Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

21. Thiệt hại: Luật so sánh

THIỆT HẠI
Luật so sánh

Thuật ngữ “thiệt hại” được sử dụng một cách khá ổn định. Nghiên cứu luật so sánh cho thấy ở các nước nói tiếng Pháp, các thuật ngữ “thiệt hại” và “tổn thất” có ý nghĩa thực tiễn giống nhau, chỉ tồn tại sự phân biệt về mặt khoa học, mà sự phân biệt này cũng có xu hướng được lan rộng. Tổn thất là để chỉ những tổn hại (thuật ngữ này được sử dụng bởi pháp luật Đức) gây ra bởi cơ thể con người, tài sản hay quyền phi tài sản, còn thiệt hại là hậu quả của những tổn hại này. Ngược lại, commom law chỉ có một thuật ngữ duy nhất, thuật ngữ “damage“, thuật ngữ này đôi khi được thay bằng các thuật ngữ như “harm” hay “loss“, và sẽ thích hợp để thể hiện ý nghĩa của “tổn thất” hơn là “thiệt hại”. Cũng vì vậy, ví dụ trong pháp luật của Ý, thuật ngữ “damo” được sử dụng như là một từ đồng nghĩa duy nhất của các thuật ngữ “thiệt hại”, “tổn thất”, và bồi thường thiệt hại trong tiếng Pháp.
Ngoài vấn đề về sự cần thiết của một bằng chứng về thiệt hai để có thể đòi bồi thường, việc chỉ rõ sự khác nhau về thuật ngữ và về quan hệ giữa hai thuật ngữ “tổn thất” và “thiệt hại” càng ngày càng được cố gắng thực hiện, ít ra là tại Pháp (I). Ngoài ra, rất đáng ngạc nhiên khi nhận thấy rằng một vài trường phái cổ điển vẫn tồn tại trong các hệ thống pháp luật khác nhau liên quan đến việc làm rõ các đặc điểm và phân loại một vài thiệt hại, nhưng cuối cùng chúng cũng được thay đổi để phù hợp hơn với quan niệm hiện đại hơn (II).

I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HAI THUẬT NGỮ “THIỆT HẠI” VÀ “TỔN THẤT”

Trong pháp luật Pháp (Ghi chú: Trong một chừng mực nào đó, pháp luật của Đức cũng có đóng góp nhất định, mặc dù về mặt thuật ngữ mà nói, ở Đức, người ta không phân biệt hai thuật ngữ “tồn thất” và “thiệt hại” – cả hai từ này đều được dịch ra từ “Schaden“. Trên thực tế, pháp luật Đức đưa ra một cách phân biệt khá gần gũi nhưng chỉ được áp dụng cho trách nhiệm ngoài hợp đồng. Pháp luật Đức phân biệt tổn hại (“Verletzung”) đối với một tài sản được bảo vệ về mặt pháp lý (“Rechtsgutsverletzung-vi phạm quyền hợp pháp”) và thiệt hại gây ra bởi tổn hại này. Sự phân biệt này phản ánh mong muốn của nhà làm luật Đức là chỉ bảo vệ chế độ trách nhiệm ngoài hợp đồng với một số “Rechtsgüter– lợi ích pháp lý” – tài sản được bảo vệ về mặt pháp lý(chứ không bảo vệ tài sản nói chung hay sự tự do hành động nói chung). Khi đó, trách nhiệm ngoài hợp đồng dẽ phát sinh tồn tại một tổn hại (“Verletzung“) cho một tài sản được bảo vệ về mặt pháp lý (ví dụ như thanh bảo hiểm của ô tô hay mộ cái chân bị gãy) và làm phát sinh sau đó những thiệt hại (“Schaden”) (các chi phí cần thiết để sửa chữa) do tổn hại này gây ra (mối quan hệ nhân quả “haftungsausfüllende Kausalität – quan hệ nhân quả hoàn thành trách nhiệm“) và pháp luật vùng Kê-bếch, thuật ngữ “tổn thất” được sử dụng như là một từ đồng nghĩa với “tổn hại” mà một người phải chịu về mặt thân thể (tồn thất về người) và tổn hại cho tài sản của anh ta (tổn thất về vật chất và kinh tế) hay tổn hại đến danh dự) mà người bị thiệt hại được bồi thường) khi mà việc này là hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng, của một hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng dù cố ý hay vô ý, hay của một hành vi mà pháp luật hay các tòa án áp đặt cho một người phải thực hiện”. Trong pháp luật Pháp, nếu như “trong ngôn ngữ thông dụng, thực tiễn xét xử cũng như theo đa số các học thuyết pháp lý, các thuật ngữ “tổn thất” và “thiệt hại” là các từ hoàn toàn đồng nghĩa và có thể được sử dụng từ này thay cho từ khác một cách không phân biệt, (…) một số tác giả đã (…) đề xuất việc phân biệt hai khái niệm này: tổn thất được định nghĩa như là tổn hại gây ra cho nạn nhân (tài sản bị phá hủy, tổn hại đến thân thể, đến tình cảm) và vì thế là khái niệm mang tính khách quan xuất phát từ thực tế. Còn thiệt hại gồm các hậu quả pháp lý của tồn hại hày (các mất mát về tài sản hay phi tài sản do tổn thất gây ra), đây là khái niệm mang tính chủ quan vì phải tính đến tình trạng cá nhân của nạn nhân“. Ngoài ra, sự phân biệt này gần đây đã được quan tâm một cách thực sự trong Sơ thảo dự án luật của Pháp: Văn bản này chỉ rõ rằng “với tất cả khả năng có thể, nhóm làm việc đã cố gắng để đưa ra hai nghĩa riêng biệt của “tồn thất” và “thiệt hại”, tổn thất chỉ các tổn hại cho người hay cho tài sản của nạn nhân và thiệt hại là sự mất mát đến các lợi ích vật chất hay tinh thần là hậu quả của tổn thất“.
Ngoài ra, pháp luật Kê- bếch sử dụng thuật ngữ “tổn thất” để chỉ khoản tiền bồi thường bằng tiền cho thiệt hại phải gánh chịu. Cách diễn đạt “tổn thất” và “bồi thường thiệt hại” thường được sử dụng mà không có sự phân biệt.
Theo pháp luật Anh – Mỹ, thuật ngữ “damage” nhìn chung được sử dụng để nói đến khái niệm ‘tổn thất”. Nó cũng dùng như từ đồng nghĩa của các thuật ngữ “harm” hay “loss“. Tuy vậy, không nên lẫn lộn từ “damage” – tổn hại, theo nghĩa rộng – với từ “damages” – là khoản bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp các tổn hại, tức là “damage”, đã phải gánh chịu.
Trong pháp luật Ý, tương ứng với hai thuật ngữ Pháp “thiệt hại / tổn thất” là một thuật ngữ “danno”: Bộ luật dân sự Ý không định nghĩa thuật ngữ này mà chỉ quy định các điều kiện theo đó thiệt hại được ghi nhận cũng như nội dung của trách nhiệm bồi thường (risarcimento danni – bồi thường thiệt hại) (điều 1223 c.c). Thiệt hại có thể phát sinh từ việc không thực hiện một nghĩa vụ (trách nhiệm hợp đồng) hay từ một hành vi trái pháp luật (trách nhiệm ngoài hợp đồng); trong trường hợp đầu tiên, người ta nói đến “danno contrattuale – thiệt hại hợp đồng”, thiệt hại theo hợp đồng”. Cách diễn đạt này tương ứng với cách sử dụng từ khá cũ, nhưng vẫn được lưu giữ lại vì được nhắc đến trong rất nhiều án lệ trong lĩnh vực nghĩa vụ hợp đồng. Nghĩa vụ theo hợp đồng là thiệt hại trái ngược với hệ thống pháp luật và gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế hợp pháp của trái chủ: hành vi gây thiệt hại (không thực hiện) vừa vi phạm nguyên tắc là một mối quan hệ ràng buộc sẽ có hiệu lực pháp lý, vừa vi phạm pháp luật chủ quan phát sinh từ nguyên tắc này (trái quyền). Xác định những khác biệt giữa hai loại thiệt hại: hành vi gây thiệt hại (không thực hiện), vừa vi phạm nguyên tắc là một mối quan hệ ràng buộc sẽ có hiệu lực pháp lý, vừa vi phạm pháp luật chủ quan phát sinh từ nguyên tắc này (trái quyền). Xác định những khác biệt giữa hai loại thiệt hại (theo hợp đồng và ngoài hợp đồng) không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bằng chứng cho khó khăn này là tổn thất gây ra trong đàm phán hay trong khuôn khổ hợp đồng, tùy tính chất, có thể gây ra các thiệt hại thuộc lĩnh vực trách nhiệm ngoài hợp đồng và trách nhiệm theo hợp đồng, điều này có thể dẫn đến các tình huống cộng dồn trách nhiệm. (Ghi chú: Về vấn đề này, có thể lấy ví dụ về hợp đồng vận chuyển: thiệt hại gây ra cho tài sản được bồi thường theo cơ chế của trách nhiệm theo hợp đồng, còn thiệt hại gay ra cho người, theo cơ chế của trách nhiệm ngoài hợp đồng). Dù thế nào đi nữa, việc bồi thường các thiệt hại theo hợp đồng có chức năng tái cân bằng và kiểm soát lợi ích kinh tế của hợp đồng khi có những vi phạm, như là trường hợp vô hiệu hay không thực hiện.

II. CÁC THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG, CÁC CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC NHAU

Việc phân chia giữa thiệt hại về tài sản (A) và phi tài sản (B) có thể được thực hiện để phân chia các loại thiệt hại được bồi thường trong lĩnh vực trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ, theo pháp luật Đức, điều 253 khoản 2, Bộ luật dân sự Đức nhấn mạnh rõ ràng rằng các thiệt hại “phi tài sản” (thiệt hại tinh thần) (“Nichtvermögensschadenthiệt hại phi tiền tệ“), phải tuân theo các điều kiện đặc thù và bổ sung, khác biệt với các điều kiện để được bồi thường các thiệt hại về tài sản (“Vermögensschadentổn thất tài chính“).
Ngược lại, pháp luật vùng Kê-bếch phát triển theo hướng không có cách phân chia thống nhất khi phân loại các thiệt hại được bồi thường. Thực vậy, dưới thời của Bộ luật Dân sự Nam Canada, học thuyết pháp lý đã phát triển một cách phân chia thành hai loại là các tổn thất tiền tệ và các tổn thất phi tiền tệ. Từ khi Bộ luật dân sự Kê – bệch có hiệu lực, cách phân chia mới được đưa ra, và chia thành ba loại: Thiệt hại về thân thể, thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, cách phân chia này lại khác với cách phân chia trong Hiến chương về các quyền tự do của con người, theo đó, người ta chỉ phân biệt giữa thiệt hại tinh thần và thiệt hại vật chất.
Bộ luật Dân sự Pháp không phân biệt rõ ràng giữa thiệt hại về tài sản và phi tài sản. Điều 1149 bộ luật dân sự quy định rằng “khoản bồi thường thiệt hại cho trái chủ gồm những mất mát mà anh ta phải gánh chịu và khoản lợi mà anh ta mất đi (…)”. Tuy nhiên, các học giả đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau, khi thì phân biệt thiệt hại kinh tế và thiệt hại tinh thần, khi thì phân biệt thiệt hại vật chất hay thiệt hại về thân thể và thiệt hại về tinh thần, hay phân biệt giữa các thiệt hại chỉ mang tính kinh tế và những tổn hại đến những lợi ích không phải là kinh tế. Những cố gắng phân loại này nhằm làm rõ những loại thiệt hại rất phong phú có thể được bồi thường với điều kiện là các thiệt hại này là hậu quả trực tiếp, rõ ràng và dự kiến trước được của hành vi vi phạm hợp đồng của thụ trái. Nguyên tắc ở đây là nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại mà bên bị vi phạm / trái chủ phải gánh chịu, dù trong trường hợp trách nhiệm theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng, dù bản chất của thiệt hai là như thế nào, tất nhiên, với một ghi chú là các thiệt hại phi tài sản thì luôn khó tính toán.
Trong pháp luật của Ý, việc phân loại thiệt hại về tài sản và phi tài sản được phát triển trong lĩnh vực ngoài hợp đồng hơn là trong lĩnh vực hợp đồng. Tuy nhiên cũng có thể thấy thuật ngữ thiệt hại về tài sản trong lĩnh vực hợp đồng, cụ thể là tại điều 1223 Bộ luật dân sự. Thực tế, điều này quy định về cách tính toán số tiền bồi thường. Mục đích của quy định này là thực hiện chức năng đầu tiên của nghĩa vụ bồi thường, đó là bù đắp cho các tổn thất đã gây ra. Nghĩa vụ bồi thường còn có chức năng thứ hai, đó là chức năng răn đe, áp dụng đối với các hành vi có lỗi. Một mặt, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và mặt khác, thụ trái không được có lợi từ việc này. Cách nói “tổn thất về tài sản” là để chỉ tất cả các “lợi ích” mà có thể định giá bằng tiền. còn đối với thiệt hại phi tài sản, thiệt hại này không được công nhận rõ ràng trong các văn bản về hợp đồng, nhưng một phần học thuyết pháp lý cho rằng trong trường hợp không thực hiện hợp đồng thì được bồi thường các thiệt hại tinh thần theo quy định tại điều 2059 của Bộ luật (danni non patrimoniali – thiệt hại phi tiền tệ).

A. Các thiệt hại về tài sản

Trong pháp luật Đức, thiệt hại về tài sản (“Vermögensschadentổn thất tài chính“) được định nghĩa như một thiệt hại có thể được tính thành tiền hay thành giá trị cụ thể. Trong loại thiệt hại này, pháp luật Đức lại chia thành thiệt hại về thân thể và thiệt hại về vật chất. Sự phân chia này bắt nguồn từ việc tồn tại một số  điều khoản riêng về thiệt hại về thân thể.
Thiệt hại về thân thể (“Korperschaden”) được hiểu là tổn hại đến sự nguyên vẹn của thân thể (cơ thể hay sức khỏe) của nạn nhân. Chế độ bồi thường thiệt hại thân thể là rất đặc thù, theo đó, nạn nhân có thể trực tiếp đòi bồi thường các chi phí được gọi là “bù đắp” (chi phí chăm sóc y tế) mà không bắt buộc phải yêu cầu trước một “bù đắp thực sự” (điều 249 khoản 2 Bộ luật dân sự Đức). Ngoài ra, nạn nhân còn có thể đòi bồi thường tất cả các tổn thất trong tương lai liên quan đến thăng tiến nghề nghiệp hay cá nhân (đoạn 842 Bộ luật dân sự Đức). Trong trường hợp giảm sút khả năng lao động (tàn tật), nạn nhân có thể yêu cầu một khoản phụ cấp (đoạn 843 Bộ luật Dân sự Đức). Một cách ngắn gọn, thiệt hại vật chất bao gồm những tổn hại đến tài sản, như là sự hư hỏng cảu một vật hay việc mất một quyền đối với một giá trị tiền tệ (ví dụ một trái quyền). Không có một quy định riêng áp dụng cho chế độ bồi thường thiệt hại như vậy.
Trong pháp luật của Pháp, cách tiếp cận của Tòa án về vấn đề bồi thường các thiệt hại là khá thông thoáng. Được bồi thường những tổn hại về tài sản, ca1cm ất mát về tiền tệ, mất lợi nhuận hay cơ hội có lợi nhuận; cũng được bồi thường những hậu quả mang tính kinh tế đối với những tổ hại gây ra cho sự toàn vẹn thân thể của con người, ví dụ những chi phí đã phải chi hay sẽ phải chi do chăm sóc người bệnh hay người bị thương, mất lợi nhuận hay cơ hội có lợi nhuận do mất khả năng làm việc tạm thời hay vĩnh viễn.
Trong pháp luật Ý, thiệt hại, thiệt hại (danno) luôn thể hiện là danno emergente (thiệt hại mới nổi) và lucro cessante (mất lợi nhuận). Những mất mát mà trái chủ phải chịu thường bao gồm những tổn hại đến quyền có được tài sản thuộc về mình, hay quyền được giữ những vật trong khối tài sản của mình và quyền được tôn trọng. Trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ, các yếu tố được xem xét để tính toán thiệt hại là nội dung của nghĩa vụ và giá trị của vật hay dịch vụ phải được cung cấp cho trái chủ.

B. Các thiệt hại phi tài sản

Hiện nay, nhiều hệ thống pháp luật cho phép bồi thường thiệt hại tinh thần khi mà thiệt hại này là hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng. Có thể thấy điều này trước hết ở pháp luật Pháp: thiệt hại tinh thần có thể thể hiện ở việc gây tổn hại đến tên, đến danh dự hay thanh danh và thiệt hại này là được bồi thường. Ngoài ra, pháp luật Pháp có điểm đặc thù là quy định rất chi tiết về bồi thường thiệt hại về thân thể. Ở đây, pháp luật phân biệt các loại thiệt hại được bồi thường: đó có thể là sự giảm sút về khả năng sinh lý, pretium doloris (cái giá của nỗi đau), thiệt hại về thẩm mỹ, thiệt hại về sự vui thích, tổn thất về tình cảm hay cả những thiệt hại về tình dục.
Trong việc xác định các khoản bồi thường thiệt hại mà trái chủ được hưởng do không thực hiện nghĩa vụ, pháp luật Kê-bếch tính cả thiệt hại tinh thần và có các quy định tương đối giống với pháp luật của Pháp: Tổn hại đến thanh danh, danh dự, đời sống riêng tư mà những tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể là những minh họa rất thú vị. Ngoài ra, trong pháp luật Bỉ có quy định rằng “việc bồi thường toàn bộ bao gồm tất cả mọi loại thiệt hại, dù tính chất của thiệt hại là vật chất hay tinh thần“. Một ngân hàng đã buộc phải bồi thường thiệt hại tinh thần đã gây ra cho người thụ hưởng khoản tín dụng cũng như gia đình anh ta do hành vi hủy bỏ tín dụng một cách đột ngột và không có căn cứ.
Pháp luật Đức từ lâu đã rất thận trọng đối với việc bồi thường thiệt hại “phi tài sản”. Các thuật ngữ được sử dụng cũng không thống nhất. Người ta thấy một số thuật ngữ (“Nichtvermögensschadenthiệt hại phi tiền tệ“), “immaterieller Schadenthiệt hại phi vật chất”, “Schmerzensgeldsự đền bù cho nỗi đau khổ” cùng được sử dụng để chỉ khái niệm thiệt hại “phi tài sản”. Bộ luật Dân sự Đúc thì lại sử dụng cách diễn đạt “Schaden, der nicht Vermögensschaden ist – Thiệt hại không phải là mất mát tài chính” (“thiệt hại mà không phải là thiệt hại tài sản”). Tại phiên bản đầu tiên của Bộ luật dân sự Đức (năm 1900), chỉ có điều 847 cho phép bồi thường thiệt hại “phi tài sản”. Việc bồi thường này phụ thuộc vào cam kết trách nhiệm ngoài hợp đồng, có được từ một tổn hại đến thân thể, đến sức khỏe, đến tự do hay đến thỏa thuận tình dục tự do. Từ năm 1958, trong thực tiễn xét xử, người ta đã áp dụng quy định này cho cả trường hợp làm tổn hại đến các quyền về nhân thân. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của quy định này vẫn bị giới hạn ở lĩnh vực trách nhiệm ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi (và hành vi của con vật). Phải đến ngày 01/08/2002 thì pháp luật Đức mới quy định, tại điều 253, khoản 2 của Bộ luật Dân sự mới, (Ghi chú: khi có một tổn hại đến thân thể, sức khỏe, đến sự tự do hay cam kết tình dục tự do mà phải bồi thường thiệt hại, thì một khoản tiền bồi thường hợp lý sẽ được đòi để bồi thường cho thiệt hại không phải là thiệt hại về tài sản“, một nguyên tắc chung về quyền bồi thường các thiệt hại “phi tài sản“. Từ đó, ngày nay mới xuất hiện việc bồi thường các thiệt hại phi tài sản và được thiết lập trên cơ sở trách nhiệm theo hợp đồng (quan trọng đối với các nghĩa vụ ‘an toàn” tại điều 241, khoản 2 Bộ luật dân sự Đức) cũng như trên cơ sở chế độ đặc biệt về trách nhiệm (tai nạn trên đường, trách nhiệm sản phẩm…). Tuy vậy, vẫn tồn tại những hạn chế đối với những tổn hại đến thân thể, đến sức khỏe, đến sự tự do hay đến thỏa thuận tình dục tự do.
Tại các nước common law, như là tại Anh hay Hoa Kỳ, người ta cũng có xu hướng cho đòi bồi thường các thiệt hại tinh thần là hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng. Trên thực tế, House of Lords đã quyết định rằng các nhân viên cũ của một ngân hàng bị phá sản vì các nhà lãnh đạo tham ô công quỹ có quyền được đòi bồi thường thiệt hại để bù đắt tổn hại đến “danh tiếng” của họ, khiến cho việc họ đi tìm một công việc mới trở nên khó khăn hơn. Tiến thêm một bước nữa, trong vụ việc Ruxley Electronics Ltd. v. Forsyth, Tòa án đã cho đòi bồi thường đối với thiệt hại về sự vui thích (“loss of amenitymất tiện nghi“), là hậu quả của việc bể bơi thấp hơn so với thỏa thuận).  Vụ việc này là cơ hội để người ta thừa nhận công khai khái niệm “consumer surplusthặng dư của người tiêu dùng“, khái niệm dùng để chỉ giá trị khách quan của một tài sản hay của một dịch vụ cao hơn giá trị trao đổi.
Trong pháp luật Ý, việc đòi bồi thường thiệt hại phi tài sản được quy định trong một vài văn bản luật và cũng có thể rút ra được từ thực tiễn xét xử của quốc gia này. Được cho đòi bồi thường các thiệt hại về kỳ nghỉ “tiêu tan” do hợp đồng du lịch không được thực hiện hay do người sử dụng lao động vi phạm điều 2087 Bộ Dân luật. bộ luật này có các điều khoản nhằm bảo vệ điều kiện làm việc của người lao động và cho phép trừng phạt những ứng xử ngược với thiện chí, như là hành vi “bossing – làm chủ”, được hiểu là một sự lạm dụng vị thế của người sử dụng lao động, hay là sự giáng chức người lao động mà không có căn cứ. Thiệt hại về tinh thần có thể nảy sinh liên quan đến mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, đó là các thiệt hại phải chịu trong các trường hợp suy giảm khả năng của cơ thể hay là tử vong. Các thiệt hại này cũng được ghi nhận một cách gián tiếp. Phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin hay trường hợp dịch vụ y tế được thực hiện vi phạm thỏa thuận với bệnh nhân và gây ra một thiệt hại cho thân thể, sức khỏe hay cuộc sống của người này. Trong trường hợp bồi thường vừa nói, bản chất hợp đồng đôi khi sẽ được xem xét lại.

C. Sự xuất hiện của một số cách phân loại mới

Sự phát triển hiện nay của pháp luật của pháp luật về trách nhiệm đã làm gia tăng các loại thiệt hại khác nhau. Ngoài việc công nhận phổ biến thiệt hại tinh thần, các loại thiệt hại kinh tế đã ra đời, như là thiệt hại về môi trường, những chi phí bỏ ra để hạn chế thiệt hại của chính mình, hay là thiệt hại thuần túy về kinh tế. Tuy vậy, có vẻ như thiệt hại về môi trường là thuộc về các trường hợp trách nhiệm ngoài hợp đồng và trong khuôn khổ của nghiên cứu này, đây không phải là vấn đề được bàn đến sâu. Ngược lại, các thiệt hại kinh tế thuần túy – chuyển tải từ quan niệm của Anh về “pure economic loss” – là quan niệm thu hút sự chú ý của các học giả Pháp và của cộng đồng pháp lý châu Âu nói chung. Khái niệm này có thể được định nghĩa như là “các mất mát tiền tệ độc lập với tất cả các tổn hại đến thân thể hay đến tài sản của nạn nhân”. Không có gì loại trừ rằng, ít ra là tại Pháp, một thiệt hại như vậy có thể xuất phát từ việc không thực hiện hợp đồng, ví dụ hợp đồng vận chuyển hay hợp đồng cung ứng, ngay cả khi có vẻ như ở nước ngoài, lĩnh vực liên quan đến thiệt hại này thường được gắn với trách nhiệm ngoài hợp đồng>
Cuối cùng, các chi phí đã bỏ ra để hạn chế thiệt hại của chính mình càng ngày càng được coi là một thiệt hại được bồi thường toàn bộ. Rất phổ biến tại các quốc gia thuộc hệ thống common law, dưới cách gọi là “duty to mitigate- nhiệm vụ giảm nhẹ), trách nhiệm hạn chế thiệt hại của chính mình nhằm tạo cho trái chủ quyền được bù đắp những chi phí đã chi ra cho mục đích này, với điều kiện là chúng không bất hợp lý. Tại Pháp, ý tưởng này đã đươc hiện tực hóa tại điều 1344 của Sơ khảo dự án cải cách luật của Pháp. Điều này quy định: “Các chi phí đã chi ra để ngăn ngừa một thiệt hại sắp xảy ra hay để tránh sự gia tăng của thiệt hại cũng như là để hạn chế các hậu quả của thiêt hại, đều được đòi bồi thường khi mà chúng đã được chi ra một cách hợp lý“../.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar