VĂN BẢN TỪ BẰNG GHI ÂM CUỘC HỌP NGÀY 6.8.2015.
Sau khi đã có thỏa thuận ba bên, KMV, Sao Nam với Saigonbook, về việc KMV thu hồi cả hai chiếc máy C1070P và C1100, do Sao Nam ký hợp đồng bán cho Saigonbook, ngày 6/8/2015, Sao Nam đến trụ sở Saigonbook tại 474-476 Nguyễn Thị Minh Khai để bàn về việc thu hồi máy và chuyển trả lại tiến cho Saigonbook. Về phía Sao Nam có ông Trần Kim Chung – Giám đốc, ông Nguyễn Duy Kim – Phó Giám đốc và bà Mai Thị Thùy Dương – Kế toán trưởng. Đi cùng với Sao Nam là Luật sư Bùi Quang Nghiêm và một nhân viên của Công ty Luật Nghiêm&Chính. Phía Saigonbook có ông Lương Vĩnh Kim – Giám đốc và bà Trần Kim Tuyến – Cửa hàng trưởng. Mở đầu cuộc họp, ông Trần Kim Chung là người đề nghị được ghi âm cuộc họp này. Chừng 5 phút sau, do thấy có điều gì đó bất ổn, ông Lương Vĩnh Kim cũng đề nghị bà Trần Kim Tuyến ghi âm lại cuộc họp. Băng ghi âm này được Sao Nam nộp cho Tòa án, được liệt kê tại bút lục số 375, và Saigonbook nộp cho Tòa án tại bút lục số 74, kèm theo đơn khởi kiện ngày 10-11-2015, nhưng bị Thẩm phán Phù Quốc Tuấn và cô thư ký Bùi Nhật Vi Phượng loại bỏ ra khỏi hồ sơ vụ án để xóa bớt tài liệu, chứng cứ lừa dối của Konica Minolta và Sao Nam. Băng ghi âm ngày 6-8-2015 và băng ghi âm ngày 18-8-2015 là rất quan trọng. Nó góp phần chứng minh KMV là bên bán máy và ủy quyền cho Sao Nam thu hồi máy để che giấu tội lừa dối khách hàng. Sau đây là băng ghi âm và văn bản được ghi lại từ băng ghi âm:
– 00.00– Ông Trần Kim Chung: Cái này là ok, tôi cũng chưa liên lạc được với Konica nhưng mà tôi có thể thương lượng với anh, mong anh chấp nhận. Trong vòng bảy ngày tôi chuyển cho anh 70%, sau đó mười lăm ngày, tôi trả lại cho anh ba mươi phần trăm.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì anh nói vậy được rồi. Nhanh lắm! anh nói được như vậy là hợp lý.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói chen vào: Hợp lý!
– Ông Trần Kim Chung: Chúng ta không bàn về cái 1070P nữa. Còn một cái C1100.
– 00’31- Ông Lương Vĩnh Kim nói với cô thư ký Trần Kim Tuyến: Thôi ghi đi, em ghi đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim quay sang hỏi ông Nguyễn Duy Kim và ông Trần Kim Chung: Trong mấy ngày anh?
– Ông Nguyễn Duy Kim trả lời: Trong 7 ngày.
– Ông Lương Vĩnh Kim nói với Trần Kim Tuyến: Em ghi đi. Trong vòng bảy ngày là chuyển bảy mươi phần trăm. Chậm nhất là bảy ngày. Em ghi vô cho rõ, tức là chậm nhất là bảy ngày. Kể từ hôm nay, đúng không?
– Ông Nguyễn Duy Kim và Trần Kim Chung đồng thanh đáp: Kể từ ngày ký biên bản.
– Ông Lương Vĩnh Kim nói: Quan trọng là bao giờ anh ký biên bản?
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm và thư ký nói chen vào: Vấn đề là hai bên thỏa thuận.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ máy C1100 làm luôn đi. Làm luôn đi. Bây giờ cái máy là bao giờ anh nhận? (Vừa nói, ông Lương Vĩnh Kim định đứng lên đi)
– 01’03- Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói chen vào: Ông đừng có bỏ đi nữa ông Kim ơi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Cái máy này bao giờ anh nhận để cho tôi giao.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Nhận thì cũng sắp xếp anh, nhưng mà
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà cũng trong vòng bảy ngày thôi. Trong vòng bảy ngày anh phải kí nhận cái máy.
– Ông Trần Kim Chung: Cái vấn đề bây giờ là, khi tôi giao hàng đến anh thì anh cũng giao hàng đến cái địa điểm chỉ định của tôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không, không. Tôi không có giao. Tôi trả máy anh ở đây.
– Ông Trần Kim Chung: Tôi không có nhân lực, tại vì tôi không thể là bỏ thêm nhân lực để tôi làm.
– 1’34- Ông Lương Vĩnh Kim: Cái đó không có đàm phán. Tôi trả máy anh ở đây. Anh chở tới đây, tôi không biết anh ở đâu hết, tôi cứ trả anh ở đây, tại cái địa điểm mà anh chở tới đây giao cho tôi, vậy thôi. Tiền thì tôi chuyển vào tài khoản của anh thì anh cũng phải chuyển khoản trả cho tôi, vậy thôi. Trả lại. Tôi không chở máy đi giao cho anh, giao ở đâu tôi không biết, tôi không có chuyên môn đó. Tôi không biết. đây là máy móc máy kỹ thuật số, tôi tháo không được mà ráp cũng không được, mà vận chuyển cũng không được, không có làm được mấy cái đó, cái đó nó không đáng gì để đi vào đàm phán mà nó cũng không mấy đồng bạc, nhưng mà đàm phán thì thấy lòi ra là không có thiện chí, nên cái đó bỏ đi anh Chung. Cái lớn còn thỏa thuận dễ nhưng mà cái đó là không thỏa thuận được, vì nó không hợp lý. Đấy là máy kỹ thuật số. chỉ có bên Konica với bên anh mới có thể làm được.
2’33- Ông Trần Kim Chung: Cái chuyện này tôi sẽ bàn với Konica, tức là sẽ bàn giao tay ba. Tôi sẽ giao cho Konica tại đây và họ sẽ phải có trách nhiệm thu hồi máy này. Ừm. Ok. Tại vì tôi không có đụng thêm bất cứ một cái chi phí nào của Sao Nam, kể cả nhân công, kể cả
– Ông Lương Vĩnh Kim: Cái đó là anh đã làm việc với Konica rồi mà.
– Ông Trần Kim Chung: Rồi. Cái chuyện đó thì tôi, tôi sẽ làm việc với Konica. Rồi, rồi. Sau cái 1070, chúng ta sẽ nói chuyện.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Như vậy là gut cái 1070 nè. Nhắc lại: 1070 là, chậm nhất là trong vòng bảy ngày, anh chuyển cho tôi là 70% số tiền đó. Rồi chậm nhất là mười lăm ngày, coi như anh chuyển hết cái số còn lại, rồi. Còn máy thì sẽ ký bàn giao tay ba. Thì tùy anh, hả. Tùy anh, còn tôi thì tôi lúc nào tôi cũng sẵn sàng coi như là thoải mái trả máy cho anh.
– Ông Trần Kim Chung: Biên bản thì sẽ là giao tại địa điểm 474, thế thôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi. Ô- kê. Rồi, xong một phần, một cái, còn bây giờ gút cái đó, qua cái C1100.
– Ông Trần Kim Chung: C1100 thì
– Ông Nguyễn Duy Kim: Về hình thức thì 1070 là về cái thủ tục, thủ tục là anh xuất hóa đơn trả lại hàng đúng không?
– Ông Lương Vĩnh Kim: Đúng. Tôi xuất hóa đơn ngay. Bây giờ tôi đang chuẩn bị rồi, tôi xuất cho anh bây giờ luôn, ký biên bản là tôi xuất liền. Cho anh, há.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Trả lại hàng bán, theo cái phương thức đó.
– 4’15- Ông Lương Vĩnh Kim: Anh muốn ghi cái nội dung gì thì tôi ghi đúng cho anh cái nội dung đó, rồi tôi ký. Để cho anh về, anh hạch toán, mà nếu kế toán hạch toán không được, mà anh đổi thì tôi cũng cho anh đổi hóa đơn luôn. Vậy thôi. Có gì đâu. Tôi xuất cho đúng, không thiếu dấu phảy. Anh bảo à chỗ này cần thêm dấu phẩy thì tôi sẽ phẩy thêm cho anh. Có nghĩa là, cái đó, thủ tục đó không thành vấn đề. Không, không ngại. Tại vì cái chuyện sự thật là anh xuất qua cho tôi bao nhiêu thì tôi xuất lại đúng bấy nhiêu. Hóa đơn đó, hai cái đó phải khớp nhau.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Tại vì về thì tụi này mới hạch toán và mới khấu trừ được thuế.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi. Bây giờ tôi sẽ biểu nhân viên tôi xuất ngay bây giờ. Anh làm biên bản là tôi sẽ cho xuất liền.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: (Đoạn này là trao đổi riêng giữa ông Trần Kim Chung và Luật sư Bùi Quang Nghiêm về việc lập biên bản thu hồi máy).
– (4’49)- Ông Lương Vĩnh Kim:ô-kê. Như vậy cái 1070 xong rồi thì có gì đó, biên bản là anh Nghiêm lầm phải không?
– Ông Trần Kim Chung: Dạ, tôi nhờ anh Nghiêm làm.
– 5’02- Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi. Bây giờ cái nữa là qua cái C1100. Thì như thế này, là như những gì mà tôi nói với anh, là thủ tục thì với tôi thì tôi thấy tôi không có vấn đề gì. Và trong bất luận trường hợp nào tôi cũng sẽ chịu trách nhiệm về pháp luật, cũng giống như thiệt hại do cái việc mà cái thủ tục không đúng gây ra. Tôi lấy ví dụ nè, kể cả tôi sẽ chịu trách nhiệm với ACB. Vì sao? Vì bản thân tôi là tôi đã nhận tiền lại của anh rồi, tôi phải có trách nhiệm để giải quyết râu ria, hậu quả của toàn bộ mối quan hệ mua bán đó là nên ghi vào biên bản hay hợp đồng. Để làm gì? Để nếu như mà bên ai đó, có thể nói, kiện tụng hay là bất cứ gì đó thì anh có hồ sơ, là anh sẽ yên tâm việc đó. Việc đó là tôi đã thò bút xuống mà tôi ký rồi, thì bây giờ bất cứ cái gì tôi thỏa thuận về liên quan các cái thủ tục đó mà gây thiệt hại cho anh hoặc gây bất cứ một cái xíu nhỏ cho anh là anh hoàn toàn có thể bắt tôi phải bồi thường và tôi cam kết cái việc đó. Còn lại đó anh cho rằng là cái đó anh không tin tưởng mà anh muốn làm theo cái kiểu gì thì tôi cũng theo ý anh luôn để cho các anh thỏa mãn.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Không, chỉ có mỗi một cái việc là ACB nói là đồng ý, để từ cái hợp đồng thuyền mua này có, nhưng mà đồng ý để cho phát hành sách Sài Gòn với Sao Nam trực tiếp giải quyết với nhau, còn mối quan hệ giữa ACB với Sao Nam, cái đó là giải quyết sau. Cái này giải quyết trước. Cứ giải quyết trước đi. Rồi cứ giải giải quan hệ giữa thu mua giữa ờ giữa giữa giải quyết sau. Nghĩa là giải quyết sau, thế thôi. Bây giờ đầu tiên là mình có ý chí định đoạt của mình thế thôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì được rồi, bây giờ việc đầu tiên là mình giải quyết về vấn đề của mình với nhau đã, tức là mình thống nhất cái nội dung chủ yếu đó. Còn các cái thủ tục thì sẽ được tiến hành sau. Vậy thôi. Mình cứ thống nhất cái nội dung là mình sẽ tiến hành cái việc đó.
– Ông Trần Kim Chung: Với Sao Nam như vậy là, Sao Nam vẫn ờ theo nguyên tắc trả hàng lại. Có nghĩa là gì? Hóa đơn Sao Nam xuất cho ACB thì ACB xuất trả lại cho Sao Nam. Okay.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Đúng rồi, phải như thế.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì được rồi thì tôi đã nói anh cũng được, mà có nghĩa là cái chuyện đó mà anh muốn như vậy thì tôi cũng sẽ làm được với lại ACB, nhưng mà cái việc đó là mình sẽ cái thủ tục đó mình sẽ tiến hành sau. Bây giờ mình chỉ thỏa thuận với nhau, về nguyên tắc để giải quyết cái việc của cái máy C1100.
7’32 – Ông Trần Kim Chung: Bên ACB mà xuất hóa đơn thì Sao Nam cũng trả lại cho anh giống như là cái tỉ lệ giống như là mình đã thỏa thuận, đúng không ạ. Đó, không có gì khó khăn cả.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Tỉ lệ sao anh?
– 7’ 46 – Ông Trần Kim Chung: Thì đó, 70% khi mà theo Nam nhận, chuyển tiền trong vòng 7 ngày. Rồi sau khi tất cả mọi thủ tục hoàn tất, Sao Nam chuyển 30% còn lại.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Được anh. Được anh, cái gì đúng thì nói ngay, xong rồi. Rồi.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tức là cái phần thứ hai, là bên Sao Nam sẽ trả tiền vào cho ACB, ACB sẽ xuất hóa lại cho Sao Nam.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Các anh nói vậy thì bây giờ nó lại một cái vấn đề, là bây giờ, hiện nay, là tôi đã trả vốn, trả lãi hàng tháng cho ACB.
– 8,03 – Ông Nguyễn Duy Kim: Thì bây giờ anh tất toán với ACB đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng bây giờ như vậy thì thôi được rồi. Nhưng trong cái phần thanh toán qua ACB thì ông này là ông nhận qua ACB chỉ có hai tỷ sáu thôi, còn là ông nhận của tôi năm trăm mấy, trên tài khoản của tôi là ông phải chuyển cho tôi.
– Ông Trần Kim Chung: Không. Sao Nam đi kí hợp đồng tất cả.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Bởi thế cho nên phải có ACB.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Đang nói cái thủ tục dạ. Thì có nghĩa là, cái hóa đơn mà Sao Nam xuất cho ACB là ba tỷ tư đúng không anh. Thì dĩ nhiên trong đó có cái phần của anh trong đó. Trước đó, nhưng mà dù sao đi nữa đứng về mặt thủ tụcthì ACB đang nhận cái hóa đơn ba tỉ tư thì ACB sẽ xuất ngược lại cho Sao Nam cái hóa đơn ba tỷ tư. Ừm. Đúng rồi phải không anh. Ừm. Đó thì Sao Nam sẽ trả vô cái ba tỷ tư đó cho ACB. Thì ACB sẽ phải trả lại cho anh cái phần mà anh. Cái khúc đó thì anh làm việc với ACB tại vì có cái phần tiền đó.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nếu bây giờ mấy anh đã nói như thế thì phải phải nói phải như thế này, Tức là hiện nay mấy anh đã xuất cho ACB, rồi ACB họ xuất hóa đơn cho tôi. Bây giờ tôi lại phải xuất hóa đơn lại cho ACB thì ACB mới có hóa đơn xuất lại cho các anh. Còn nếu như mà tôi xuất cho mấy anh thì tôi vẫn xuất được, vì tôi đã có hóa đơn đầu vào đầu vào rồi, thì anh không đồng ý thì đó là một chuyện. Nhưng bây giờ vấn đề là tôi phải làm việc với ACB về việc hủy hợp đồng đó. Tức là, phải hủy hợp đồng tay ba đó thì chúng ta lại còn một cuộc bàn nữa. Chứ còn bây giờ, không có ACB mà anh em mình ngồi với nhau lại thành ra là một cái việc.
– 10’04- Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Ngày hôm nay, cho nó xong đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà bây giờ, anh nên nhớ là làm việc với ACB thì mình phải làm một cái lãnh đạo của họ, chứ không phải là một cái thằng lính. Lãnh đạo họ là họ có cuộc họp, họ có những cái lịch của họ. Bây giờ mình đang ngồi đây. Mình đâu có thể kêu họ như kêu một đứa con nít đâu. Kêu người giám đốc của một cái công ty cho thuê tài chính mà. Làm sao làm được, đó, nên thành ra là
– 10’45 – Bà Mai Thị Thùy Dương: Anh cho em xen cái này, cái phần cái này, phần kế toán á. Thì theo cái thủ tục mà hàng bán trả lại, thì bên em là người bán trực tiếp cho bên ACB. Và xuất hóa đơn trực tiếp cho ACB. Thì để mà không có phần cái phần mà chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như là VAT đã đóng thì bắt buộc bên ACB phải xuất hóa đơn cho em, em hạch toán vô cái hàng bán trả lại, thì coi như mọi cái vấn vấn đề về thuế là nó sẽ bị Zero là công hai không có ai bị vấn đề gì hết. Còn nếu như mà anh, bên anh xuất hóa đơn cho bên em thì cái đó là bên em hạch toán vô cái dạng là mua hàng, chứ không phải bán hàng trả lại.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Đúng. Nhưng mà thuế cũng zero.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Không zero được. Em đâu có hạch toán vô cái vô cái 531, em hạch toán vô 511 mà. Nhưng mà rồi nó thống trừ cái Zalo à? Không không trừ được. Cái này là cái tài khoản mà hàng bán trả lại nó mới làm giảm doanh thu của mình.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà rồi nó khấu trừ cũng zaro.
– Ông Trần Kim Chung: Không khấu trừ được.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Cái hàng bán trả lại mới làm giảm doanh thu của mình, còn cái mà mình mua vào bán ra thì đâu có làm giảm doanh thu. Anh phải thông cảm với Sao Nam là bắt buộc ACB phải xuất trả lại hóa đơn cho Sao Nam.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi rồi.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Theo đúng cái đường đi của hóa đơn thôi mà.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Được rồi có kế toán đây và có luật sư. Đúng rồi đó. Đúng tức là bây giờ ACB sẽ xuất lại. Cái đó cũng dễ thôi mà. Cái đó đâu có gì đâu. Cái đó của mình.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Thì ý là bên em nêu ra.
– 11’48 – Ông Lương Vĩnh Kim: Theo tôi, đó là một cái thủ tục, nó không thuộc về cái tinh thần để giải quyết công việc. Nên thành ra là tôi thấy không có vấn đề gì để cho bàn cái chuyện đó. Làm sao cho bên kế toán, bên anh để cho nó tròn hồ sơ. Cho nó tốt thôi. Thì bây giờ biểu tôi làm cái gì thì tôi cũng làm được. Bây giờ biểu tôi xuống vòng sao đó mà cho tới ông, mà để cho ông bằng zero thì tôi xuất cho.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ.
– 12’16- Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi, cái chỗ đó mình không nói nữa. Bây giờ mình thỏa thuận tinh thần là gì, là bây giờ là hợp đồng hủy, máy anh thì anh nhận lại. Bên anh, cái thủ tục như thế nào đó để chuyển trả lại cho tôi đủ cái số tiền đó, dù chuyển qua ACB, hay là chuyển trực tiếp cho tôi, hoặc là chuyển bằng con đường gì đó, thì chúng ta sẽ làm việc với ACB rồi tính sau. Phải không nào?
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Còn tôi thì trả máy lại cho anh. Vậy thôi. Còn thủ tục thì cái đó tôi nghĩ không lớn.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Là bảy mươi phần trăm trong vòng 7 ngày. Và còn lại là trong vòng 15 ngày. Chậm nhất là 15 ngày.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Ô – kê. Đúng rồi.
– Ông Trần Kim Chung: Như vậy thì theo cách hiểu của Sao Nam, thì cái 1070, chúng ta có thể ký biên bản ngay từ bây giờ. Còn cái ACB. Là phải bàn với lại có ngân hàng.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không, cái 1070 mình cũng có thể kí được cái biên bản để gút về cái phần tinh thần.
– Ông Trần Kim Chung: Tinh thần bây giờ là việc còn lại của anh là anh phải làm việc với ACB. Chúng ta sẽ có cuộc họp riêng với ACB nữa.
– 13’02- Ông Lương Vĩnh Kim: Lại mất công ông luật sư này ổng đi một lần nữa!.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Chúng ta làm việc qua bằng mail chứ không vấn đề gì hết. Anh em mình không gặp nhau nữa. Về tinh thần là như thế, làm bằng trao đổi.
– 13’19 – Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi, thôi làm cái biên bản kia trước đi. Còn để tôi gọi cho thằng Tiến này. Bây giờ, à anh cần, thì cái thủ tục này nó cũng chỉ phải vậy thôi.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thế này, về bên tôi viết, chuyển qua mail cho anh, chuyển bằng email cho ông này.
– 13’31- Ông Lương Vĩnh Kim (Gọi điện thoại cho Huỳnh Tiến – ACBL): À, Tiến ơi, bây giờ có một cái việc như này, bây giờ bên Sao Nam là họ nhận lại máy và họ đòi bên em xuất lại cái hóa đơn tài chính cho họ. Alô ! Thì bây giờ bên em có xuất được không?
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– 13’49- Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Đúng rồi. Đúng. Anh sẽ thanh toán các khoản nợ cho bên em, rồi bên em xuất cái hóa đơn tài chính cho Sao Nam.
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung).
– 14’03- Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Nhưng mà em không xuất hóa đơn Sao Nam thì tiền đâu anh trả cho bên em?Tiền đâu tất toán. Tiền bây giờ Sao Nam họ không chuyển thì anh tiền đâu anh trả cho bên em mấy tỷ bạc, em nói gì lạ vậy?
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Không. Nhưng mà cái điều quan trọng là bây giờ Sao Nam ! Liên kết gì, bây giờ ký hợp đồng, mà mầy làm hợp đồng tay ba mà sao không có nghĩa vụ, tụi bay nói gì lạ rứa?
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– 14’34- Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Biết rồi, hợp đồng mua bán phải hoàn tất nhưng mà cái cái hợp đồng mua bán nó bị hủy, Bây giờ làm thủ tục để hủy cái hợp đồng mua bán đó, để trả hàng lại. Bây giờ anh trả tiền lại cho bên em, nhưng mà bây giờ là hiện nay, tiền ở đâu anh trả cho em để em xuất hóa đơn cho họ, vì xuất hóa đơn cho họ thì họ mới chuyển tiền được. Bây giờ làm sao bên em xuất hóa đơn cho họ thì họ mới chuyển tiền qua được. Thì bây giờ em em nói lại với lãnh đạo, cái thủ tục nó như thế nào? Để cho ở đây anh giải quyết.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói chen vào giữa cuộc gọi: Tất toán sau đi.
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– 15’17- Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Rồi, rồi, được rồi, rồi, vậy là được rồi, để tao bàn với anh Chung.
– 15’33- Ông Lương Vĩnh Kim nói với ông Trần Kim Chung: Hắn biểu là bây giờ phải trả tiền vô cho hắn để hắn hủy cái hồ sơ cho thuê tài chính. Thì cũng dễ thôi. Anh chuyển tiền cái 1070P trước đi, là tôi sẽ lấy cái tiền đó, là tôi sẽ trả, tôi tất toán cho nó, nó xuất hóa đơn cho anh, rồi anh chuyển trả cho tôi, chứ còn bây giờ tiền đâu tới hai tỷ mấy mà sao tôi giải quyết nổi. Anh hiểu không? Ông giải quyết cái việc đó dùm đi. Và tôi sẽ xoay thêm một tỷ mấy nữa, tôi giải quyết luôn. Tôi trả luôn cho nó.
– 15’49- Ông Nguyễn Duy Kim: Thì à, trước mắt thì giải quyết cái 1070 đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: 1070 trước đi. Ờ. 1070 trước đi, anh Chung à, để tôi trả vô cho nó. Tôi trả xong tôi tất toán cái hồ sơ này.
– 16’04- Ông Trần Kim Chung: Sao Nam cũng vậy đó. Sao Nam cũng không thể một lúc mà Sao Nam có thể trả.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thế thì bây giờ, ông làm sao ông giải quyết cho tôi. Bên kia thì chắc là nó cháy, bên Konica đó. Bên đây là anh em mình nói thiện chí, ông giải quyết cho tôi để tôi chuyển cái tiền đó vô tôi trả cho nó.
– Ông Trần Kim Chung: Thì bây giờ tôi cũng phải chờ bên Konica nó chuyển chứ. Bây giờ tiền đâu Sao Nam chuyển.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Thì bây giờ thì cái 1070 là 70%. Ừm. Đó, mình ký biên bản đâu đó xong rồi, chuyển cho anh 70% để anh tất toán với ACB.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không đủ. Tới hai tỷ mấy bạc lận.
– Ông Trần Kim Chung: Việc đó là việc của anh thôi, anh cứ lo chứ bây giờ thì cứ đúng thôi.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Anh ráng chạy thử đi.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Lấy tiền cái một trả cho cái hai.
– 16’47- Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Nhưng mà bây giờ vấn đề ở chỗ là như này. Bây giờ ông làm hồ sơ đi. Mấy ông phải làm một cái hồ sơ cái 1070 là các thủ tục là phải làm tay ba đó. Chứ không thể nói miệng, rồi chuyển tiền vô cho nó, rồi bắt đầu là mấy ông trục trặc là tôi, tiền tôi vay nóng, không giải quyết được ở đâu. Anh hiểu không? Nên thành ra.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Cái 1070 đâu có ngân hàng trong đó anh?
– Ông Trần Kim Chung: Tụi tôi chỉ làm việc trên cái hợp đồng.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Tôi đang nói là nói cái hợp đồng máy C1100, hợp đồng tay ba.
– Ông Trần Kim Chung: Tức là, chúng ta khi mà tiến hành ký hợp đồng tay ba thì giải quyết ngược lại cũng hợp đồng tay ba thôi.
– 17’32- Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Tiến ơi ! Bây giờ thế này, để giải quyết cái việc này với Sao Nam, em giải quyết cho anh cái thủ tục hợp đồng tay ba với ký biên bản tay ba được không?
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– Ông Lương Vĩnh Kim nói qua điện thoại với Huỳnh Tiến: Trả trước, bây giờ tổng cộng là trả bao nhiêu? Tức là, bây giờ giải quyết cái việc đó bao nhiêu, nha, rồi. Rồi lập biên bản hủy cái cái hợp đồng tay ba luôn. Ký xong hủy hợp đồng thì anh sẽ chuyển trả số tiền vào tài khoản cho em cho đủ. Rồi Sao Nam họ sẽ chuyển hết số tiền ba tỷ mấy mà trên cái hóa đơn đó, rồi còn bao nhiêu thì anh em mình sẽ làm việc.
– Huỳnh Tiến: … (không ghi âm được nội dung)
– 19’17- Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ cái thủ tục chuyển qua bên kia không được. Bên ACB nó không làm được cái đó.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Tức là, tụi này trả cho ACB không được hả?
– Ông Lương Vĩnh Kim: Trả cho tôi thôi chứ trả cho nó không được. Nó bảo là bây giờ hồ sơ vô hắn cũng không hạch toán được. Bây giờ hồ sơ đó nó không hạch toán được.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Nó bị tắt.
– 20’03- Ông Lương Vĩnh Kim: Ừ, nó bị tắt. Không giải quyết được, luật nó không giải quyết được. Tức là bây giờ vô tiền rồi, mà tiền của công ty của ACB là không dễ chuyển đi, không phải dễ như mình. Mà hồi xưa là anh chuyển cho bên Sao Nam là mấy chục phần trăm. Rồi bên kia nó chỉ tài trợ là nó cho vay vốn ra thôi. Cái hợp đồng kia là nó đã ghi rõ là hết hiệu lực rồi. Hợp đồng ba bên ghi hết hiệu lực rồi. Tức là nó chuyển thành một cái tài sản để giao cho thuê, cho vay cũng không làm thủ tục được. Tại vì bây giờ, mình chuyển trả vô ACB rồi thì làm sao tôi rút tiền ra được.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Vậy thì giờ sao?
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì giờ bây giờ tôi chỉ xuất hóa đơn cho mấy anh thôi.
– Ông Trần Kim Chung: Nếu mà chuyển qua mua bán thì anh anh phải chịu cái thiệt hại về cái thuế mà tôi đã đóng rồi.
– 20’19- Ông Lương Vĩnh Kim: Không, không, tôi chịu được cái đó.
– Ông Trần Kim Chung : Giờ thôi, giờ thì tắt thôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Giờ thôi được rồi, cái đó sẽ có luật nó giải quyết chứ không phải là không.
– Ông Trần Kim Chung: Dạ dạ.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Anh hiểu không? Cái đó là bị tắc đó, tức là bây giờ chỉ.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái này có thể có thiệt hại. Có thể, nó không giải quyết được mà có thể nó phát sinh thêm. Nếu có phát sinh thêm thì các bên, ba bên hoặc hai bên ngồi bàn với nhau. Rồi. Thế thôi. Mọi vấn đề đều có giải pháp của nó chứ không phải bế tắc hết. Nếu mình thiện chí với nhau là được rồi.
– 20’49- Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ cái thủ tục đó là nó vướng. Tại vì sao. Nếu như, tôi lấy ví dụ nha, thủ tục đó nó vướng như thế này, vì đây là cái hợp đồng cho thuê tài chính. Mấy anh quan niệm nó xa, chứ còn thực ra đấy là tôi tôi vay tiền của tụi nó thôi, thì cái chuyện đó không tranh chấp. Còn nếu mà đứng về pháp luật tranh chấp, là khi mà kiện tụng ra thì nó có hai hợp đồng. Một cái hợp đồng là giữa tôi với Sao Nam là từ đầu, thì thằng này (ACB) có một cái hợp đồng cho thuê tài chính, cho nên nó tham gia vô để nó nắm quyền sở hữu để nó bảo đảm khoản cho vay. Còn bây giờ tôi trả tiền cho nó, để tôi kết thúc cho thuê tài chính để tôi trả máy cho anh. Thủ tục chỉ như vậy, còn bây giờ anh trả tiền cho nó cũng không được. Bởi vì về nguyên tắc, cái máy trả cho nó rồi nó mới trả cho anh. Nó ký biên bản nó trả máy cho anh. Nếu như anh đòi như vậy.
– Ông Nguyễn Duy Kim và Luật sư Bùi Quang Nghiệm: Như vậy thì bây giờ ông phải trả cho nó.
– 21’-48- Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà ở đây có một cái việc là hợp đồng ban đầu là tôi kí với anh, tôi chuyển tiền cho anh số tiền đó.
– Ông Trần Kim Chung: Ban đầu chưa ký, sau đó thì anh mới chuyển qua ACB thì mình mới ký.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Tức là, thỏa thuận trước.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không có. Để tôi nói cho anh nghe nè: Đầu tiên là tôi đặt cọc cho anh mười lăm phần trăm.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Đúng rồi.
– 22’19- Ông Lương Vĩnh Kim: Hợp đồng tôi ký, tôi chuyển tiền cho anh rồi. Tiền đó là tôi chuyển cho anh. Sau đó. Sau đó, tôi vì thiếu tiền. Tôi không có tiền thanh toán cho anh đợt hai. Tôi có nói là, thôi, để tôi trả cho anh một tỷ, còn lại số tiền tám trăm mấy triệu đó, anh cho tôi là nửa tháng nữa, để tôi chậm một chút, anh hỉ. Thì anh bảo là anh không được. Không được thì tôi nói với anh là, nếu không được thì anh chờ tôi vay ACB. Tôi làm việc ACB thì nó mới phát sinh ra cái việc là, ACB mới nói với tôi là thôi, để bên em giải quyết cho anh là cho thuê tài chính. Bởi vì sao. Bởi vì không thể kí công chứng để thế chấp nhà cửa. Nên nó mới chuyển qua thuê tài chính. Thuê tài chính thì nó mới yêu cầu tôi làm hai việc: Một là ký quỹ ba trăm triệu, à cái tiền gì ta. Tiền cọc. Ba trăm ba chục triệu tức là mười phần trăm. Ngoài ra nó còn yêu cầu tôi phải thanh toán cho bên anh là hai mươi phần trăm và tiền chênh lệch một trăm triệu liền. Thì nó cho tôi vay chỉ có hai tỷ sáu thôi, hồ sơ nó còn nguyên đây. Thì nó cho vay hai tỷ sáu, trong khi đó ngoài hai tỷ sáu của nó cho vay, thì tôi phải đưa cho nó ba trăm thì tổng cộng tôi phải chi tới ba tỷ tám lận. Đây là mình nói như vậy, tôi chi tổng cộng cái máy đó đến ba tỷ tám lận.
– 23’19- Ông Trần Kim Chung: Tóm lại là bây giờ anh tìm giải pháp với lại ACB đi, để cho nó đúng, để mà hoạch toán hàng trả lại. Chứ còn nếu mà.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. ACB nó không làm, bây giờ nó không làm, đó, tôi nói với anh là nó không làm. Tức là hiện nay ACB nó không có làm như thế.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thì nó phải nó phải ký anh một biên bản là, đấy là quan hệ thuê mua. Bản chất đấy là chỉ có chủ thể mua bán thôi, thực tế là giữa Phát hành sách Sài Gòn với bên này.
– 24’04- Ông Lương Vĩnh Kim: Nó bảo nó ký được. Nó bảo là nó không còn cái trách nhiệm gì với Sao Nam và nó không có quan hệ gì. Nó sẽ kí được cái văn bản đó. Vậy thôi. Chứ bây giờ nó bảo là bên ACB không làm. Mà đúng, mình đặt mình vào trường hợp đó của họ thì mình cũng không làm được. Vì bản chất họ là họ chỉ cho vay thôi, thuê tài chính là một dạng vay thôi, tài sản ký ba bên là họ đã giao của mình.
– Ông Trần Kim Chung: Anh hiểu sai, anh nghiên cứu lại cho thuê tài chính.
– 24’16- Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi. Bây giờ, cái chuyện về thủ tục đó thì nó có giải pháp của nó, thì chúng ta bàn sau. Bây giờ ông về ông làm cho tôi cái kia, còn cái máy C1100 thì anh cứ yêu cầu thủ tục gì đó, anh về anh tự nghiên cứu, mà cho anh, mà đúng thủ tục cho anh, vậy thôi.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Rồi. Nói chung là bây giờ, cái C1100 á, mình cùng nhau tìm hiểu cái thủ tục. Ừm. Làm sao nó đi vào cái thủ tục là hàng bán trở lại. Chứ không thể phát sinh cái thủ tục mua bán nữa, tại vì mua bán là không hạch toán được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Cũng hạch toán được, không có phát sinh gì. Tại vì nó trừ tới trừ lui nó cũng được à.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Dạ không. Tại vì cái thuế thu nhập doanh nghiệp 22% nữa. Hả? Cái đó đâu có đâu có hạch toán được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thế thu nhập sao anh?
– Ông Nguyễn Duy Kim: Thu nhập, 22% thuế thu nhập.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Biết rồi, nhưng mà bây giờ cái máy nha.
– Ông Nguyễn Duy Kim: VAT thì trừ qua trừ lại là một chuyện.
– Ông Lương Vĩnh Kim: VAT trừ qua trừ lại, bây giờ cái máy đó, mà anh mua vô với cái giá đó thì anh được trừ thuế thu nhập chứ. Anh được trừ chứ, về thuế là như nhau. Tức là, nó là một khoản chi phí của anh mà, đúng không em?
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ không. Tại vì, khi mà em mua của bên Konica với cái giá, ví dụ giá A đi, thì em bán cho bên anh giá B, thì cái năm đó em đã bị đóng thuế 22% trên cái B trừ A đó rồi. Bây giờ, nếu mà bây giờ em mua lại của anh, với cái giá B, rồi
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì cái máy này coi như em là lỗ đúng không?
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Đúng.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Là lỗ thì chi phí này em sẽ được trừ trong tổng số các chi phí. Tức là bây giờ em bán lỗ
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Lỗ thì em không bị đóng thuế thu nhập thôi, chứ không có được trừ.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Lỗ là lỗ khi quyết toán thuế thu nhập. Anh nói cho nghe nè. Quyết toán thuế không phải là quyết toán cho một sản phẩm. Thuế là quyết toán cho quý, cho năm. Thì ví dụ như bây giờ, một năm nè. Thuế thu nhập cái này là em lời 100, cái này, tháng này em lời 500, cái này em lỗ 300 thì bao giờ nó cũng lấy cái lời 600 trừ đi cái lỗ 300, em chỉ còn lời 300. Từ đó, nó mới lấy cái 300 này nhân với 22%. Có nghĩa là, cái việc mà em lỗ này, sẽ được trừ vào trong tổng chi phí. Có nghĩa là em vẫn không bị thế thu nhập.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Không. Tài khoản doanh thu nó có những cái khoản mà giảm trừ doanh thu. Bên phần thuế đó, là nó có cái hạn chế của 511 ở trong đó. Là ví dụ như là 532 hay 531 gì đó nó mới được trừ trong cái đó. Còn cái phần lỗ, okay cái phần lỗ của anh, anh không được tính thôi, chứ anh không có được trừ.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Quyết phán thuế là quyết toán năm. Còn hàng tháng, hàng quý là chỉ tạm tính thôi, nên tất cả những cái khoản này là được trừ. Anh nói với em là anh làm thanh tra thuế bao nhiêu năm, anh rất biết là toàn doanh nghiệp, khi mà quyết toán bao giờ người ta cũng dồn đến cuối năm, bao giờ cũng lấy phải tổng thu trừ đi tổng chi, rồi mới ra thu nhập chịu thuế. Các khoản chi này thì bao giờ cũng phải hợp lý hợp lệ. Phải không nào? Lấy Xích ma của lời trừ đi xích ma của lỗ, bao giờ dương mới có thuế thu nhập. Lỗ là không có thuế thu nhập. Người ta đã quyết toán theo cái kiểu đó, chứ không phải nói như em là một cái máy đó, là nó ra thuế thu nhập đó.
– Ông Trần Kim Chung: Nói tóm lại, bây giờ thì cứ theo đúng cái các cái hợp đồng từ trước tới giờ mà mình thực hiện. Cái đường đi của nó thế nào thì cứ lùi lại thôi, rì vợt thôi, không có gì. Còn những khoản khác thì Sao Nam chưa nghĩ đến chuyện đó, hoặc là nó ảnh hưởng đến cái chuyện đó. Thì anh cứ tiếp tục làm việc tìm giải pháp ACB đi.
– 28’02- Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi, bây giờ tôi nói với mấy anh như thế này nè, là tôi, tôi có thiện chí giải quyết, nhưng mà tôi nói với anh là đừng có làm khó. Anh hiểu không? Anh không nên làm khó việc này.
– Ông Trần Kim Chung: Tôi, không ai làm khó ai.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Không ai làm có ai hết. Tìm giải pháp thôi.
– Ông Trần Kim Chung: Làm đúng thôi.
– 28’30- Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ anh cứ về anh cứ làm, anh đưa ra đúng luật. Bây giờ anh đặt người ta vào trong trường hợp người ta không làm được. Tiền á, ví dụ đợt đầu, tôi chuyển cho anh 15% thì bây giờ anh chuyển trả cho ACB thì ACB lấy lý do gì mà ACB chuyển lại tiền đó cho tôi. Anh chuyển vô thì nó lấy lý do gì nó chuyển trả lại cho tôi.
– Ông Trần Kim Chung: Thì chuyển tất toán hợp đồng. Anh tất toán hợp đồng với nó.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nó ! Đó là ông ưng, ông nói. Tiền, ACB nó không có chuyển cho anh
mà tôi chuyển cho anh, bây giờ anh lại đi chuyển cho ACB, rồi tôi đi qua ACB tôi lấy lại.
– Ông Trần Kim Chung nói với Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thế thôi nhà luật sư nhé. Rồi. Bây giờ không biết luật sư còn vấn đề gì nữa không?
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thôi thế thôi.
– Ông Trần Kim Chung: Bây giờ thì nếu mà vướng cái hợp đồng một ngàn mốt thì tôi nghĩ là anh nên làm việc với ACB.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ nè, tôi đề nghị là giải quyết về phương diện là anh nhận lại cái máy c1100, còn thủ tục giải quyết sau.
– Ông Trần Kim Chung: Chưa đủ thủ tục thì Sao Nam không nhận được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Làm đi. Cứ cái biên bản 1070P làm trước đi. Còn cái máy kia, tôi sẽ giải quyết.
– Ông Trần Kim Chung và ông Nguyễn Duy Kim: Anh Nghiêm làm cái 1070 trước, nhé. Cái C1100 thì mình chờ cái ý kiến của anh Kim.
– 30’00– Ông Lương Vĩnh Kim: Cứ làm nhanh đi. Không. Tôi không còn ý kiến gì nữa. Tôi chỉ muốn lấy lại tiền của tôi thôi. Còn ý kiến gì thì bây giờ anh muốn thủ tục như thế nào, tôi phải làm cái gì là trong khả năng của tôi thôi. Tôi không hứa cái việc của người khác được. Còn người nào làm trật thì phải có cơ quan pháp luật yêu cầu họ. Ví dụ như thằng ACB nó làm như thế nào, nó làm không đúng luật thì cái việc đó còn phải đưa ra. Đưa ra để giải quyết nhiều bên. Anh hiểu không? Thậm chí cái đó là phải đem lên cơ quan thuế hỏi trường hợp này thì giải quyết thế nào? Thế thôi, đơn giản lắm. Rồi. Thế là xong. Bây giờ ông cứ làm cái 1070 cho tôi, cho xong đi. Rồi cái này là bây giờ lên sẽ hỏi cơ quan thuế. Thuế nó nói là bây giờ cái này hạch toán thế nào. Mình có hợp đồng, có hóa đơn rất đầy đủ, thì bây giờ thuế nó bảo là phải làm thế nào thì tôi làm thế ấy. Tôi dễ lắm. tôi sẽ gọi cho cái Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ về thuế, cơ quan thuế chỗ nào đó quản lý, là tôi sẽ giải quyết cho các anh.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Rồi. Có được cái hướng dẫn của thuế thì mình có làm theo như vậy.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Là mấy anh sẽ yên tâm luôn. Vậy thôi. Nên thành ra là nó dễ lắm. Ông cứ giải quyết dùm tôi cái 1070P.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tinh thần làm việc của cả hai bên thế này nè, giải quyết càng nhanh càng tốt, trong tuần này là giải quyết cho nó xong.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Biết rồi, nhưng mà bây giờ giải quyết cho tôi cái 1070P là không còn vướng nữa.
– 30’48- Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái đó kí trong ngày hôm nay.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Ừ, kí ngày hôm nay. Rồi. Còn một câu cần nói nữa là, tôi sẽ gửi một cái văn bản, cùng với các chứng từ, tôi yêu cầu Phòng Hỗ trợ Tuyên truyền về thuế hướng dẫn trường hợp này phải giải quyết thế nào, nó cho văn bản. Cục thuế có ý kiến thì ó ý kiến rồi thì ACB phải chấp hành. Mà mình cũng phải chấp hành, bởi vì đó là ý kiến của cục thuế. Trong trường hợp này, họ hủy hợp đồng thì nó sẽ như thế nào. Như vậy là các thông tin này mà nếu lộ ra thì không phải do tôi. Vì tôi phải gửi lên cục thuế. Đây là tôi nói vì hồi nảy tôi cam kết. Đúng không nào? Tức là bây giờ tôi phải gửi lên cục thuế để cục thuế làm. Thì bây giờ đó, là có luật sư. Như vậy thì cái hợp đồng mấy bên, với hồ sơ này, tôi gửi lên cho Cục thuế. Thì cái đó không phải là do tôi. Nhưng mà tôi phải gửi lên tôi hỏi. Nếu như mấy anh yêu cầu như vậy. Đó. Nó đơn giản thôi. Để mà nó ra ba bên thì thủ tục như thế nào về thuế. Còn tiền chuyển trả thì bây giờ tôi muốn hỏi ai chuyển trả cho tôi? Tôi hỏi anh hay hỏi ai? Chứ bây giờ tôi biết hỏi ai?
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tiền chuyển nhưng mà thuế nó giải quyết như thế nào, chứ tiền chuyển gì là dễ thôi, nhưng vấn đề là sau này hạch toán thuế như thế nào thôi, chứ còn tiền thì chuyển cho anh chứ.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Ổng (Trần Kim Chung) nói ổng chuyển cho ACB kìa.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Không. Bình thường phải như thế thì bên này mới hạch toán được.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Thì bây giờ mình cứ đợi cái văn bản của cục thuế. Thuế hướng dẫn như thế nào thì mình sẽ làm như thế đó.
– 32’04- Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Trong trường hợp cụ thể này, hướng dẫn nó như thế nào thì buộc thằng ACB hoạt động. Bên này sẽ làm như vậy. Tôi làm những cái để sau này tôi trình ra quyết toán thuế. Đây này, cái trường hợp này như thế này này, tôi có hướng dẫn, tôi làm như thế này này. Ông nhờ Cục thuế làm ngay trong ngày mai đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Tôi nói với Dương chỉ đạo lính làm ngay thôi chứ có gì đâu. Nhưng mà nó lèn èn nhiều thứ. Ông hiểu không? Nói vậy chứ bây giờ mà cái hồ sơ mà gửi lên cho nó, đù mà, từ cái chuyện này, chuyện kia, tự nhiên nó lèn èn nhiều thứ lắm, nó rách việc. Nhiều khi, mình lại tự nhiên coi như mình lại bo6i việc ra. Anh em mình ngồi lại với nhau giải quyết chuyện này, rồi tự nhiên đem cái hồ sơ đưa cho người ta, nhức đầu.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thế thì bảo mật bên ACB, bảo ACB chấp nhận cái việc này đi.
– 33’04- Ông Lương Vĩnh Kim: Không. ACB nó không chịu đâu, nó không hạch toán được đâu. Tôi biết chắc là nó không làm được. Thôi bây giờ, bây giờ là thế này, là anh nói với tôi là thằng gì, bên kia, hồi xưa, là anh lấy nó 10% đúng không? Mười phần trăm tiền à máy đúng không? Anh bán anh ăn hoa hồng 10%, anh nói anh với thằng kia đúng không? Tức là máy C1100 đó. Tức là anh nói anh bán máy cho thằng Konica, bây giờ anh chuyển tiền hết cho nó thì tất nhiên là anh có bị mất 10% không? Anh ăn 10% là ba trăm triệu đúng không? Đúng không? Anh nói với tôi là mười phần trăm, có nghĩa là, nếu như nó hạch toán qua cho anh thì chênh lệch là 10%. Anh nói 10% cái máy ba tỷ. Như vậy là thằng Konica phải trả lại cho anh là 2,7 tỉ. Và anh phải xuất cho nó cái hóa đơn là 2,7 tỉ đúng không?
– Ông Nguyễn Duy Kim: Đúng rồi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Như vậy là cái phần lỗ, nếu có thì lỗ ba trăm triệu đó, đúng không? Đúng không nào? Đúng không anh? Rồi rồi. Thì nếu mà anh nói như vậy, thì tôi sẽ hiểu được cái câu chuyện là như thế. Còn nếu như cái hóa đơn đó mà thằng Konica, nó xuất cho anh 1,5 tỉ chẳng hạn thì bây giờ cái độ lệch của cái tiền lỗ đó nó nhiều. Biết để làm chi, để mình tính cho nhau. Anh hiểu không nào, mình tính cho nhau, để trong trường hợp nào đó, là nó sẽ bớt thiệt hại cho anh. Bởi vì, có nhiều khi, mà nó lệch, mà nó lỗ chừng vài chục triệu là con số không đáng kể, để mình phải đi giải quyết thủ tục, nó phức tạp. Nhưng mà nếu như con số mà nó lệch là số tỷ thì lại khác. Ba trăm triệu thì nó lệch cũng nhiều, nhưng mà nó lại chưa tới con số tỷ để truy ra cái thu nhập lớn.
– Ông Trần Kim Chung: Không bao giờ, tôi lại.
– 35’00- Ông Lương Vĩnh Kim: Anh lấy ví dụ vậy, để mình nói cho nó hết ý. Phải không? Bởi vì mình không hiểu nó.
– Ông Trần Kim Chung: Konica nó chỉ trả lại cái số tiền mà tôi mua của Konica thôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nói tóm lại là nó chỉ trả cái lại cái số tiền mà trước đây nó xuất qua cái hóa đơn anh bao nhiêu.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ đúng rồi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Đó. Rồi anh xuất hóa đơn cho tôi. Bây giờ anh vướng ở chỗ là bây giờ tôi xuất lại cái này. Thì anh dôi ra khoản lệch và lời lời.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Đúng rồi. Đúng. Đúng rồi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Còn thuế kia thì không thành vấn đề. Đúng không?
– Ông Trần Kim Chung: Thuế thì bây giờ tôi phải.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thuế giá trị gia tăng thì đâu có gì đâu. Thế giá trị gia tăng thì đâu có ảnh hưởng gì đâu. Em vẫn được khấu trừ vô trong thuế giá trị tăng mà. Đúng không?
– Ông Trần Kim Chung: Đúng rồi. Nếu mà trở lại thì mình được giảm doanh thu, giảm doanh thu có nghĩa là giảm thuế. Còn nếu mà hình thức mua lại thì giống như hình thức mua bán. Tôi mua anh là thí dụ như ba tỷ, thuế đầu vào của tôi là ba trăm.
– 36’03- Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà bây giờ tôi muốn người hỏi bên anh với một thiện chí, là bây giờ em làm kế toán, bây giờ em nói là anh xuất bán lại cho bên em thì khoảng lỗ là bao nhiêu?
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Thì cái bản tính mà bên em đưa, là có cái phần mà, nếu mà bên anh tất toán với ngân hàng ACB đó, thì có những cái khoản tiền mà tiền thuế nè.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Đâu? Tiền thuế đâu? Thuế thu nhập nghiệp đã đóng là một trăm bốn chục triệu. Rồi. Đúng không? Đây nè, thuế này một trăm bốn triệu, đúng không? Khấu hao là không nói nữa. Đúng không? VAT em đã đóng là sáu mươi ba triệu đúng không?
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ thì hai cái khoản này, cái chênh lệch đó hai cái khoảng đó là hồi nãy là bên em nói, nếu mà bên anh xuất hóa đơn cho bên em thì sẽ
– Ông Lương Vĩnh Kim: VAT là không bị, là sẽ lấy lại liền.
– Ông Trần Kim Chung: Cái này là chênh lệch. Cái này chênh lệch VAT. Chênh lệch.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Chênh lệch VAT là sao anh chưa hiểu.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Tức là chênh lệch đầu vào với đầu ra mà bên em đã đóng.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Tức là anh đóng VAT là sáu mươi …
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Trong cái thương vụ năm 2014 của mình á, là cái phần mà chênh lệch VAT là sáu mươi ba triệu.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi, 63 triệu. Bây giờ anh xuất cho em tới ba trăm triệu tiền thuế VAT.
Anh xuất lại một cái hóa đơn anh bán cho em thì có nghĩa là em đầu vào của em cái đó là tới ba trăm triệu rồi. Thì em xuất ra là cái đó em được khấu trừ.
– Ông Trần Kim Chung: Tôi phải xuất cho ai? Bây giờ tôi phải xuất trả lại cho thằng Konica với cái giá với cái giá thấp hơn.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thấp hơn thì chênh lệch VAT này được khấu trừ vào cái khác mà.
– Ông Trần Kim Chung: Làm sao tôi bán lỗ được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Được khấu trừ. VAT là được khấu trừ.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Không. Lúc đó thì nó sẽ gây ra rất là những cái hệ lụy là gì? Thuế sẽ đánh dấu hỏi ở những chuyện này.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thuế là bên em được khấu trừ, trên cơ sở là số mua vào bán ra.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ.
– 38’04- Ông Trần Kim Chung: Anh Kim à, anh Kim nè, tôi giải thích cho anh, có luật sư Nghiêm ở đây, tôi không có nói sai. Luật sư Nghiêm cũng đã có mặt trong cuộc họp giữa tôi với Konica. Tôi cũng đã đặt vấn đề đó mà Konica không chấp nhận. Nếu không phải là hàng bán trả lại thì Konica cũng không hạch toán được luôn.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Nó phải là hàng bán trả lại. Hàng bán rồi, bây giờ trả lại.
– Ông Trần Kim Chung: Có luật sư Nghiêm có mặt cuộc họp giữa tụi tui với Konica. Đúng không anh Nghiêm?
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Thằng gì kế toán nhỉ? Trình kế toán.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi. Bây giờ mình nên để nghiên cứu anh Chung à. Cái này tôi sẽ nghiên cứu cho. Thuế má với các thứ, anh em mình kết thúc ở đây với thiện chí là để giải quyết việc này cho nó xong đi, còn cái chuyện cũng không có gì.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Tức là không lợi dụng cái khó khăn của nhau để đưa ra thêm nữa.
– 39’15- Ông Lương Vĩnh Kim: Không gây rắc rối. Bây giờ là chúng ta đã thỏa thuận với nhau rồi, có nghĩa là bây giờ chỉ còn lại là vấn đề thủ tục. Rồi. Sao cho tôi, anh và Konica nữa. Như anh đã nói, đó là, Konica mà không hạch toán được bán hàng trả lại thì rất là kẹt cho Konica. Bởi vì như thế này, bởi vì, ờ
– Ông Nguyễn Duy Kim: Bởi vì họ không thực hiện được thì Sao Nam cũng không thực hiện được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Đúng rồi. Đúng. Cái thủ tục là phải trả lại. Nhưng mà thủ tục trả lại, mà theo tôi là nó đang vướng cái chỗ ACB để tôi coi. Bây giờ thế này, tôi sẽ làm việc, để tôi nói luôn để tháo gỡ: Một là tôi sẽ trả tiền cho ACB, sạch, tôi yêu cầu ACB xuất một cái hóa đơn cho anh và họ có một cái văn bản xác nhận rằng, là toàn bộ cái số tiền theo cái VAT này là tôi đã trả cho họ, họ đề nghị với anh là chuyển cho tôi.
– Ông Trần Kim Chung: Không. Không chuyển được.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì đã có văn bản xác nhận của ACB rồi, tức là cái số tiền là toàn bộ luôn, ba tỷ tư luôn. Tức là tôi phải xuất lại cho họ là ba tỷ tư. Anh hiểu không? Đồng thời tôi trả toàn bộ nợ cho họ. Toàn bộ ba tỷ tư đó là tiền của tôi. Họ xuất hóa đơn cho anh. Và họ có một cái văn bản rằng cái số tiền này mà ba tỷ tư trên cái hóa đơn này là họ đề nghị anh trả trực tiếp cho tôi. Bởi vì họ cho vay tài chính họ đã lấy hết vốn.
– Ông Trần Kim Chung và Nguyễn Duy Kim: Thì họ chỉ định à. Họ chỉ định chuyển cho tài khoản nào thì tụi này chuyển vô tài khoản đó.
– 40’46- Ông Lương Vĩnh Kim: Ở đây không phải là chỉ định mà là họ ghi trong biên bản. Họ xác định là anh chuyển cái tiền đó lại cho tôi thì mình mới làm được.
– Ông Trần Kim Chung: Bây giờ, tôi chỉ cần ACB ký xác nhận, khi nào mà chuyển tiền cho anh Kim thì coi như hết nợ. Vậy thôi. Cái chuyện đó là không thành vấn đề. Mình chuyển khoản với nhau mình không thành vấn đề. Vấn đề là ở chỗ là chủ sở hữu là ai.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi, về cái thủ tục này anh coi lại cái đó. Về bên bộ phận của anh mấy đứa nó, chắc là hắn làm cái này có kinh nghiệm rồi. Cái hồ sơ nó anh đang giữ thì anh làm đi. Vì tôi nói, còn vấn đề ở chỗ là lâu lắm rồi tôi cũng không làm.
– 41’48- Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái phương án này là được, bởi vì thế này, anh phải tất toán, anh phải chịu thiệt một chút. Anh phải bỏ tiền ra, anh tất toán với thằng ACB trước.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thì tất toán là đương nhiên rồi. Bây giờ nó phạt là nó đưa hết bản xuống rồi, nó đưa phạt trả sớm trước hạn là nó đưa xuống rồi. Thì bây giờ tôi phải trả cho nó toàn bộ số tiền đó, kể cả thêm một cái khoản bị phạt, đấy, thì nó mới ra cái hóa đơn.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Như là tín dụng phạt trả nợ trước hạn đấy.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Phạt trả trước hạn đó. Bây giờ nó phạt trả trước đó. 2% trên cái số trả trước. Tức là, ví dụ như mình, trước đây mình trả đúng hạn đấy rồi, nó trừ lùi dần mà, thì mình trả. Bây giờ mình trả trước phần nào thì nó phạt mình 2% nhân với số trả trước. Ví dụ mình vay hai tỷ sáu, mình trả còn hai tỷ ba thì bây giờ nó phạ 2% nhân với hai tỉ ba.
– 42’31- Ông Trần Kim Chung: Tôi đang nghĩ là anh, nếu mà anh làm cái đó thì bây giờ là dễ, khi mà anh xong cái ACB rồi thì coi như là anh chắc ăn rồi, phần còn lại bây giờ là, mọi rủi ro và mọi cái nó sẽ dồn về ACB.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Rủi ro sao dồn về ACB?
– 42’46- Ông Trần Kim Chung: Không. Tức là ý tôi muốn nói là phần trách nhiệm á. Tại vì tôi nó với anh là phần trách nhiệm thuộc về ACB.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Trách nhiệm là trách nhiệm, quan trọng là tiền chứ trách nhiệm là cái gì? Bây giờ vấn đề là tôi phải nói ACB lên để họ làm việc. Để giải quyết việc đó thì họ cũng có trách nhiệm trong cái việc này. Họ mà không giải quyết việc này mà tôi không thanh toán lãi. Họ không ký hợp đồng cho tôi thì tháng tới tôi không thanh toán lãi.
– Ông Trần Kim Chung: Thì trong văn bản, ACB họ nói rõ đó, nếu cần thiết mà họp ba bên thì lúc đó thì ACB họp chứ có gì đâu.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Họ có ý kiến với anh rồi chứ gì?
– Ông Trần Kim Chung: Ủa, anh không đọc cái văn bản tôi đưa cho anh à?
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi, làm cái 1070 trước đi. Còn cái thủ tục đó, nó vướng chỗ đó, để giải quyết. Thôi. Tôi thì tôi không thấy cái gì vướng cả, nhưng mà thôi. Cái này của em nè, trả lại cho em. (ông Lương Vĩnh Kim vừa nói vừa trả chứng từ lại cho bà Mai Thị Thùy Dương)
– 43’47- Ông Trần Kim Chung: Mình thu hồi lại tất cả những cái gì, tại vì cái này, những con số này cũng không bao nhiêu. Anh coi cái văn bản của ACB đi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Bọn này nó tức cười lắm. Tự nhiên trả lời văn bản mà không trả lời được, (ông Kim đọc): “vì lý do bảo mật, trong trường hợp cần thiết thì giải quyết vấn đề có sự hiện diện của ba bên thì leasing sẽ tham gia. ACB xin trả lời các câu hỏi của Sao Nam như sau: Quyền sở hữu liên quan đến hợp đồng này hiện nay là của ACB. Việc thực hiện phương thức bán trả lại trong hai trường hợp: – Trường hợp một: Phát hành sách Sài Gòn gửi đơn yêu cầu tất toán trước hạn và có điều kiện không mua lại tài sản thì ACB sẽ xuất bán tài sản.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Đó là họ vẫn đồng ý xuất hóa đơn lại cho bên em.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà xuất trả lại chứ không phải là xuất bán.
– Bà Mai Thị Thùy Dương: Bên em đang cần xuất trả lại mà.
– 45’01- Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà họ ghi là xuất bán lại cho Sao Nam chứ không phải xuất trả lại. “Trường hợp 2: Phát hành sách Sài Gòn gửi đơn yêu cầu tất toán trước hạn và có điều kiện mua lại tài sản thì ACB sẽ xuất bán tài sản cho pháp sách Sài Gòn. Lúc này, việc xuất bán tài sản cho Công ty Sao Nam phụ thuộc vào quyết định của Công ty Phát hành sách Sài Gòn”.
– Ông Trần Kim Chung: Theo tôi, trường hợp một là dễ thôi anh.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Trường hợp một thì tôi gửi đơn yêu cầu tất toán trước thời hạn. Mà bây giờ nó có cái kẹt là còn tới hai tỉ mấy. Hai tỷ mấy cái tiền đó. Mà anh mà không nhận được cái tiền này thì anh lại không có tiền đâu mà đi trả cho nó hai tỷ mấy.
– 45’30- Ông Trần Kim Chung: Bây giờ thì nó kẹt cũng giống như Sao Nam. Anh bảo bây giờ là, là, là đó. Chính tôi cũng muốn
– Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi để làm việc tay ba. Anh sẽ làm việc tay ba để cho thằng ACB, để tao làm việc với ông giám đốc của nó. Để tao đi xuống tới tận nơi, để tháo gỡ việc này.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Cái này in ra đi chứ không phô tô.
– 45’48 – Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi. Thôi. Bây giờ thế này, cái hợp đồng C1100 để lại, để chiều nay tôi sẽ làm việc. Còn ông á, ông làm cái kia để chiều ký luôn. Rồi. Anh Chung hả. Để làm sao để bảo đảm là đó.
– 46’00- Ông Trần Kim Chung: Thì nội dung đã nói hết với nhau rồi, tôi nghĩ là anh cũng không nên có những cái nói năng ảnh hưởng đến anh em, tôi là người chịu trách nhiệm chứ anh em ở đây chỉ làm công ăn lương thôi.
– Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Nhưng mà tôi nói anh thế này, anh phải nhanh chóng giải quyết việc này, bởi vì một ngày là tôi phải trả tiền lãi ngân hàng một ngày, tôi phải chịu. Nên bên anh mà không có thiện chí giải quyết thì tôi ngủ cũng không được. Tôi ngủ không được, nhiều khi tôi nảy ra ý này, chuyện nọ thì các anh ngủ cũng không được.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Không nói chuyện hôm qua nữa. Nói chuyện hôm nay thôi.
– 46’33- Ông Lương Vĩnh Kim: Tại vì ông này ông yêu cầu như vậy. Có nghĩa là anh yêu cầu, anh yêu cầu như vậy thì có nghĩa là gì, là tôi cũng yêu cầu anh là như vậy. Để chi, để cho mọi người yên lòng.
– 46’45- Ông Nguyễn Duy Kim: Thì bây giờ là xong rồi. Rồi.
– Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Đi nhá. Đồng chí Kim. Đi nhé. Bắt tay cái.
– 47’06- Ông Lương Vĩnh Kim: À bao giờ thì ông chuyển cái văn bản để ký. Biên bản. Có gì chuyển cho tôi nhé.
Bình luận