TƯƠNG QUAN GIỮA TRÁCH NHIỆM VI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM KHẾ ƯỚC
Ta đã xem qua những quy tắc về trách nhiệm vi phạm của những điều 1382 và kế tiếp. Ta đã xem qua trách nhiệm vi phạm của khế ước. Hai loại trách nhiệm đó đã nêu ra những khó khăn và bàn cãi, ta xét ba vấn đề sau đây:
1) Có nhữngđiểm dị đồng căn bản giữa hai loại trách nhiệm này hay không?
2) Nếu có, thì phạm vi của mỗi trách nhiệm ra thế nào?
3) Nó có thể trong một việc gây ra thiệt hại, người bị hại vừa nêu ra trách nhiệm khế ước, vừa nêu ra trách nhiệm vi phạm hay không?
ĐOẠN I: SỰ PHÂN BIỆT GIỮA HAI LOẠI TRÁCH NHIỆM
A_ Nguyên tắc duy nhất tính của các lỗi trong hai loại trách nhiệm:
Có một số tác giả cho rằng: hai loại trách nhiệm thực ra chỉ là một. Theo tác giả đó: Sở dĩ có trách nhiệm là vì có lỗi. Lỗi là một sự vi phạm nghĩa vụ, dù là nghĩa vụ khế ước hay nghĩa vụ luật định cũng thế, vì không có sự dị đồng căn bản giữa khế ước và pháp luật _ nhưng cách biện luận không có ảnh hưởng chi về thực tế. Và ta đã có dịp học rằng khế ước dầu sao cũng không phải là pháp luật và lỗi khế ước là một hành vi phạm đến nghĩa vụ phát xuất ra giữa hai người do ý muốn của họ, còn lỗi vi phạm là khi nào không tôn trọng một nghĩa vụ tổng quát luật định, nghĩa vụ đó phải hành động không có ác ý. Trong thực tế có những điểm dị đồng giữa lỗi dân sự phạm và lỗi khế ước. Một mặt người ta dễ dãi đối với người bị hại do một vi phạm hay một bán vi phạm bằng cách cho họ được bồi thường một cách dễ dàng vì pháp luật phải nghiêm trị những vi phạm đến một nghĩa vụ mà ai ai cũng có phận sự tôn trọng, để bảo vệ an ninh chung, hơn là đối với người tự ý chịu đảm nhận thêm một trái vụ do khế ước đặt ra. Một mặt khác vì có sự thỏa thuận trước nên chủ nợ khế ước có một địa vị khả quan hơn là trái chủ vi phạm. Vậy ta cần xét các điểm dị đồng đó như trước đây:
B_ Những điểm dị đồng có ích lợi cho người trái chủ vi phạm:
1) Trước hết quá thất về trách nhiệm vi phạm có thể là một lỗi rất nhẹ: Muốn tránh gây thiệt hại cho kẻ khác, mình phải có bổn phận hết sức cẩn thận. Vậy một lỗi thật nhẹ cũng phải bị bồi thường trừ phi người bị thiệt hại bỏ qua. Trái lại trong phạm vi khế ước, ta có dịp xét sự hệ trọng của mỗi lỗi để xem con nợ phải bồi thường về lỗi nào. Và thông thường người ta so sánh thái độ của y đối với chủ gia đình tầm thường để biết coi y có phạm lỗi hay không. Tòa phá án trong phán quyết (…) có dịp xử rằng: Người thợ ủi không thể bị trách nhiệm về mặt khế ước vì một lỗi rất nhẹ và chỉ trong những trường hợp đặc biệt người ta mới đo lường một cái lỗi khế ước khắc khe như là đo lường một lỗi vi phạm. Ví dụ như về nghĩa vụ an ninh phụ thuộc vào các khế ước chuyên chở (…).
2) Điểm dị đồng về năng lực chủ động: Có trách nhiệm khế ước khi nào khế ước được ký với một người đủ năng lực. Người vô năng có quyền nêu ra sự vô hiệu của khế ước của y đã ký để khỏi thi hành nghĩa vụ y đảm nhận _ Đồi với vi phạm và bán vi phạm, năng lực không thành vấn đề, mà chỉ đủ lý trí là phải chịu trách nhiệm khi hành động.
3) Ước khoản vô trách nhiệm: Chúng ta đã biết rằng, ước khoản này có giá trị trong phạm vi khế ước, và theo nguyên tắc thì nó bị coi là vô hiệu trong phạm vi vi phạm. Nhưng ta cũng có dịp biết rằng: Thật ra khoản này chỉ đảo lộn phận sự dẫn chứng trong khế ước mà thôi, và chủ nợ bao giờ cũng có quyền trưng bằng cớ lỗi của con nợ (theo điều 1382). Còn về vi phạm thì luật pháp đã đặt ra một sự phỏng đoán về lỗi của chủ động để cho người bị thiệt hại hưởng thì người này có thể, hoặc là bằng cách tỏ ra, hoặc là khước từ mặc nhiên sự phỏng đoán đó. Sự khước từ này khiến cho y phải dẫn chứng lỗi của bị đơn, nếu y muốn được đền bồi thay vì để cho người bị phỏng đoán lỗi chứng minh rằng y vô tỗi, hoặc lỗi do duyên cớ bên ngoài, để y được miễn trách.
4) Thẩm quyền của Tòa án: Những quy tắc đặc biệt về thẩm quyền do điều 2 và 59 của bộ DSTT Pháp được đạo luật ngày 26-11-1923 thay đổi, nói rằng: Nguyên đơn có thể kiện tại Tòa án nơi xảy ra tai nạn. Nhưng qui tắc này không được áp dụng trong trường hợp trách nhiệm khế ước.
5) Về phạm vi sự đền bồi thì điều 1150 DLP có nói rằng người con nợ chỉ đền bồi những thiệt hại có thể đoán trước. Điều này nói về các khế ước, không áp dụng cho trách nhiệm vi phạm. Trong trách nhiệm vi phạm, sự thiệt hại do lỗi có thể đoán trước hoặc không thể đoán trước cũng phải đền bồi.
6) Theo án lệ, khi có nhiều chủ động trong một vi phạm hay bán vi phạm, thì đương nhiên có sự liên đới giữa các chủ động để đền bồi thiệt hại. Đối với khế ước, chỉ có liên đới khi nào đã nói rõ trong một khế ước (Responsabilité solidaire: Trách nhiệm chung). Thí dụ: Một chiếc xe hơi đậu bên lề ban đêm không có đèn báo hiệu, nếu có một xe hơi khác đi tới đâm phải và gây tai nạn, lỗi sẽ do hai bên phải liên đới chịu.
C_ Những điểm dị đồng lợi cho trái chủ khế ước:
1) Ngày khởi điểm trái quyền: Về mặt khế ước, thì ngày ký hợp đồng là ngày khởi điểm của nghĩa vụ khế ước. Khi nào không có sự thi hành trực tiếp sẽ lấy tiền để đền bồi. Về vi phạm, mặc dù các tác giả dạy rằng, nghĩa vụ phải đền bồi phát sinh từ ngày xảy ra tai nạn, nhưng đó không phải là ý kiến các Tòa án (tờ phúc trình của ông Pilon DP. 1930-1-148).
2) Sự tiêu diệt tố quyền: Theo nguyên t8a1c, tố quyền bị tiêu diệt sau 30 năm đối với cả hai loại trách nhiệm. Nhưng các vi phạm cũng là một hình tội thì sự tiêu diệt thời hiệu của tố quyền trước công tố viện là 10 năm với trọng tội, ba năm đối với khinh tội, một năm đối với tội vi cảnh, làm tiêu diệt luôn tố quyền dân sự căn cứ trên điều 1382. Nhưng nếu là một vi phạm khế ước thì trái chủ vẫn có quyền đi kiện trong vòng 30 năm (…).
3) Về gánh nặng dẫn chứng: Về trách nhiệm khế ước khi con nợ khế ước không thi hành nghĩa vụ của y, y phải đền thiệt hại, trừ khi nào y trưng được bằng cớ rằng sự bất thi hành do một nguyên nhân không quy trách y được. Cho nên người chủ nợ khế ước chỉ có phận sự dẫn chứng sự bất thi hành mà thôi. Trái lại người nguyên đơn căn cứ trên điều 1382 để kiện phải dẫn chứng lỗi của người chủ động, sự thiệt hại và còn phải dẫn chứng mối quan hệ nhân quả giữa lồi đó và sự thiệt hại nữa. Nếu y không thể dẫn chứng được, cố nhiên y thất kiện.
Điểm dị đồng này không có tính cách tổng quát, vì ta có dịp biết rằng, về phương diện khế ước, có khi chủ nợ phải dẫn chứng lỗi của con nợ. Ví dụ như đối với những nghĩa vụ không làm, nếu muốn kiện phải đã làm cái gì thừa dịp đó mới vi phạm nghĩa vụ không làm. Hoặc giả con nợ đã thi hành nghĩa vụ ấy, nhưng sự thi hành đó có thể nhiều hay ít, thi hành toàn thể hay một phần nghĩa vụ mà y đảm nhận. Trái lại, về vi phạm pháp luật thường đặt ra những phỏng đoán lỗi của chủ động để miễn cho người bị hại hay người trái chủ phận sự trưng bằng cớ lỗi của chủ động.
ĐOẠN II_ PHẠM VI CỦA MỖI TRÁCH NHIỆM
Những điểm dị đồng trên đây làm ta thấy sự ích lợi trong sự phân biệt lỗi khế ước và lỗi vi phạm. Trông qua thì tưởng phân biệt dễ, nhưng thực tế rất phức tạp. Thông thường hti2 một người có lỗi khế ước khi thừa dịp một khế ước y không thi hành nghĩa vụ của y. Còn lỗi vi phạm khi lổi không cở trong phạm vi khế ước. Lỗi khế ước chỉ có trong sự liên can giữa những cá nhân bị một khế ước ràng buộc và nhân dịp bất thi hành hay thi hành cẩu thả một nghĩa vụ do khế ước đó phát sinh ra. Nhưng thừa dịp một khế ước, có thể xảy ra một lỗi vi phạm do sự can thiệp của một người đệ tam hay do hành vi của chính đương sự.
A_ Lỗi vi phạm trong sự liên can giữa đương sự của một khế ước và một người đệ tam: Việc này có thể xảy ra trong hai trường hợp, trường hợp người đệ tam này bị thiệt hại hay chính y gây ra thiệt hại.
1) Người đệ tam bị thiệt hại: Một việc có thể xảy ra và được xem như một lỗi khế ước giữa đương sự nhưng đồng thời gây thiệt hại cho một người đệ tam. Ví dụ như một quả phụ cảu một hành khách chết trong một tai nạn xe hơi. Người này có thể lấy tư cách người đệ tam trong khế ước chuyên chở giữa nguồi lãnh chở và người chồng của y để đòi thiệt hại về vật chất và tinh thần cho y, căn cứ trên điều 1382 về trách nhiệm dân sự chứ không thể căn cứ trên khế ước chuyên chở vì người quả phụ không phải là đương sự kết ước (…).
2) Người đệ tam là chủ động: Có thể một bên đương sự kết ước phạm lỗi khế ước trong khi thi hành nghĩa vụ của y và đồng thời có sự can thiệp của một người đệ tam. Người này phạm một lỗi về mặt vi phạm và đã gây ra thiệt hai. Ví dụ như một người hành khách bị thương do m ột đệ tam gây ra trên lộ trình, có quyền căn cứ trên lỗi của một người đệ tam này để đòi bồi thường. Còn đối với người chủ xe, người bị nạn vẫn có thể căn cứ trên trách nhiệm khế ước của người chuyên chở để đòi bồi thường về trách nhiệm khế ước vì sự can thiệp của người đệ tam không làm cho chủ xe được miễn trách nhiệm, trừ phi đó là lỗi độc nhất của người đệ tam (…). Trường hợp thường xảy ra là một người đệ tam đồng lõa với một đương sự để không tôn trọng khế ước. Ví dụ như ông A hứa bán cho ông B một vật gì. Một người đệ tam, ông C biết rõ lời hứa bán này, nhưng cúi giục chủ hứa bán phải bán vật ấy cho y. Hoặc giả một người chủ xí nghiệp xúi công nhân của một xí nghiệp khác thôi việc, để làm cho xí nghiệp của y. Người bị khế ước ràng buộc phạm một lỗi khế ước, nhưng người đệ tam đồng lõa với y chỉ có thể bị kiện theo điều 1382 mà thôi, nghĩa là kiện trên phương diện trách nhiệm dân sự phạm (…).
B_ Lỗi vi phạm trong sự liên can giữa đương sự kết ước với nhau: Giữa đương sự và thừa dịp một khế ước, cũng có thể xảy ra một lỗi vi phạm do điều 1382 chi phối, và lỗi này trước hết có thể xảy ra hồi lúc lập ước
Bình luận