Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

20. Hiệu lực thúc buộc của khế ước

HIỆU LỰC THÚC BUỘC CỦA KHẾ ƯỚC

Nói về hiệu lực của khế ước, điều 687 DLVN quy định rằng “Khế ước thành lập hợp pháp có hiệu lực như luật pháp cho hai bên cộng ước”. Nhà làm luật trong điều khoản này một mặt đã đặt nguyên tắc hiệu lực thúc buộc của khế ước, một mặt khác đã chỉ rõ những ai bị khế ước thúc buộc. Chúng ta sẽ lần lượt xét hiệu lực của khế ước dưới hai khía cạnh này.
Theo điều 687 DLVN thì nghĩa vụ do khế ước tạo ra cũng có hiệu lực bắt buộc đối với các người kết ước như nghĩa vụ luật định. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta đồng hóa khế ước với luật pháp được. Giữa một đạo luật và một khế ước có nhiều sai biệt. Đạo luật có một tầm hiệu lực bao quát, áp dụng cho tất cả mọi người; trái lại khế ước chỉ có hiệu lực đối với người kết ước mà thôi. Ngoài ra, đối với các đạo luật có tính cưỡng hành, các người kết ước bắt buộc phải tuân theo; khế ước nào vi phạm vào các điều luật ấy, sẽ bị vô hiệu. Như vậy, người ta có thể nói rằng, luật pháp ở đẳng cấp trên khế ước vì các người kết ước không thể vi phạm pháp luật được. Trái lại, đối với các điều luật chỉ có tính cách giải thích hoặc nhiệm ý thì ý chí của tư nhân mạnh hơn luật pháp và khế ước có thể quy định những điều khoản trái với các điều luật ấy. Về phương diện này, người ta nói là luật pháp ở đẳng cấp dưới khế ước và chỉ được áp dụng khi không có khế ước mà thôi.

I. QUY TẮC TỔNG QUÁT: Các người cam kết bị thúc buộc bởi các điều cam kết của họ, nhưng chỉ trong giới hạn các sự cam kết này mà thôi. Ngoài ra, ý chí của các người kết ước tạo lập ra nghĩa vụ thì chính ý chí ấy cũng có thể hủy bỏ các nghĩa vụ đã cam kết.
1. Sự giải thích khế ước: Khế ước có hiệu lực thúc buộc các người kết ước, Tòa án không có quyền thay đổi nội dung của khế ước. Nhưng khi cần phải xet về thi hành một khế ước, thẩm phán sẽ phải giải thích khế ước ấy để xác định nghĩa vụ của mỗi đương sự.
a. Phân tích khế ước: Khế ước được tạo lập do ý chí của các đương sự. Vậy khi phân tích khế ước, thẩm phán sẽ phải tìm kiếm ý chí chung của các đương sự.
Sự tìm kiếm ý chí của các người kết ước: Trong dân luật, nguyên tắc tự do ý chí được xem lại căn bản của nghĩa vụ. Vì thế, thầm phán thụ lý một vụ tranh tụng liên quan đến sự thi hành một khế ước, phải cố gắng tìm kiếm ý chí chung của các người kết ước hơn là dựa vào nghĩa đen từng chữ trong các điều khoản của khế ước (Điều 708 DLVN). Trong sự tìm kiếm này, thầm phán có thể đứng trước hai trường hợp tùy theo văn từ của khế ước có minh bạch không. Nếu văn bản của khế ước minh bạch, lẽ dĩ nhiên sẽ không có vấn đề giải thích và bản văn ấy phải được áp dụng. Nếu thẩm phán không áp dụng một bản văn minh bạch mà lại tìm cách giải thích bản văn ấy thì thẩm phán có thể làm biến tính của khế ước. Nguyên tắc này đã được tòa phá án minh thị tuyên bố trong phúc quyết ngày 30-11-1960 (PL. 1961-3-15): “Chiếu chi theo nguyên tắc dân luật, khế ước thỏa thuận giữa các đương sự làm luật chung cho các người đã cam kết, và Tòa án không thể viện lẽ giải thích để biến cải tính chất những sự cam kết ấy, một khi những điều khoản thỏa ước đã được minh định rành mạch trong khế ước”. Nếu bản văn khế ước tối nghĩa hoặc mập mờ, Tòa an có toàn quyền giải thích chiếu theo các sự kiện thực tế trong hồ sơ (TT Saigon 21-12-1961 PL 1963-I-89). Nhưng tòa án không thể viện cớ giải thích khế ước mà làm biến đổi tính chất của khế ước. Về quyền giải thích khế ước của thầm phán, nhà làm luật có đề ra một số nguyên tắc có tính cách chỉ dẫn: Khi một số điều khoản của khế ước có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau, thì cần phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản ấy có được hiệu quả. Những danh từ nào có nhiều ý nghĩa thì phải giải thích theo ý nghĩa nào phù hợp với bản chất của khế ước (710 DLVN). Những điều khoản hay danh từ nào tối nghĩa sẽ được giải thích căn cứ vào tập quán, thông lệ địa phương nơi khế ước được thành lập (711 DLVN). Ngoài ra những điều khoản trong một  khế ước phải được giải thích điều nọ dựa theo điều kia, sao cho ý nghĩa thích hợp với toàn bộ khế ước (Điều 713).
Phương pháp giải thích khế ước căn cứ vào ý chí của các người kết ước đôi khi cũng có tính cách giả tạo. Thực vậy, về các điều đã được ghi rõ trong khế ước thì sự giải thích xet ra không cần thiết vì ý chí của các đương sự đã rõ ràng. Trái lại, nếu các đương sự không qui định rõ ràng trong khế ước một điềm nào thì tức là ý chí chung của họ không định đoạt về điểm đó. Vậy khi người ta căn cứ vào những yếu tố nội tại hay ngoại tại để giải thích ý chí chung của các người kết ước về một điểm không được đề cập tới trong kết ước, thì đó thực ra chỉ là một sự phỏng đoán đúng hơn là một sự giải thích ý chí. Nhưng măc dù có lời chỉ trích này của một vài luật gia, phương pháp giải thích như vừa trình bày vẫn được luật pháp chấp nhận và được coi là phù hợp với nguyên tắc tự do của ý chí.
Trường hợp không thể khám phá được ý chí của các người kết ước: Điều 688 DLVN quy định rằng “Khế ước không những chỉ bó buộc về những điều được minh thị giao ước, còn bó buộc cả về những sự việc lệ thuộc vào nghĩa vụ đã cam kết, chiếu theo luật pháp, thông lệ hay lẽ công bằng“.
+ Luật pháp: Trong bộ dân luật hiện hành, có rất nhiều điều khoản được coi là có tính cách bổ sung ý chí của các người kết ước. Nếu trong khế ước không minh thị quy định về điểm này, các điều khoản bổ sung sẽ được áp dụng. Ví dụ: Nếu khế ước mua bán, không qui định rõ nghĩa vụ của người mua và kẻ bán, thì vấn đề này sẽ được giải quyết theo các điều khoản đã được quy định trong bộ luật dân sự về khế ước mua bán.
+ Tập quán: Điều 712 DLVN qui định rằng “Trong mỗi khế ước, những điều khoản minh thị được tự nhiên bổ túc bằng những điều khoản thường lệ vẫn được áp dụng, măc dù khế ước không nói đến”. Những điều khoản thường lệ vẫn áp dụng ở đây phải hiểu là tập quán. Lẽ dĩ nhiên tập quán thay đổi tùy theo bản chất của mỗi khế ước và nghề nghiệp của các người kết ước. Đối với sự kết ước trong phạm vi nghề nghiệp, những điều khoản về tập quán có hiệu lực mạnh hơn là trong trường hợp thông thường.
+ Nguyên tắc công bằng: Trong việc giải thích các khế ước, thẩm phán chỉ được viện dẫn nguyên tắc công bằng khi không còn có yếu tố nào khác để khám phá ra ý chí chung của các người kết ước. Sở dĩ như vậy, vì người ta e ngại rằng thẩm phán có thể viện cớ tôn trọng sự công bằng mà làm thay đổi nội dung của khế ước trái với ý chí của các đương sự. Nguyên tắc công bằng đã là lý do của điều 714 DLVN: “Trong trường hợp hồ nghi, khế ước phải được giải thích theo chiều hướng có lợi cho người trái hộ, trừ phi có luật lệ định khác”. Nhà làm luật coi trái hộ là kẻ yếu và cần được bênh vực để thực hiện sự công bằng. Nhưng điều luật này chỉ có tính cách chỉ dẫn chứ không bắt buộc đối với thẩm phán. Tùy từng trường hợp, thầm phán có thể bênh vực quyền lợi người này hay người khác. V1i dụ: Trong khế ước gia nhập, án lệ thường có khuynh hướng bênh vực quyền lợi của kẻ yếu, vì họ đã ký kết khế ước mà không được bàn cãi gì cả, mặc dù họ có tư cách là chủ nợ, chứ không phải là con nợ.
b. Sự tìm kiếm pháp định của khế ước: Khi các đương sự kết ước thuộc một loại khế ước xác định thì người ta coi rằng họ đã ưng thuận nhận một số nghĩa vụ do luật pháp quy định về loại khế ước đó, nếu họ không phát biểu một ý chí trái ngược. Ví dụ: Khế ước đoạn mại bao gồm nghĩa vụ bảo đảm về các tì tích của vật bán (điều 1093 và tt DLVN). Các người kết ước coi như đã chấp nhận nghĩa vụ này nếu họ không quy định trong khế ước một điều khoản vô bảo đảm. Như vậy, thẩm phán phải phân tích bản chất của khế ước để tìm kiếm những nghĩa vụ luật định cho loại khế ước đó. Ngoài những nghĩa vụ luật định riêng biệt cho từng loại khế ước, còn có các nghĩa vụ chung cho mọi khế ước. Một trong các nghĩa vụ đó là nghĩa vụ ngay tình (điều 687 DLVN). Án lệ tại Pháp đã cho phép giải tiêu khế ước khi một bên kết ước vi phạm nghĩa vụ hành động ngay tình (PA. Pháp 23-4-1898 D 1898-I-507). Ví dụ: Tòa phá án Pháp đã có dịp xử rằng một người thợ mắc điện có nghĩa vụ phải tìm đường dây ngắn nhất (PA. Pháp 19.1.1925 DH 1925-77); hoặc một nhà chuyên chở có nghĩa vụ phải chở hàng theo lộ trình nào có lợi cho người gửi hơn cả. Trong một vài loại khế ước, nghĩa vụ hành động ngay tình buộc con nợ và chủ nợ phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc thi hành khế ước. Ví dụ: Người diễn viên phải chuyên cần đến tập dượt; Người khách hàng của tiệm may phải năng tới thử. Sự vi phạm hành động ngay tình cấu thành một lỗi, và người phạm lỗi đó phải chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ luật định thứ hai chung cho mọi khế ước là nghĩa vụ bảo đảm lời cam kết. Nghĩa vụ đó có thể lỏng lẻo hay chặt chẽ tùy theo từng loại khế ước, nhưng không thể gạt bỏ hẳn đi được. Khi một khế ước thành lập với điều khoản vô bảo đảm, điều đó chỉ có nghĩa là các đương sự không muốn gánh chịu tất cả các nghĩa vụ mà luật pháp ấn định cho loại khế ước ấy. Điều khoản ấy không gạt bỏ được nghĩa vụ bảo đảm về các hành vi cá nhân của người kết ước, vì nếu không thì chính khế ước sẽ bị vô hiệu. Nghĩa vụ luật định thứ ba là nghĩa vụ an ninh. Trong một vài loại khế ước một bên kết ước có nghĩa vụ phải giữ gìn an ninh cho bên kia. Ví dụ: Trong nghĩa vụ chuyên chở, nhà chuyên chở có nghĩa vụ phải đưa khách đến nơi chốn bình an vô sự. Khế ước y khoa phát sinh nghĩa vụ đối với y sĩ phải tận dụng khả năng chuyên môn của mình và phải hết sức mẫn cán để bảo đảm sự an toàn cho bệnh nhân. Hậu quả của nghĩa vụ này là khi xảy ra tai nạn, người có nghĩa vụ bảo đảm an ninh sẽ phải bồi thường cho nạn nhân.
2. Sự Tu chỉnh Khế ước: Khi một khế ước kéo dài trong một thời gian, lúc đem thi hành nghĩa vụ của khế ước ấy có thể có một giá trị khác với giá trị khi kết ước. Trường hợp này xảy ra khi nghĩa vụ là sự chi phó một món tiền; nếu ngạch số của món tiền này không thay đổi thì đó chỉ là một tình trạng bề ngoài: Thực vậy, giá trị của tiền thay đổi rất mau, nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Một đồng bạc năm 1940 có giá trị hơn 100 đồng ngày nay. Mặc dù vậy, luật pháp cũng như án lệ đã không chấp nhận cho sự sụt giảm giá tiền tệ được có một ảnh hưởng gì đến sự thi hành khế ước vay nợ (1150 DLVN). Nghĩa vụ phải được thi hành đúng theo các điều khoản ghi trong khế ước, mọi sự thay đổi giá trị xảy ra sau khi khế ước được thành lập, đều không có ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguyên tắc trên đây có ngoại lệ không, trong trường hợp mà các sự thay đổi xảy ra do một biến cố không thể tiên liệu được? Đó là vấn đề bất tiên liệu. Vấn đề này đã gây sôi nổi tại Pháp sau đệ nhất thế chiến, khi tiền sụt giá khiến cho sự cam kết bị thay đổi giá trị rất nhiều. Đối với các khế ước dài hạn, sự kiện ấy làm mất thăng bằng giữa các cung khoản, do đó đương sự bị thiệt hại đã dựa trên ý niệm công lý để xin tu chính khế ước hoặc ít ra cũng xin giải hiệu khế ước.
Trước hết người ta đã nêu ra các qui tắc về sự giải thích khế ước: Khế ước phải được thi hành theo ý chí chung của hai bên. Ý chí chung đó chỉ nghĩ tới tình trạng hiện hữu hoặc có thể tiên đoán được khi kết ước. Vậy người ta có thể phỏng đoán rằng, các đương sự thỏa thuận với nhau là khế ước sẽ chỉ được thi hành toàn vẹn nêu như mọi sự kiện vẫn giữ nguyên tình trạng khi lập ước. Như thế tức là chấp nhận rằng trong mọi khế ước, đều có điều khoản nguyên trạng bất biến, một ý niệm mượn trong quốc tế công pháp: Đối với các hiệp ước được ký kết giữa các Quốc Gia, nếu tình trạng lúc kết ước thay đổi sau này, các quốc gia có quyền tu chỉnh hiệp ước ấy. Nhưng sự lập luận này không thể chấp nhận được. Nếu quả thật hai bên kết ước muốn dành cho mình quyền tu chỉnh khế ước trong trường hợp bất tiên liệu, tất nhiên họ đã ghi rõ trong nội dung khế ước. Hơn nữa hai bên sở dĩ phải làm một khế ước, chính là vì họ e sợ trong tương lai có những trường hợp bất tiên liệu. Chấp nhận thuyết bất tiên liệu như thế sẽ đi ngược lại ý chí của các người kết ước.
Trên thực tế, vấn đề tu chỉnh khế ước thường được nêu lên không phải vì lý do bất tiên iệu, nhưng vì trong khi thi hành khế ước, giữa các cung khoản trong khế ước ấy không còn sự thăng bằng như lúc khởi đầu. Người ta nói rằng đã có một sự thiệt thòi xảy ra sau khi khế ước được ký kết vì một bên đương sự sẽ phải thi hành nghĩa vụ trong những điều kiện quá tốn kém. Nhưng giải pháp này cũng không xác đáng. Sự thiệt thòi chỉ được luật pháp chấp nhận trong một số trường hợp hạn định, và chỉ là một hà tì trong sự thành lập khế ước. Vậy người ta không thể chấp nhận được rằng một sự thiệt thòi xảy ra sau khi khế ước được thành lập, lại có thể làm cho khế ước mất hết giá trị. Người con nợ không thể nại rằng sự thi hành khế ước gây cho y nhiều tốn kém. Người chủ nợ khi đòi hỏi sự thi hành nghĩa vụ đã hứa không hề lạm quyền vì người đó chỉ đòi hỏi một quyền lợi xác định, và không làm như vậy để gây thiệt hại cho người khác. Cũng không thể nói rằng chủ nợ đã đắc lợi vô nguyên nhân, vì nguyên nhân của sự đắc lợi đó nằm trong khế ước. Nói tóm lại, các người kết ước không thể trốn tránh hiệu lực thúc buộc, viện cớ rằng có những sự kiện đặc biệt xảy ra làm cho các nghĩa vụ cam kết trở thành quá nặng hoặc quá nhẹ sau ngày lập ước. Án lệ tại Pháp đã dứt khoát về vấn đề này, và từ chối không cho tu chỉnh khế ước vì lý do bất tiên liệu trong trường hợp mà sự thi hành khế ước trở nên khó khăn và nah16t là trường hợp một người kết ước bị thiêt hại do sự phá giá của tiền (TT. Pari 21-12-1916 D 1917-2-33). Án lệ ấy giữ vững lập trường ngay cả trong trường hợp sự thi hành khế ước trở nên hết sức tai hại cho một người cộng ước (PA Pháp 6-6-1921 D 1921-I-193). Trái lại, án lệ hành chính đã tỏ ra dễ dãi hơn, và trong một vài trường hợp tham ….mất trang từ 81-94, 135-138.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar