ví dụ: Tóa học đặt ra ý niệm vòng tròn và cho một định nghĩa rõ ràng, liên hệ: “Trong hình học phẳngđường tròn (hoặc vòng tròn) là tập hợp của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách nào đó. Điểm cho trước gọi là tâm của đường tròn, còn khoảng cho trước gọi là bán kính của đường tròn”. Luật pháp đặt ra tội ngộ sát vì bất cẩn, và nhà làm luật minh định tội phạm pháp lý này trong hình luật. Trong khoa học xã hội, khoa học chính trị, cũng như các loại khoa học quan sát khác, định nghĩa chỉ là sự tổng hợp tạm bợ, của những sự kiện đã biết, nên hay thay đổi, mỗi khi người ta tìm ra được những sự kiện khác. Đối với toán học, định nghĩa là một điểm mở đầu (point de départ: điểm bắt đầu), còn trong ngành xã hội chính trị học, định nghĩa gần như là một điểm đến (point d’arrivée). Một định nghĩa chính xác, về khoa học xã hội chính trị, chỉ có thể có được, khi nào khoa học này đã thành hình xong, đã khai thác hết mọi lãnh vực của mình. Nhưng trên thực tế, điều kiện này còn quá xa vời, vì khoa xã hội chính trị học hiện tại là một khoa học rất trẻ trung, còn non nớt (une science jeune), hay còn trong thời kỳ thơ ấu. Vì vậy, đáng lẽ dùng chữ “định nghĩa”, ta sẽ dùng danh từ “ý niệm xã hội học” và “ý niệm chính trị học”, tuy mơ hồ, ít chính xác, ít tham vọng hơn, nhưng tương xứng với thực tế hơn, nghĩa là một ý niệm khởi đầu, gần đúng mà thôi. Ta sẽ khảo sát các ý niệm đó qua hai chương sau đây:
Chương I: Ý niệm xã hội học.
Chương II: Ý niệm chính trị học.

ARMAND BIANCHERI, giáo sư thạc sĩ triết học, trong sách “Les sociétés humaines _ Exemples de leur organisation: Xã hội loài người _ Ví dụ về tổ chức của họ“, có viết: “Trong việc nghiên cứu xã hội học, không phải chỉ nghiên cứu phân tích các hiện tượng là đủ, mà còn phải đi sưu tầm những sự kiện xã hội, và áp dụng những phương pháp thực nghiệm, dựa vào lý thuyết khoa học hướng dẫn. Nhà xã hội học luôn luôn phải so sánh giả thiết ban đầu, thì mới có thể mong hiểu được các cơ chế xã hội, thái độ cử chỉ của con người, của đoàn thể, hay tập thể nhân sự lớn“. (Trang 16-17)./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar