Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

23. Bồi thường thiệt hại – Tiền bồi thường: Cách hiểu của EC và quốc tế

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI – TIỀN BỒI THƯỜNG
Cách hiểu của Cộng đồng châu Âu và quốc tế 

Nghiên cứu về cách hiểu của quốc tế và Cộng đồng châu Âu cho thấy sự phong phú của các thuật ngữ được sử dụng để chỉ khoản tiền được dành để bù đắp thiệt hại. Khoản tiền dành cho việc này đáp ứng các cách gọi khác nhau:  “dommages et intérêts”, “dommages -intérêts”, (indemnité – đền bù), “dedommagement” hay “damages”, đôi khi đi cùng với các từ chỉ tính chất để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ này, ví dụ như bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt hay bồi thường thiệt hại lãi chậm trả. Đứng ở góc độ thuật ngữ học, có hai dòng thuật ngữ phổ biến nhất cần phải chú ý là: “dommages et intérêts hoặc “dommages -intérêts” (thiệt hại) (I) và “indemnité” (đền bù) (II). 

I. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ “BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI”

Sự đa dạng các chức năng bồi thường thiệt hại không phải là nét đặc thù của lĩnh vực hợp đồng. Vì vậy, điều 10.10 của Các nguyên tắc pháp luật châu Âu về trách nhiệm dân sự viết năm 2006 định nghĩa bồi thường thiệt hại như là thanh toán một khoản tiền “để bù đắp thiệt hại mà nạn nhân phải chịu. Thêm vào đó, bồi thường thiệt hại có chức năng phòng ngừa“. Vì vậy, nhiều chức năng được gán cho bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực hợp đồng. Bồi thường thiệt hại có thể bù đắp thiệt hại phải chịu; bồi thường thiệt hại có thể đảm nhiệm chức năng đe dọa vì như vậy mỗi bên đều có động cơ lớn là không gây ra thiệt hại cho bên kia; cuối cùng, bồi thường thiệt hại có thể có chức năng trừng phạt khi bồi thường thiệt hại là một chế tài áp dụng cho bên vi phạm nghĩa vụ không cần bất kỳ quan hệ nào với thiệt hại phải chịu.
Trong hầu hết các tài liệu đươc nghiên cứu, có ba loại bồi thường thiệt hại được định hình. Loại thứ nhất được hình thành từ bồi thường thiêt hại tinh thần, được định nghĩa một cách tích cực bởi một cơ chế chuyên biệt, gần như đồng nhất trong các tài liệu khác nhau được nghiên cứu (A). Ngược lại, loại thứ hai sẽ được xem xét thì đa phần bị loại ra trong lĩnh vực hợp đồng: đó là bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt (B). Loại thứ ba liên quan đến bồi thường thiệt hại mang tính bù đắp, mặc cho chức năng tự nhiên của việc bồi thường thiệt hại là khắc phục, vẫn gợi nhiều do dự nhất (C).

A. Bồi thường thiêt hại lãi chậm trả

Bồi thường thệt hại lãi chậm trả được điều chỉnh bởi nhiều quy định riêng biệt trong các tài liệu nghiên cứu. Nhìn chung, cơ chế bồi thường thiệt hại lãi chậm trả đặc trưng bởi việc tiền bồi thường đươc đánh giá và quy định bằng một khoản tiền cố định và được trả một cách tự động ngay khi việc chậm thực hiện nghĩa vụ được ghi nhận mà không cần trái chủ phải chứng minh thiệt hại phải chịu do việc chậm thực hiện nghĩa vụ. đó là chức năng gia hạn của bồi thường thiệt hại loại này nổi trội nhất theo nghĩa bản thân việc chậm thực hiện nghĩa vụ mà không cần bất kỳ thủ tục nào khác, đã cho phép được bồi thường một khoản tiền cố định, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc chứng minh hoặc ghi nhận một thiệt hại nào đó (1). Tuy nhiên, Chỉ thị ngày 29/6/2000 liên quan đến việc chống chậm thanh toán gán cho lãi chậm trả hai chức năng mơ hồ hơn: đó là chức năng bồi thường và chức năng hăm dọa (2).

1. Chức năng gia hạn chuyên biệt của bồi thường thiệt hại trong trường hợp chậm thanh toán
Trong cuộc tranh luận về nội dung của lex mercatoria như là nó có thể được áp dụng trong lĩnh vực trọng tài quốc tế, nói chung người ta thường xem như không tồn tại một quy tắc xuyên quốc gia về lãi chậm trả . Tuy nhiên, lãi chậm trả được điều chỉnh bởi các quy định trong nhiều văn bản quốc tế và của cộng đồng châu Âu. Lãi chậm trả được quy định riêng tại Điều 78 của Công ước Viên ngày 11/4/1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CVIM): mọi khoản tiền phải trả đều làm phát sinh lãi. Văn bản này được viết một cách rất chung để bao gồm các khoản nợ tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán: giá mà bên mua đã thanh toán hoặc phải được bên bán hoàn trả trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, các khoản ứng trước, khoản tiền còn lại, khoản đã thu, chi phí mà một trong các bên đã phải trả thay cho bên kia. Khoản lãi này không có một chức năng bồi thường nào cả. Ngay cả bản văn quy định này cũng “để dành” việc việc bồi thường thiệt hại mà trái chủ có thể yêu cầu theo quy định tại điều 74; trái chủ không có nghĩa vụ phải chứng minh một thiệt hại nào đó phát sinh từ việc chậm thực hiện nghĩa vụ và luận thuyết dường như cũng nhất trí để coi thụ trái không thể được miễn thực hiện khi chứng minh việc không thể thực hiện nghĩa vụ.
Bồi thường thiệt hại lãi chậm trả cũng thuộc một cơ chế đặc biệt trong Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (ấn bản năm 2004), Bộ nguyên tắc pháp luật chầu Âu về hợp đồng (PDEC) và Bộ luật luật châu Âu về hợp đồng của viện các luật gia tư pháp châu Âu Pavie (“Dự luật PAVIE”). Điều 7.4.9 Các nguyên tắc luật thống nhất cũng quy định một cơ chế đặc thù cho bồi thường thiệt hại lãi chậm trả (“bồi thường thiệt hại do không thanh toán một khoản tiền” – “interest for failure to pay money”). Trong trường hợp chậm thanh toán, trái chủ được bồi thường tương ứng với khoản tiền khoán trước tương ứng với lãi của số tiền chậm trả cho khoảng thời gian kể từ ngày đến hạn phải trả đến khi thực trả. Việc thanh toán khoản tiền này không phụ thuộc vào bất kỳ thiệt hại nào và phải được thực hiện kể cả trong trường hợp bất khả kháng: như nhận xét này đã nhấn mạnh, trong trường hợp vừa nêu, khoản tiền này không nhằm để khắc phục thiệt hại mà để bù trừ sự giàu lên của thụ trái.
Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng PDEC phân biệt giữa bồi thường thiệt hại thông thường với bồi thường thiệt hại lãi chậm trả; theo đó, điều 9:508 dành riêng để quy định về bồi thường thiệt hại lãi chậm trả. Bồi thường thiệt hại lãi chậm trả được quy định một cách đặc thù trong quy định này và có thể được bổ sung bởi bồi thường thiệt hại để khắc phục những thiệt hại bổ sung, như là lãi mất hưởng mà trái chủ có thể ký hợp đồng với bên thứ ba nếu việc thanh toán được thực hiện đúng thời hạn đã thỏa thuận. Vì vậy, điều 9:508 dành những đặc thù cho bồi thường thiệt hại lãi chậm trả, được nhấn mạnh bởi các bình luận. Đặc điểm khoán của bồi thường thiệt hại lãi chậm trả đã được khẳng định cũng như là tính tự động của bồi thường loại này: việc chậm thanh toán dẫn đến khoản bồi thường loại nầy, một mặt không cần trái chủ phải chứng minh thiệt hại, mặt khác không cần thụ trái thanh toán có thể viện dẫn một lý do miễn trách nhiệm nào đó. Điều 169 của Dự luật PAVIE cũng có những điều khoản riêng về việc “khắc phục” các nghĩa vụ thanh toán sẽ được áp dụng trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Bản dịch tiếng Anh của quy định này cũng khá mơ hồ: “sự bù đắp” được chiếu theo bằng việc thanh toán một khoản “interest – lãi”. Đọc qua thì bản văn có thể cho cảm giác là bồi thường thiệt hại này có chức năng bồi thường. Tuy nhiên, quy định dự kiến có liên quan đến Bộ Nguyên tắc UNIDROIT và Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng PDEC ở khía cạnh mà các quy định này nhấn mạnh đến yếu tố quá hạn của bồi thường thiệt hại. Khoản tiền phải trả làm phát sinh lãi mà không cần trái chủ phải chứng minh là có thiệt hại và cũng không cần thụ trái thanh toán phải viện dẫn một lý do miễn trách nhiệm nào đó. Nếu không có quy định cụ thể, lãi suất chậm trả được ấn định bằng việc dẫn chiếu đến lãi suất mà Ngân hàng trung ương châu Âu công bố. Khoản tiền phải trả có thể được điều chỉnh lại theo các phương thức được tài liệu này chỉ ra. Chính các khoản tiền phải thanh toán căn cứ theo tài liệu này sinh ra lãi và có thể được điều chỉnh lại.

2. Chức năng hăm dọa và bồi thường của lãi chậm trả trong chỉ thị liên quan đến việc chống thanh toán chậm.
Lãi chậm trả đã trở thành một thách thức đối với việc thực hiện của thị trường nội khối, vì nhiều hành vi chậm thanh toán được ghi nhận trong các giao dịch thương mại trong nội bộ Cộng đồng châu Âu. Mục tiêu của chỉ thị này nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi chậm trả mang tính răn đe cả về nội dung lẫn về thủ tục. Lý do 16 của chỉ thị này công bố một cách rõ ràng tham vọng của chỉ thị này: biến lãi chậm trả thành một chế tài trừng phạt việc vi phạm hợp đồng mang tính hăm dọa đối với các thụ trái thanh toán. Thực ra, cơ quan lập pháp nêu lên trong lý do này là việc chậm thanh toán có lợi về mặt tài chính cho thụ trái thanh toán trong hầu hết các quốc gia thành viên do lãi chậm trả thấp và các thủ tục kiện cáo kéo dài.
Điều 3 của chỉ thị quy định là các quốc gia thành viên phải chăm lo làm sao trái chủ có thể đòi thanh toán lãi trong trường hợp bị chậm thanh toán. Thời gian chậm thanh toán được xác định trên cơ sở ngày thanh toán, được ấn định trong hợp đồng hoặc nếu không được quy định trong hợp đồng thì được tự động xác định là 30 ngày kể từ ngày thụ trái thanh toán nhận được hóa đơn hoặc yêu cầu thanh toán tương ứng (hoặc kể từ ngày nhận được hàng hóa hoặc được cung cấp dịch vụ, trong một số trường hợp). Điều 3.3 quy định là mọi thỏa thuận trái với chỉ thị sẽ không được áp dụng hoặc phải dẫn đến một hành động khắc phục thiệt hại nếu thỏa thuận đó thể hiện sự lạm dụng rõ ràng của trái chủ. Trừ khi có quy định khác, lãi suất của khoản vay tái cấp vốn của ngân hàng trung ương châu Âu áp dụng cho hoạt động tái cấp vốn chính gần nhất trước ngày đầu tiên theo lịch của kỳ sáng tháng liên quan, cộng với tối thiểu 7 điểm.
Điều 3.c quy định rõ là bên chủ nợ “có quyền đòi thanh toán lãi chậm trả trong phạm vi bên chủ nợ đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình mà vẫn không nhận được tiền thanh toán khi đến hạn, trừ khi thụ trái thanh toán không phải chịu trách nhiệm về việc chậm thanh toán”. Cách quy định như vậy có vẻ đi thụt lùi so với các tài liệu đã nêu ở phần trên:Trái chủ nhận được khoản bồi thường khoán cho thiệt hại phải chịu trong trường hợp chậm thanh toán, dường như thụ trái thanh toán có thể được miễn khắc phục thiệt hại nếu bên này chứng minh được miễn khắc phục thiệt hại nếu bên này chứng minh là mình không chịu trách nhiệm về việc chậm thanh toán. Khía cạnh bù trừ này được nhấn mạnh bằng việc bên chủ nợ phải có thể, theo điều 3.e, “đòi thụ trái thanh toán một khoản bồi thường thiệt hại hợp lý đối với mọi chi phí thu hồi nợ phát sinh từ việc thụ trái thanh toán chậm thanh toán”. Các chi phí này phải được tính theo tỷ lệ của khoản nợ và các Quốc gia thành viên có thể ấn định một giới hạn tối đa đối với số tiền của khoản nợ. Việc nhiều nghĩa được dùng cho cùng một thuật ngữ còn hiện hữu nhiều hơn trong nghiên cứu về bồi thường thiệt hại khác.

B. Bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt

Bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt được loại trừ trong hầu hết các tài liệu. Chúng được quy định ngầm trong các tài liệu được xây dựng trên nền tảng nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại như là CVIM, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, hay PDEC: Mọi thiệt hại phải được bồi thường nhưng chỉ thiệt hại mới được bồi thường. Như là ông HEUZE đã viết như vậy về điều 74 của CVIM, “nguyên tắc được quy định bởi CVIM là nguyên tắc bồi thường toàn bộ đối với các thiệt hại, điều này loại trừ việc quy định khoán hoặc quy định mức bồi thường tối đa cũng như là giảm khoản tiền bồi thường vì lý do công bằng hoặc ngược lại, tăng mức bồi thường như là một khoản tiền phạt. Vì vậy, nhất là khi bên vi phạm sẽ không bị phạt một khoản tiền bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt“. Dự luật PAVIE tại điều 166, đoạn 1, định nghĩa chức năng bồi thường cũng ngầm loại bỏ bồi thường mang tính trừng phạt (“Trừ khi các quy định liên tiếp làm nhẹ, nhìn chung việc bồi thường phải thực hiện chức năng phải loại bỏ các hậu quả thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ”).
Trọng tài quốc tế cho phép nghi ngờ về sự xuất hiện của các nguyên tắc xuyên quốc gia. Nếu học thuyết đa số cho rằng các nguyên tắc xuyên quốc gia về bồi thường thiệt hại lãi chậm trả đang được xây dựng như chúng ta đã thấy ở trên đây, các phán quyết trọng tài đã cho rằng bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt đủ thống nhất trong luật so sánh để đạt mức nguyên tắc chung. Vì thế cơ quan trọng tài quốc tế có thể kết án một torng các bên phải bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt mà không nhất thiết phải đối mặt với trật tự công cộng quốc tế của nước thi hành án, ở góc độ thi hành phán quyết.
Một số tác giả lại ủng hộ phương thức kết án này vì nó cho phép bồi thường hiệu quả hơn các thiệt hại trong một số trường hợp, nhất là khi lỗi nhằm mục đích sinh lợi có thể rất rõ ràng. Vì vậy, bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt không thể bị bó hẹp về chức năng thuần túy mang tính trừng phạt đối với thái độ của bên vi phạm như cách gọi này gợi lên. Trong một chừng mực nào đó, bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt tạo thành một phương thức can ngăn, thậm chí là một phần bổ sung cho việc bồi thường hậu quả cho nạn nhân khi mà thiệt hại khó được định lượng. Ngoài ra, bồi thường thiệt hại mang tính trừng phạt, ngoài lĩnh vực hợp đồng theo nghĩa hẹp, cũng được ủy ban châu Âu hướng tới trong luật cạnh tranh. Trong sách xanh liên quan đến các hành động bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định của Cộng đồng châu Âu về các thỏa thuận và lạm dụng vị trí thống lĩnh ngày 19 tháng 12 năm 2005, nhân các câu hỏi liên quan đến bồi thường thiệt hại, chủ yếu liên quan đến việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại, Ủy ban châu Âu chỉ rõ là chúng ta có thể xem xét việc cho phép các tòa án, một cách đương nhiên hoặc có điều kiện, khả năng được nhân đôi mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra một số phạm vi nhất định đăc trưng là thỏa thuận phân chia thị trường. Về vấn đề này, Tòa án Công lý của Cộng đồng châu Âu (C.J/C.E), tại bản án ngày 13/7/2006 cho rằng bồi thường thiệt hại mang tính từng phạt được chấp nhận trong khuôn khổ châu Âu và các khoản bồi thường thiệt hại này nói chung phải bồi thường cho những thiệt hại phải chịu, bao gồm thiệt hại thực tế, lãi mất hưởng và lãi chậm trả.

C. Bồi thường thiệt hại mang tính bù đắp

Chức năng nổi trội nhất của bồi thường thiệt hại là bù đắp: Bồi thường thiệt hại phải bồi thường toàn bộ hậu quả mà nạn nhân phải chịu và vì vậy đưa nạn nhân về hoàn cảnh nạn nhân không phải chịu nếu như thiệt hại không xảy ra bằng cách tư duy hồi tưởng. Chức năng này đôi khi bổ sung một cách không rõ ràng bởi những chức năng khác tùy thuộc mục đích hướng tới. Bồi thường thiệt hại cũng nhắm mang lại cho trái chủ một sự thực hiện tương đương và khuyến khích các bên thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng.
Các chức năng của bồi thường thiệt hại, ngoài chức năng trừng phạt, khá phức tạp và thường kết hợp nhiều chức năng. Tuy nhiên một hạt nhân quan trọng được gìn giữ: đó là việc bồi thường toàn bộ thiệt hại (1). Dự luật PAVIE giới thiệu đặc điểm từ bỏ nguyên tắc kết hợp nhiều chức năng này (2).

1. Các chức năng hướng tới việc bồi thường thiệt hại
Trong sách xanh nêu trên, Ủy ban châu Âu đã hỏi ý kiến các quốc gia thành viên để xác định, liệu có phải bồi thường thiệt hại chỉ căn cứ duy nhất vào khái niệm bù đắp hoặc vào việc thu hồi một nguồn lợi bất chính. Vấn đề này đã dẫn đến một bản án ngày 20 tháng 9 năm 2001. Trong vụ việc này, một hợp đồng thuê quầy bán đồ uống kết hợp với một điều khoản về độc quyền mua bia, đã được ky kết giữa một quán bia của Anh và một bên thuê cũng được thành lập ở Anh. Bên thuê, bị quy kết là không thanh toán hai lần giao hàng bia, đã đ8ạt vấn đề nghi ngờ tính hợp pháp của giao dịch này khi khẳng định là hợp đồng trái với các quy định về cạnh tranh của Cộng đồng châu Âu và đã đưa ra đơn kiện lại đòi bồi thường thiệt hại. Khi đó, Tòa án Công lý của Cộng đồng châu Âu đã bị chất vấn đặc biệt về vấn đề này là, làm sao biết được bên thuê của một hợp đồng như vậy có thể được đối tác theo hợp đồng bồi thường thiệt hại để khắc phục thiệt hại xảy ra do việc thực hiện hợp đồng.Tòa án công lý của Cộng đồng châu Âu đã nhắc lại là vấn đề này thuộc quyền điều chỉnh của luật của các quốc gia thành viên (nhận xét 31), nhưng luật của Cộng đồng châu Âu phản đối các quy định của luật quốc gia cầm một hành động như vậy chỉ trên một cơ sở duy nhất là người đikiện là một bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, Tòa án Công lý của Cộng đồng châu Âu cũng giải thích thêm là các cơ quan tài phán quốc gia có thể xét đến vị thế của hai bên: nếu một bên có vị thế thấp hơn rõ rệt so với bên kia, cơ quan tài phán quốc gia có thể tuyên cho bên yếu thế hơn được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên này đã không thể đàm phán các điều khoản của hợp đồng để tránh thiệt hại hoặc hạn chế mức độ thiệt hại.
Trong các tài liệu khác, sự khác nhau về chức năng của bồi thường thiệt hại xuất hiện. Bồi thường thiệt hại được điều chỉnh tại Phần 2 của Chương V của Công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế liên quan đến “các quy định chung về nghĩa vụ của bên bán và bên mua“. Bồi thường thiệt hại cũng phát sinh do vi phạm hợp đồng mua bán bởi bên mua hoặc bên bán, bất kể loại hình hay mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Vì vậy, bồi thường thiệt hại là một phương thức khắc phục hoàn toàn thiệt hai mà trái chủ phải gánh chịu do việc không thực hiện nghĩa vụ trong khi các chế tài khác không cho phép bồi thường toàn bộ thiệt hại phải chịu. Vì vậy, về nguyên tắc, bồi thường thiệt hại cũng có thể được áp dụng với các chế tài khác. Tuy nhiên, nếu thụ trái có thể viện dẫn một lý do miễn trừ thì khi đó trái chủ sẽ mất đi quyền được đòi bồi thường thiệt hại (điều 79 đoạn 5). Ngược lại, trái chủ có thể đòi bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp ngay cả khi bên này mất đi quyền viện dẫn đến các chế tài khác (điều 83 cho phép bên mua được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên mua không thể yêu cầu thay thế hàng hóa hoặc tuyên bố chấm dứt hợp đồng), thậm chí viện dẫn chính vi phạm (điều 44 cho phép bên mua được bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại phải chịu khi bên mua bị tước quyền được viện dẫn vi phạm của bên bán nhưng bên mua có lý do hợp lý giải thích vì sao không thông báo về hàng hóa không phù hợp trong thời hạnh quy định). Theo quy định tại điều 74, bồi thường thiệt hại bằng “với mất mát phải chịu và lãi mất hưởng mà bên kia phải chịu” (“loss including loss of profit“); bồi thường thiệt hại không thể nhiều hơn mất mát hoặc lãi mà bên bị vi phạm đã dự kiến hoặc lẽ ra phải dự kiến được. Các quy định riêng về xác định khoản tiền bồi thường được quy định trước trong trường hợp bồi thường thiệt hại được yêu cầu khi hủy hợp đồng (điều 75 và điều 76). Trong trường hợp  này, bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục thiệt hại có thể xảy ra từ việc thay thế hàng hòa: vì vậy khoản tiền này được xác định bằng khoản tiền chênh lệch giữa giá quy định tại hợp đồng và giá của hàng hóa thay thế.
Phần 7 của chương 7 liên quan đến việc không thực hiện nghĩa vụ trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế quy định về “bồi thường thiệt hại” (“damages”). Điều 7.4.1 quy định là mọi hành vi không thực hiện nghĩa vụ mở ra cho trái chủ quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại, bổ sung thêm vào các chế tài khác, nếu có thể. Như là bình luận này đã chỉ rõ, bất kể lý do không thực hiện nghĩa vụ là gì, chỉ những trường hợp miễn trừ ví dụ là trường hợp bất khả kháng, có thể tước đi của trái chủ quyền được đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại. Điều 7.4.2 cũng nhắc lại là trái chủ được bồi thường thiệt hại bao gồm cả “mất mát phải chịu và lãi mất hưởng có tính đến món lợi phát sinh từ việc trái chủ tránh được một khoản chi hoặc một tổn thất“. Bình luận về điều khoản này cho thấy là việc không thực hiện hợp đồng phải không được làm lợi cũng như không được làm cho trái chủ nghèo đi. Vì vậy, phải tính đến các khoản lợi có thể phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ (chi phí hoặc tổn thất tránh được) và những tổn thất phải chịu cũng như lợi nhuận mà trái chủ mất đi do việc không thực hiện nghĩa vụ. Bình luận này cũng nhấn mạnh là lợi nhuận trong hầu hết các trường hợp sẽ không chắc chắn và thường xảy ra như một cơ hội mất đi (xem về vấn đề này tại các quy định của điều 7.4.3). Ngoài ra, cũng giống như Công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, thái độ của trái chủ trong việc thực hiện nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại (điều 7.4.7 và 7.4.8).
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, điều 7.4.5 cũng giống như Công ước Viên ngày 11 tháng 4 năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế quy định là trái chủ có thể thu hồi phần chênh lệch giữa giá quy định tại hợp đồng gốc bị chấm dứt và giá quy định tại hợp đồng thay thế, nếu như hợp đồng thay thế này được ký kết trong thời hạn và theo phương thực hợp lý. Nếu không có hợp đồng thay thế nào được ký kết, điều 7.4.6 quy định là trái chủ có thể thu hồi phần chênh lệch giữa giá hiện hành vào ngày chấm dứt hợp đồng và giá quy định tại hợp đồng. Trong cả hai trường hợp này, trái chủ có thể yêu cầu được bồi thường thiệt hại bổ sung. Trong các giả thuyết này, bồi thường thiệt hại cho phép trái chủ khắc phục thiệt hại phải chịu và mang lại cho trái chủ điều tương đương với khi hợp đồng được thực hiện.
Vấn đề bản chất của bồi thường thiệt hại quy định tại điều 9:501 của Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng không được làm rõ một cách rõ rệt: liệu bồi thường thiệt hại có chức năng khắc phục cách hành xử không đúng mực của một trong các bên hoặc liệu bồi thường thiệt hại là cách thể hiện việc thực hiện hợp đồng bằng điều tương đương? Điều 9:501 có vẻ nghiêng hơn về cách diễn giải thứ hai, đặc biệt là khi điều này được đọc kết hợp với điều 9:502: trái chủ, theo quy định của điều trên, phải được đặt vào hoàn cảnh mà lẽ ra trái chủ sẽ ở trong hoàn cảnh đó, nếu hợp đồng được thực hiện. Bồi thường thiệt hại tính đến “tổn thất cũng như lãi mất hưởng mà trái chủ phải chịu” và vì vậy, bồi thường thiệt hại dành để mang lại cho trái chủ điều tương đương với khi hợp đồng được thực hiện (điều 9:502 cũng vậy – “loss which the aggrieved party has suffered and the again fo which it has been deprived – mất mát mà bên bị thiệt hại đã phải chịu và mất mát mà bên bị thiệt hại đã bị tước đoạt“. Tuy nhiên, trái chủ có thể được hoàn trả lại các chi phí hợp lý bỏ ra để hạn chế thiệt hại. Nếu trái chủ ký kết một hợp đồng thay thế trong thời hạn và theo phương thức hợp lý, trái chủ có thể đạt được phần chênh lệch giữa giá của hợp đồng gốc và giá của hợp đồng thay thế và được bồi thường mọi thiệt hại có thể khắc phục được (điều 9:506); phần chênh lệch giữa giá hiện hành của việc cung cấp đã hứa và giá của hợp đồng gốc có thể được cấp như là bồi thường thiệt hại cũng như là bồi thường thiệt hại cho mọi thiệt hại có thể khắc phục khác (điều 9:507)

2. Từ bò nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại theo Dự luật PAVIE 
Điều 163 của Dự luật PAVIE quy định là thiệt hại bao gồm cả tổn thất phải chịu lẫn lãi mất hưởng mà trái chủ có thể trông chờ một cách hợp lý. Tổn thất của cơ hội kiếm lời sẽ được tính đến nếu tồn tại một sự chắc chắn là lãi này sẽ sinh ra. Dự luật Pavie quy định là thái độ của trái chủ sẽ được tính đến và trái chủ phải thực hiện nghãi vụ giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, tài liệu này thể hiện một số điều đặc biệt. Điều 166 pha trộn một cách còn mơ hồ các chức năng khắc phục và thực hiện bằng điều tương đương bồi thường thiệt hại. Thực ra điều này quy định là, nếu có thể, việc khắc phục phải được thực hiện “qua việc thực hiện hoặc hoàn trả bằng phương thức chuyên biệt, được bổ sung, nếu cần thiết bởi việc bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên, nếu điều đó không thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, hoặc quá nặng với thụ trái, tính đến lợi ích của trái chủ, và trong mọi trường hợp nếu trái chủ yêu cầu được bồi thường bằng tiền, việc khắc phục phải được thực hiện bằng việc thanh toán một khoản tiền tương đương”. Dự luật Pavie rộng hợn Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng: Bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 166, phải mang lại cho trái chủ sự hài lòng về “lợi ích khi hợp đồng được thực hiện được thực hiện đúng hạn và chính xác, đồng thời cũng tính đến những khoản chi và chi phí mà bên đó sẽ phải đối mặt và sẽ được bù đắp bởi việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp thiệt hại gây ra do việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện chậm trễ; và lợi ích khi hợp đồng không được ký kết hoặc việc đàm phán không thể tiến hành trong các trường hợp khác, và đặc biệt là nếu thiệt hại xảy ra từ việc không tồn tại, vô hiệu, chấm dứt, không hiệu quả, hủy, ký kết thiếu hợp đồng và trong các trường hợp tương tự“.
Sau cùng, dự luật Pavie có khác biệt so với Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc của luật châu Âu về hợp đồng PDEC ở chỗ dự luật Pavie không bị ràng buộc bởi nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Thực ra, điều 198 quy định là trên cơ sở thái độ, lợi ích và điều kiện tài chính của trái chủ, thẩm phán có thể hạn chế số tiền bồi thường thiệt hại nếu “việc bồi thường toàn bộ thiệt hại có vẻ không tương xứng và gây ra cho thụ trái những hậu quả không thể chịu nổi xét trên tính hình kinh tế, và việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện chậm trễn không phụ thuộc vào dụng ý xấu của thụ trái“.

II. TÍNH HAI MẶT CỦA THUẬT NGỮ “TIỀN BỒI THƯỜNG”

Tthuật ngữ “tiền bồi thường” được sử dụng trong hai hoàn cảnh khác nhau: một mặt, thuật ngữ này chỉ các điều khoản hợp đồng theo đó các bên quy định các phương thức bồi thường (A) và mặt khác, thuật ngữ này cũng để chỉ cơ chế bảo vệ bắt buộc được quy định tại các văn bản quốc tế và các văn bản của Cộng đồng châu Âu (B).

A. Tiền bồi thường được quy định tại hợp đồng

Quy định về bồi thường thiệt hại rất thường gặp trong các hợp đồng quốc tế. Các điều khoản này có hai chức năng: bù trừ và bắt buộc (1). Sự phức tạp này lan sang cả thuật ngữ sử dụng (2).

1. Chức năng không rõ ràng của các quy định về tiền bồi thường trong hợp đồng 
Định nghĩa đặc thù của các quy định này vẫn còn chưa rõ ràng do các điều khoản có thể được ký kết vô cùng đa dạng. Các điều khoản này xuất hiện một cách riêng biệt trong cả các điều kiện chung cũng như các hợp đồng đặc thù. Các điều khoản này hiện hữu trong rất nhiều loại hợp đồng. Chúng không chỉ được quy định cho trường hợp chậm thực hiện mà trong cả trường hợp không thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng mà thông thường chúng ta có thể gọi lạ nghĩa vụ theo kết quả công việc. Các nghĩa vụ này được kết thúc bằng nhiều phương thức khác nhau: Qua thanh toán trực tiếp, từ bỏ một khoản nợ hay thông qua gọi bảo lãnh ngân hàng. Việc thực hiện các phương thức trên có thể được thực hiện cùng hoặc không cùng với việc thực hiện nghĩa vụ liên quan hoặc bồi thường thiệt hại bổ sung. Tuy nhiên, luôn tồn tại một vấn đề cốt lõi mà các tài liệu được nghiên cứu đều thống nhất với nhau một cách rõ ràng: quy định như vậy là dự kiến việc thanh toán một khoản tiền trong trường hợp thực hiện muộn, hoặc không thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoặc thực hiện sai một nghĩa vụ hợp đồng. Một điều khoản như vậy, một mặt nhằm bù đắp thiệt hại phải chịu do hành vi không thực hiện bằng việc ấn định trước số tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp thực hiện sai, thực hiện chậm trễ, và mặt khác để thông qua số tiền bồi thường, hối thúc các bên thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, bởi vì bên nào thực hiện sai sẽ bị “trừng phạt” bằng việc thanh toán một khoản tiền cố định mà không có liên quan gì tới thiệt hại gây ra.
Trên bình diện thuật ngữ học, chúng ta có thể nêu lên rằng, rất nhiều tác giả đã đề xuất những tên gọi khác biệt của các điều khoản này, được xây dựng dựa trên chức năng bù trừ, bù đắp hay ép buộc. Trong tiếng Pháp, ngay cả khi một điều khoản như vậy đa phần sẽ được gọi là điều khoản phạt, một số người vẫn đề xuất phân biệt rõ hơn điều khoản phạt với nghĩa là chế tài nói riêng với điều khoản bồi thường thiệt hại hay điều khoản bồi thường bằng một khoản tiền ấn định làm nbo36i bật lên chức năng bù đắp. Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ khác, các chức năng này được phân biệt với nhau một cách rõ ràng: ví dụ như trong tiếng Anh, người ta phân biệt rõ “điều khoản phạt” với “điều khoản bồi thường thiệt hại”. Phòng Thương mại quốc tế đã xây dựng một Bộ hướng dẫn (Guide to penalty and liquidated damages clauses – 1990 =  Hướng dẫn về các điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại cố định – 1990), theo đó Phòng thương mại quốc tế đề xuất việc chỉ rõ liệu điều khoản này có mang tính chất hăm dọa hay không. Những rủi ro từ thuật ngữ là cơ bản vì những khó khăn phát sinh từ cơ chế của các uy định này kết tinh từ các thuật ngữ. Trước tiên, thuật ngữ phải cho phép phân biệt các quy định này với các điều khoản khác tương tự như là bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng chẳng hạn. Thứ hai, cố gắng về ngôn ngữ chủ yếu nhằm ấn định cơ chế của các điều khoản đó; về vấn đề này, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan mấu chốt đến hiệu lực của các quy định này, đến quyền của thẩm phán được xem xét lại các khoản tiền được quy định, hay đến khả năng thực hiện cùng lúc các chế tài khác và việc thanh toán khoản tiền ấn định. Mặc dù có những rủi ro như vậy, nhưng các tài liệu được phân tích trong khuôn khổ kinh nghiệm cũng đáng do dự.

2. Sự do dự về thuật ngữ: từ điều khoản phạt đến điều khoản bồi thường thiệt hai
Sự do dự đầu tiên xuất phát từ chính đối tượng của quy định này. Phần lớn các tài liệu đều quy định đối tượng của các điều khoản này là quy định một khoản tiền. Tuy nhiên, có hai tài liệu lại mở rộng các khả năng. Công ước BENELUX ngày 26 tháng 11 năm 1973 liên uqan đến các điêu khoản phạt (chưa được phê chuẩn) cũng như Dự luật Pavie quy định rõ là điều khoản này có thể có đối tượng là việc thực hiện một dịch vụ mà không phải là việc thanh toán một khoản tiền.
Sự do dự thứ hai xuất phát từ hiện tượng nhiều nghĩa đã nêu trên đây. Đôi khi các tài liệu tìm cách phân biệt hai loại điều khoản theo chức năng đảm nhận, thường là bằng cách quy định một cơ chế hợp nhất. Công ước BENELUX nêu trên đề xuất một cách rõ ràng một thuật ngữ duy nhất: điều khoản phạ. Theo quy định tại điều 1, điều khoản phạt là “các điều khoản theo đó thụ trái, nếu không thỏa mãn nghĩa vụ của mình, sẽ phải thanh toán một khoản tiền hoặc thực hiện một công việc khác như là một hình phạt hoặc bồi thường“. Logic đơn nhất này cũng đòi hỏi một cơ chế hợp nhất: Điều khoản phạt chỉ sử dụng trong trường hợp không thực hiện do lỗi của thụ trái và không áp dụng đối với việc thực hiện nghĩa vụ và có thể được giảm bớt bởi thẩm phán nếu “sự công bằng yêu cầu như vậy một cách rõ ràng“.
Quy tắc thống nhất UNCITRAL năm 1983 liên quan đến các điều khoản hợp đồng quy định là một khoản tiền thỏa thuận sẽ phải trả trong trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ dẫn đến cùng một sự phù hợp về mặt thuật ngữ. Thực ra, điều 1 quy định là các quy tắc áp dụng cho “các hợp đồng quốc tế theo đó các bên thỏa thuận là trong trường hợp một bên thực hiện nghĩa vụ không đúng (thụ trái) thì bên kia (trái chủ) có thể đòi hỏi thanh toán khoản tiền đã thỏa thuận từ thụ trái, dù đó là phạt hay bồi thường thiệt hại” (“whether as penalty or compensationdù là hình phạt hay bồi thường“).Các quy tắc của UNCITRAL chỉ bổ sung cho ý chí của các bên. Vì vậy, điều khoản này có thể thực hiện nếu thụ trái chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ không đúng, với điều kiện là không có điều khoản trái ngược hoặc khác. Luôn trong trường hợp không có điều khoản trái ngược, các quy tắc này phân biệt việc thực hiện nghĩa vụ chậm trễ và các sai sót khác trong việc thực hiện nghĩa vụ: Trong trường hợp đầu, trái chủ có thể yêu cầu thanh toán khoản tiền đã thỏa thuận và thực hiện nghĩa vụ, trong khi trong trường hợp thứ hai, việc thanh toán số tiền đó thực ra không bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ trừ khi số tiền thỏa thuận không đủ để bồi thường thiệt hại một cách hợp lý. Nếu thiệt hại vượt quá “một cách rõ rệt” khoản tiền thỏa thuận, trái chủ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với phần thiệt hại không được bù đắp bởi số tiền quy định, trừ trường hợp có quy định khác. Cuối cùng, điều khoản này không thể làm giảm bớt bởi tòa án hoặc trọng tài trừ khi điều khoản này không tương xứng với thiệt hại phải chịu.
Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng PDEC thừa nhận hiệu lực của các điều khoản hợp đồng theo đó các bên quy định về khoản tiền phải trả trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ bởi bên đã không thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều 7.4.13 bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến các điều khoản quy định “khoản bồi thường” (thuật ngữ không được dịch đúng như vậy tại bản tiếng Anh của văn bản này) trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ. Bồi thường là thuật ngữ được dùng để chỉ khoản tiền phải trả cho trái chú “mà không phụ thuộc vào thiệt hại phải chịu”. Khoản tiền quy định có thể bị giảm xuống một khoản tiền hợp lý nếu khoản tiền quy định này vượt quá một cách rõ ràng thiệt hại phải chịu và các hoàn cảnh khác. Điều 9:509 của Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng PDEC cũng có uy định tương tự.
Những bình luận về hai văn bản này chỉ ra rằng các điều khoản được xem xét nhằm để chỉ các điều khoản có chức năng bù đắp và các điều khoản mà mục đích của các điều khoản này là buộc thụ trái phải thực hiện. Trong trường hợp thứ nhất, các điều khoản này xem xét về tương lai bồi thường htie65t hại và gán cho trái chủ nghĩa vụ chứng minh. Trong trường hợp thứ hai, các điều khoản này thường ấn định một khoản tiền lớn để buộc thụ trái phải thực hiện nghĩa vụ. Những bình luận về điều 7.4.13 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế chỉ rõ là điều khoản này thực ra chỉ có thể áp dụng trong trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ là do lỗi của thụ trái.
Điều 170 của Dự luật PAVIE sử dụng rất nhiều thuật ngữ mà nếu nhìn qua có thể dẫn tới nhầm lẫn. Quy định này kết hợp nhiều thuật ngữ “điều khoản phạt”, “chế tài” và “biện pháp khắc phục” trong cùng một văn bản. Tuy nhiên, chỉ có các điều khoản có chức năng khắc phục thiệt hại phải chịu do việc không thực hiện, thực hiện chậm trễ một trong các nghĩa vụ của thụ trái có vẻ được hướng tới. Trái chủ viện dẫn một điều khoản như vậy không cần phải chỉ ra sự tồn tại cũng như mức độ của thiệt hại. Thẩm phán có thể giảm một cách công bình số tiền của hình phạt nếu số tiền này rõ ràng là cao quá mức. Cuối cùng, văn bản này cũng quy định rõ là trong các hợp đồng ký kết với người tiêu dùng, “điều khoản phạt áp dụng cho người tiêu dùng quy định trong các điều khoản chung của hợp đồng trong mọi trường hợp đều không có tác dụng“.
Điều 3 của Chỉ thị 93/13/CEE của Hội đồng ngày 5 tháng 4 năm 1993 liên quan đến các điều khoản lạm dụng của các hợp đồng với người tiêu dùng, định nghĩa tính chất lạm dụng của các điều khoản liên quan và dẫn chiếu đến một phụ lục bao gồm một danh mục chỉ dẫn các điều khoản có thể bị tuyên bố lạm dụng trên cơ sở các tiêu chí trên. Điều 1.e của phụ lục này hướng tới các điều khoản mà đối tượng hoặc ảnh hưởng của các điều đó là áp đặt cho người tiêu dùng không thực hiện nghĩa vụ của mình “phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền lớn một cách không tương xứng“. Quy định này không rõ nét trong tiếng Pháp ở mức độ thuật ngữ “bồi thường thiệt hại” có thể bao trùm cả các quy định có chức năng bù đắp cũng như là phạt; bản tiếng Anh thì cụ thể hơn và có vẻ ưu tiên chức năng bù đắp đối với các điều khoản “requiring any consumer who fails to fulfil his obligation to pay a disproportionately high sum in compensation – yêu cầu bất kỳ người tiêu dùng nào không thực hiện nghĩa vụ của mình phải trả một khoản tiền bồi thường cao không cân xứng”.
Trong lĩnh vực luật bảo vệ người tiêu dùng, chính thuật ngữ “bồi thường thiệt hại” được sử dụng trong một nghĩa khác. Sẽ không còn là lên án những điều khoản có thể lạm dụng mà là dự kiến một khoản bồi thường thiệt hại trong khuôn khổ một cơ chế bắt buộc để bảo vệ người tiêu dùng.

B. Khoản tiền bồi thường được quy định bởi một cơ chế pháp lý bắt buộc

Người tiêu dùng được bảo vệ bởi một số văn bản quốc tế và của Cộng đồng châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải (1). Đại lý thương mại cũng được hưởng bồi thường thiệt hại khi hợp đồng chấm dứt theo quy định của một cơ chế bắt buộc, đáp ứng nhu cầu đảm bảo được bảo vệ bởi ổn định tài chính của các bên được thiết lập thậm chí với nhu cầu được thiết lập lại, khi hợp đồng chấm dứt (2).

1. Quyền được bồi thường thiệt hại của hành khách
Trong lĩnh vực vận tải, hành khách được bảo vệ một mặt bởi cmo56t cơ chế bắt buộc cho phép hành khách được đảm bảo bồi thường thiệt hại ở mức tối thiểu và, mặt khác, bằng việc thiết lập quyền được bồi thường nguyên bản trong Chỉ thị về du lịch, đi nghỉ và tour trọn gói. Trong các văn bản khác nhau được nghiên cứu, hoặc là thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng rõ ràng, hoặc được ám chỉ bằng những cách nói như “quyền được bồi thường” hoặc là “quyền được khắc phục thiệt hại”. Trong lĩnh vực hàng không, hành khách được hưởng một sự bảo vệ đặc biệt. Thực ra, khi tính đến lợi ích của người chuyên chở, xu hướng hiện nay là đảm bảo mức bồi thường tối thiểu bắt buộc dù xét ở cấp độ quốc tế hay Cộng đồng châu Âu. Công ước Mông-rê-an thay thế Công ước Vac-xa-va trong vận tải hàng không quốc tế, trong phần dẫn nhập của Công ước này, đã nhắc lại tầm quan trọng của việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và “sự cần thiết của việc bồi thường thiệt hại xứng đáng dựa trên nguyên tắc khắc phục”. Vì vậy, Công ước quy định mức bồi thường tối thiểu cho từng loại thiệt hại. Điều 25 và 26 chỉ rõ là hợp đồng không thể quy định những hạn chế thấp hơn mức bồi thường tối thiểu theo quy định của Công ước. Quy định như vậy sẽ bị vô hiệu.
Quy định năm 1997 liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở hàng không nêu trên chỉ rõ, trong phần dẫn nhập 7 là cần phải loại bỏ mọi hạn chế trách nhiệm bằng tiền bất kể nguồn gốc. Điều 3 của văn bản này quy định là không một hạn chế bằng tiền nào, có nguồn gốc hợp pháp, theo công ước hay theo hợp đồng, không thể được áp dụng trong trường hợp chết, bị thương, thiệt hại thân thể mà hành khách phải chịu khi di chuyển với người chuyên chở hàng không trong cộng đồng châu Âu. Quyền được bồi thường thiệt hại nguyên gốc đã được đưa ra bởi Chỉ thị về du lịch, đi nghỉ và tour trọn gói. Theo quy định tại điều 4.6 của văn bản này, người tiêu dùng có quyền được bồi thường thiệt hại. Quyền này được dành cho người tiêu dùng khi người tiêu dùng thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng khi người tổ chức thay đổi các yếu tố cơ bản của hợp đồng (điều 4.5), hoặc khi người tổ chức hủy tour trọn gói trước ngày khởi hành dự kiến, vì bất kỳ lý do gì ngoài lỗi của người tiêu dùng. Trong trường hợp này hay trường hợp kia, điều 4.6 quy định là người tiêu dùng có quyền được hoàn trả một khoản tiền ấn định hoặc bằng hoặc cao hơn (hoặc thấp hơn với việc hoàn trả lại phần chênh lệch giữa giá của tour trọn gói được lựa chọn và tour trọn gói được đề xuất) hoặc được hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã thanh toán. Dù trong trường hợp này hay trường hợp kia, người tiêu dùng có quyền “được bồi thường thiệt hại do không thực hiện hợp đồng nếu điều đó là phù hợp”. Về vấn đề này, quy định của Chỉ thị không rõ ràng. Thực vậy, quy định này kết nối việc bồi thường thiệt hại với việc không thực hiện hợp đồng. Nhưng cùng lúc đó, có vẻ như quyền được bồi thường không dành cho giả thiết về việc không thực hiện hợp đồng theo đúng nghĩa: Chính quy định của Chỉ thị có vẻ cho phép người tiêu dùng viện dẫn ngay cả khi Chỉ thị đã chấp nhận quyền đối với một khoản tiền khoán tương đương. Các phương thức của quyền này được để dành cho đánh giá của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, Chỉ thị quy định là không được đòi bồi thường thiệt hại khi việc hủy là kết quả của việc số người đăng ký ít hơn số người tối thiểu phải có hoặc việc hủy phát sinh từ một sự kiện bất khả kháng.

2. Quyền bồi thường của Đại lý thương mại
Đại lý thương mại được bảo vệ trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bằng việc được thanh toán một khoản tiền bồi thường. Văn bản thống nhất về luật thương mại chung OHADA quy định, tại điều 197, là trong trường hợp chấm dứt quan hệ với bên ủy nhiệm, đại lý thương mại có quyền được “bồi thường bù đắp mà không ảnh hưởng tới quyền được bồi thường thiệt hại nếu có“. Mọi vi phạm quy định nguyên tắc này và các phương thức thực hiện có hại cho đại lý được coi là không tồn tại. Bồi thường bù đáp sẽ không phải trả nếu chính đại lý chấm dứt hợp đồng trừ phi việc chấm dứt phát sinh từ những hoàn cảnh có thể quy kết cho bên ủy nhiệm hoặc đươc chứng minh bởi hoàn cảnh độc lập với ý chí đại lý và cản trờ đại lý tiếp tục hoạt động của mình một cách hợp lý. Bồi thường bù đắp cũng không không thể được đòi nếu đại lý có lỗi nghiêm trọng đã gây ra việc chấm dứt hợp đồng. Điều 199 của văn bản thống nhất quy định các phương thức tính đối với ba năm đầu thực hiện hợp đồng.
Bồi thường đại lý cũng được quy định trong luật của Cộng đồng châu Âu thông qua Chỉ thị số 86/653/CEE của Hội đồng châu Âu ngày 18/12/1986 liên quan đến việc liên kết luật của các Quốc gia thành viên, liên quan đến đại lý thương mại. Điều 17 Quy định là các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho đại lý được bồi thường hoặc được bù đắp thiệt hại trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, vì bất kỳ lý do gì trừ các trường hợp quy định tại điều 18 (khi bên ủy nhiệm chấm dứt hợp đồng do sai sót từ phía đại lý hoặc khi đại lý chấm dứt hợp đồng, trừ khi việc chấm dứt này được chứng minh bởi những hoàn cảnh có thể quy kết cho bên ủy nhiệm hoặc cho đại lý, khuyết tật hoặc bệnh tập của đại lý và làm cho đại lý không thể tiếp tục hoạt động một cách bình thường). Bồi thường phải trả nếu đại lý đã phát triển hệ thống của bên ủy nhiệm và Chỉ thị quy định là khoản tiền này cũng phải tương xứng. Khoản tiền bồi thường không tước đi của đại lý quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại, điều này càng làm rõ hơn sự khác biệt về bản chất giữa khoản tiền bồi thường để bù đắp những cố gắng thương mại của đại lý mà bên ủy nhiệm được hưởng và bồi thường thiệt hại để bù đắp thiệt hại mà việc chấm dứt hợp đồng có thể gây ra. Quyền được bồi thường còn được ghi nhận ngay cả trong trường hợp chấm dứt hợp đồng khi đại lý bị chết (điều 18.4). Điều 19 của Chỉ thị quy định là các bên không thể vi phạm quy định tại điều 17 và điều 18 làm thiệt cho đại lý. Tòa án của Cộng đồng châu Âu trong vụ việc Ingmar đã cho rằng điều 17 và 18 bảo vệ đại lý và nói chung, thông qua nghề này, bảo vệ sự tự do thiết lập và hành vi cạnh tranh không bị làm sai lệch (nhận xét 24). Các quyền được đảm bảo cho đại lý sau khi hợp đồng chấm dứt vì vậy cũng phải được áp dụng ngay khi đại lý thực hiện hoạt động của mình trong một quốc gia thành viên, ví dụ tại Anh, mặc dù bên ủy nhiệm được thanh lập tại một nước thứ ba (tại California) và hợp đống quy định rõ ràng là sẽ được điều chỉnh theo luật của nước thứ ba./.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar