Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

22. Bồi thường thiệt hại – Tiền bồi thương: Định hướng chung

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI – TIỀN BỒI THƯỜNG
Định hướng chung

Nghiên cứu này minh chứng một cách cụ thể những khó khăn, trở ngại trong việc dịch mà việc tìm kiếm một thuật ngữ chung gặp phải. Thực ra, trong một số hệ thống pháp luật, một số thuật ngữ mang ý nghĩa đặc thù hơn trong các hệ thống pháp luật khác. Vì vậy, trong hoàn cảnh này, sẽ là hợp lý nếu chấp nhận những thuật ngữ có nghĩa ga62ngio16ng nhất có thể trong số các thuật ngữ khác nhau được đưa ra, trên cơ sở cân nhắc hoàn cảnh văn hóa pháp ly1ma2 các thuật ngữ hoặc từ ngữ này có xu hướng được sử dụng.

1. Thuật ngữ “bồi thường thiệt hại” (“dommages et intérêts – thiệt hại”), (“damages – thiệt hại”) có thể được giữ lại với điều kiện phải tính đến những nhận xét sau đây:
Trong một số hệ thống pháp luật, ví dụ như hệ thống pháp luật của Pháp, các thuật ngữ “dommages et intérêts” và “dommages -intérêts” thường được sử dụng như các thuật ngữ đồng nghĩa. Ngoài ra, sự kết hợp giữa hai thuật ngữ, một bên là thuật ngữ “dommages” và một bên là thuật ngữ “intérêts”, sẽ thường được coi là dùng thừa từ, ngay cà khi thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi. Nếu như chúng ta lưu giữ trong tiếng Pháp thuật ngữ “dommages et intérêts”, thuật ngữ dịch ra tiếng Anh có nghĩa gần nhất chắc chắn chỉ có “damages”, đôi khi được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “loss compensation – bồi thường mất mát“. Thuật ngữ bằng tiếng Anh nhấn mạnh đến chức năng sửa chữa, khắc phục của việc bồi thường thiệt hại. Vì vậy, cần phải chỉ rõ những khoản bồi thường thiệt hại được sử dụng theo nghĩa này bằng một phẩm chất phù hợp để phân biệt (“exemplary damages – thiệt hại mang tính mẫu mực”, “nominal damages – thiệt hại danh nghĩa”, “restitutionary damages – thiệt hại bồi thường”, và “disgorgement damages – thiệt hại do trào ngược”.
Thuật ngữ dommages et intérêtscó thể được định nghĩa là một khoản tiền mà thụ trái phải trả cho trái chủ để sửa chữa những thiệt hại phát sinh do việc không thực hiện, thực hiện không tốt hoặc thực hiện chậm trễ một trong số các nghĩa vụ của mình. Việc bồi thường thiệt hại bù đắp, một cách gần như nhất quán trong các bài viết khác nhau được phân tích, cả lãi mất hưởng và các mất mát phải chịu.
Trong các nguồn tài liệu khác nhau được nghiên cứu, thuật ngữ này hàm ý nhiều chức năng khác nhau: khắc phục thiệt hại, thực hiện tương đương hoặc chế tài trừng phạt. Vì vậy, để cho rõ ràng, chúng ta có thể quy định rõ đó là bồi thường thiệt hại bù trừ, bồi thường thiệt hại tương ứng hay bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt. Đặc biệt, liên quan đến bồi thường thiệt hại bù trừ, cần phải xác định một cách chính xác và thống nhất phạm vi bù trừ được xem xét: liệu phạm vi này có bao gồm cả lợi ích thiết thực, tức là lợi ích mà lẽ ra việc thực hiện hợp đồng phải mang lại cho người có quyền (chủ nợ), và lợi ích nghịch, tức là lợi ích mà đáng lẽ ra trái chủ phải có khi không ký hợp đồng với thụ trái nhưng cuối cùng lại không thực hiện nghĩa vụ?

2. Các nguồn tài liệu khác nhau được nghiên cứu dường như tách biệt bồi thường thiệt hại lãi chậm trả, vấn đề này được xem xét theo một cơ chế khác. Với mong muốn thống nhất các thuật ngữ, trong trường hợp này, có vẻ như việc sử dụng thuật ngữ “bồi thường thiệt hại lãi chậm trả” (“intérêts moratoires – lãi suất trả chậm”) thể hiện một cách rõ ràng hơn sự khác biệt về cơ bản như đã được khẳng định.

3. Thuật ngữ “Tiền bồi thường” (indemnité – đền bù) cũng thuộc phạm vi từ vựng được xem xét ở đây. Trong luật so sánh, thuật ngữ này có vẻ được sử dụng nhiều hơn do sự thống nhất trong ngôn ngữ mà không cần phải gắn với một cơ chế đặc thù nào. Một nghiên cứu về cách hiểu cho thấy thuật ngữ này khá mập mờ bởi vì nó được sử dụng với hai nghĩa khác nhau.
Một mặt, thuật ngữ này chỉ một khoản tiền đã được quy định trong hợp đồng là sẽ phải trả trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, mà trong một số trường hợp, hoàn toàn độc lập với mọi thiệt hại. Trong trường hợp đầu tiên này, cần phải quy định rõ là thuật ngữ này liên quan đến các điều khoản của hợp đồng về việc thanh toán tiền bồi thường thiệt hại. Thực ra, cũng dựa trên những nhận xét về luật so sánh, chúng ta có thể tự hỏi liệu có nhất thiết phải chứng minh những khác biệt về thuật ngữ theo chức năng cảu các điều khoản như vậy: Như vậy, chúng ta nói về điều khoản phạt đối với các điều khoản có chức năng trừng phạt và điều khoản bồi thường thiệt hại đối với các điều  khoản có mục đích khắc phục thiệt hại phải chịu bằng một khoản tiền cố định đươc xác định trước.
Mặt khác, thuật ngữ này còn được áp dụng, một cách hãn hữu, đối với một số cơ chế bảo vệ mang tính bắt buộc. Các cơ chế này đặc biệt có lợi đối với các đại lý thương mại và các khách du lịch. Chúng ta có thể làm rõ hơn thuật ngữ này trong một số hoàn cảnh khi mà việc bồi thường thiệt hại không nhằm để  khắc phục thiệt hại xảy ra mà thực ra là để đảm bảo cân đối tài chính giữa các bên bị ảnh hưởng bởi việc chấm dứt hợp đồng. Trường hợp thứ nhất chính là bồi thường khắc phục hậu quả trong khi trường hợp thứ hai có vẻ giống với bồi thường thiệt hại cho khách hàng./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar