Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

21. Nhận Lỗi Bằng Hành Vi.

Tại bản án sơ thẩm, trang 6 dòng 12 từ trên xuống, đại diện Sao Nam khai khùng như vầy: “Sau thời gian dài sử dụng máy in C1100, đến ngày 25/07/2015, Sao Nam nhận được yêu cầu từ Saigonbook, yêu cầu Sao Nam nhận lại máy và hoàn trả lại tiền cho Saigonbook vì những lý do: Lừa dối về tư cách ký hợp đồng, lừa dối về giá. Trên tinh thần thiện chí, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, giải quyết vụ việc thông qua thương lượng hòa giải. Với sự đồng ý của KMV nhận lại máy mà Sao Nam đã bán cho ACBLSaigonbook mua lại sau này”.
Tôi thầm nghĩ, không biết ai bày mà bọn này khai rất là dại. Tôi nói chúng lừa dối nên tôi trả máy và đòi tiền lại. Nếu chúng không lừa dối thì chúng chửi vào mặt tôi, chứ sao chúng lại cúi mặt làm thinh, cam chịu đi thu hồi máy? Một đứa con nít mà bị oan thì nó cũng cự cãi lại tới cùng. Huống gì, Konica Minolta và Sao Nam, hai công ty dày dạn thương trường, thuê các luật sư tiến sĩ “hàng đầu Việt Nam”, mà lại khùng điên đến mức, rất nhanh chóng thiện chí đi thu hồi máy và yêu cầu giữ bí mật.? Một việc khùng điên hơn nữa, là nếu chúng đã bán cho ACBL thì liên quan gì đến tôi mà chúng phải đi gặp tôi để mua lại bằng với giá mà chúng đã bán ra?
Theo qui định tại điều 119.1 Bộ Luật Dân Sự (BLDS) thì “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Như vậy, bằng việc nhận lại máy in C1070P và đề nghị mua lại máy C1100, sau khi đã bị cáo buộc lừa dối, là đã đủ kết luận KMVSao Nam đã có hợp đồng thu hồi máy và thừa nhận lỗi lừa dối của họ. Người bình thường nào cũng có thể rút ra kết luận như thế.
Hành vi cụ thể bao gồm “làm một việc hoặc không làm một việc phải làm”. Nếu mình không có lỗi mà bị người ta vu oan thì nghĩa vụ của mình là phải phản ứng. Nếu tài sản của mình mà bị người ta chiếm đoạt thì mình phải phản ứng. Nếu vợ con mình bị người ta xâm hại thì nghĩa vụ của mình là phải phản ứng. Nếu nước mình bị xâm lược thì nghĩa vụ của mỗi người là phải phản ứng. Phản ứng bằng hình thức nào, yếu hay mạnh, là tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Không phản ứng, mà lại lặng lẽ làm theo yêu cầu của người ta, nghĩa là mình thừa nhận người ta yêu cầu đúng.
Năm 1974, Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu phản ứng bằng cách lập tức ra lệnh nổ súng. Ngay lúc đó, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, đang nhận viện trợ của Trung Quốc và là phe đối địch với VNCH, cũng đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Từ thời ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư cho đến nay, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam luôn luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hiện nay, bà Lê Thị Thu Hằng và sau này là người khác, cũng phải nói đi nói lại chuyện này. Không chỉ bằng lời nói mà bằng hành vi cụ thể. Hải Quân Việt Nam bám sát và đẩy đuổi các tàu của Trung Quốc mỗi khi chúng xâm phạm vùng biển Việt Nam. Chưa lấy lại được Hoàng Sa nhưng người Việt Nam không bao giờ chịu im lặng. Im lặng trong trường hợp này là từ bỏ chủ quyền quốc gia đối với quần đảo này.
Tôi cũng vậy thôi. Tôi cũng nổ súng theo cách của tôi, trên cả hai mặt trận, là truyền thông và pháp lý. Chuyện KMVSao Nam lừa tôi thì tôi nói là họ đã lừa tôi và trưng bày bằng chứng. Tiền của tôi, tài sản của tôi bị chúng lừa chiếm đoạt thì tôi phải đấu tranh đến cùng để lấy lại. Kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM cũng đã ghi nhận là “từ đó cho đến nay, công ty TNHH Phát hành sách Sài Gòn liên tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm”. Như vậy, bằng lời nói, bằng hành vi và bằng văn bản, tôi đã liên tục bày tỏ thái độ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vấn đề còn lớn hơn là, hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, Konica Minolta có thể sẽ dùng bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật để buộc tôi và báo chí Việt Nam đính chính, xin lỗi và bồi thường thiệt hại do xâm phạm thương hiệu của họ. Người Việt Nam, nhà nước Việt Nam sẽ phải trả lời thế nào trước nhân dân Nhật Bản về việc để cho báo chí Việt Nam xâm hại thương hiệu của Konica Minolta.? Tôi sẽ phải trả lời với mọi người như thế nào về vụ án này? Chẳng lẽ, tôi phải thừa nhận văn bản của Luật sư tiến sĩ Lê Nết gửi đến Ban Tuyên Giao Trung Ương (BTGTW) của ĐCSVN là đúng.?
Trong bản án sơ thẩm, trang 11 dòng thứ 4 từ trên xuống, còn có một đoạn trình bày động trời như thế này: “Trước khi khởi kiện Sao NamKMV, thì Saigonbook đã liên tục sử dụng báo chí để cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm bôi nhọ uy tín thương mại, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của KMV, mặc dù KMV không phải là chủ thể của bất kì quan hệ pháp luật nào có liên quan đến Saigonbook. Vấn đề này đã được chúng tôi gửi văn bản đến BTGTW, Thanh tra Bộ Thông tin&Truyền thông, cũng như các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xử lý vụ việc. Như vậy, sự việc dùng báo chí để xuyên tạc, sự việc đưa KMV là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vào đơn khởi kiện, Saigonbook thừa biết điều đó không có giá trị về mặt pháp lý, nhưng Saigonbook chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng, vẫn cố tình đưa KMV – Một thương hiệu có uy tín, vào vòng xoáy tranh chấp của riêng Saigonbook”.
Nghĩa là, chúng tôi-Saigonbook, “chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng” mà đưa chúng vào vòng tranh chấp. Tôi là người Việt Nam. Tôi có danh dự của riêng tôi, đồng thời, tôi cũng ý thức giữ danh dự cho người Việt Nam. Tôi không vì sự giàu có, nổi tiếng của thương hiệu Konica Minolta mà ăn vạ họ. Chúng lừa tôi, chúng dùng người Việt lừa người Việt thì tôi nói đúng như thế. Cho đến thời điểm này, bị điểm mặt chỉ tên trên truyền thông mà KMVSao Nam không có phản ứng tương thích nào, tức là, họ đã thừa nhận lỗi lừa dối. Thậm chí, sau khi có bản án phúc thẩm, họ cũng không dám đòi báo phải đính chính mà cố tình giấu nhẹm đi. Bây giờ đã có kháng nghị giám đốc thẩm để hủy án xử lại theo hướng hợp đồng vô hiệu do KMVSao Nam lừa dối, chứng tỏ, ngay từ đầu, tôi nói họ lừa tôi là trung thực và tôi đấu tranh đúng pháp luật.
Các ông bà luật sư và thẩm phán tham gia giải quyết vụ án này đã có cái nhìn hết sức thiển cận. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm này phải bị hủy để xử lý lại từ đầu, có thể bằng một vụ án hình sự. Vì danh dự của tôi và của người Việt Nam, tôi sẽ theo đến cùng vụ án này. Tôi mà không trả được chiếc máy này cho Konica Minolta thì tôi sẽ tặng máy này cho Tòa án hoặc Bộ Chính trị để dùng vào việc in tài liệu phục vụ đại hội đảng. Tòa án hoặc Bộ Chính trị mà không nhận thì tôi sẽ giữ chiếc máy trùm mền này, để trưng bày cùng với hai bản án, sơ thẩm và phúc thẩm, làm biểu tượng của nền công lý Việt Nam ở đầu thế kỷ thứ 21 này.
(Trích từ “Kế Hoạch Bắt Đền 10 Triệu USD”, còn tiếp).
Kỳ 22: Ma Dọa Thẩm phán Phù Quốc Tuấn.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar